• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3 Kinh nghiệm giải quyết rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng

1.2.2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại.

Từ lý thuyết nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại, tôi xây dựng mô hình được sử dụng trong đề tài này để tiến hành nghiên cứu bằng bảng hỏi định lượng như sau:

Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.3 Kinh nghiệm giải quyết rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng

Bên cạnh nợ quá hạn còn có rủi ro tiềm ẩn trong số dư nợ không có vấn đề.

Nếu tách hết số dư nợ quá hạn ra khỏi tổng dư nợ còn lại dư nợ bình thường hay dư nợ không có vấn đề, nhưng ở một số ngân hàng số dư nợ này vẫn buộc phải được quan tâm chặt chẽ. Trong số dư nợ bình thường đó vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề không bình thường dễ gây rủi ro tín dụng ví dụ như số dư nợ đã được gia hạn nhiều lần hay đảo nợ.

Mức dư nợ tín dụng thấp, chất lượng tín dụng kém của các NHTM có nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân cơ bản là các vấn đề bất cập trong các vấn đề vềtài sản cầm cố, thế chấp. Sự phối hợp giữa các ngành về các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, xác nhận của các cơ quan quản lý tài sản còn thiếu. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các NHTM trong hoạt động tín dụng. Giấy tờ nhà đất có thể không đầy đủ hợp lệ, nếu không cho vay thìứ đọng vốn còn nếu cho vay thì rủi ro cao, tài sản bảo đảm khó thu hồi. Hơn nữa, vấn đề xử lý tài sản thế chấp còn nhiều phức tạp, bất cập trải qua các thủ tục hành chính rườm rà dưới sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của ngân hàng.

Ngoài những vấn đề bất cập về tài sản thế chấp còn một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn như:

Về phía Ngân hàng: Việc xác định kỳ hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với phương án vay vốn của khách hàng. Việc kiểm tra kiểm soát các khoản vay chưa chặt chẽ hoặc chỉ coi trọng tài sản thế chấp mà không quan tâm đúng mức đến phương án vay vốn của khách hàng.

Về phía khách hàng: Nguồn trả nợ ngân hàng từ phương án vay vốn không theo đúng tiến độ đãđề ra do: Sử dụng vốn vay sai mục đích để đầu cơ hay dự đoán sai về thị trường dẫn đến sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được, hàng hoá tồn đọng do đó không thu hồi được vốn trả nợ ngân hàng...

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phân tích và quản lý rủi ro của các NHTM trên thế giới và thực trạng hiện nay của các NHTM Việt Nam, có thể rút bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam là:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ nhất, nên tách bạch, phân công rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Có thể thấy điều này ở các ngân hàng như Bangkok bank và Siamcomercial bank (SCB) ở Thái Lan. Quy trình cấp tín dụng của họ có thể khái quát như sau: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, làm thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quy trình cấp tín dụng.

Nhìn lại cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính Châu Á năm 1997 – 1998, rất nhiều ngân hàng của Thái Lan chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp chứ không quan tâm nhiều đến dòng vận động của luồng tiền của khách hàng. Mà rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu trong quá trình vận động của dòng tiền này. Hậu quả là có lúc nợ xấu lên đến 40% (1997 -1998). Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do một số ngân hàng đã không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cấp tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều ngân hàng không chỉ chấp hành triệt để nguyên tắc tín dụng mà cònđặc biệt chú trọng đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay vốn, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát món vay, khả năng phát mại tài sản, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính, ...

Thứ ba, áp dụng các phương pháp cho điểm tín dụng khách hàng làm cơ sở ra quyết định.

Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc phân quyền trong ra quyết định tín dụng. Tức là, quy định rõ ràng việc ra quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.

Thứ năm, giám sát khoản vay sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân theo tiến độ, nhu cầu thực hiện dự án hay phương án kinh doanh. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, ngân hàng phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, các mối quan hệ liên quan và đánh giá việc triển khai thực hiện dự án, phương đãđề nghị vay vốn, thường xuyên giám sát vàđánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÓM TẮT CHƯƠNG 1:

Chương 1 trình bày các nội dung tổng quát liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng như khái niệm, phân loại hay phương thức tín dụng. Nội dung của chương cũng đã đề cập đến các nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng, phân loại và biện pháp khắc phục. Ngoài ra, kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số quốc gia có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Thái Lan, Trung Quốc cũng đã được xem xét, đây được xem như là bài học rút ra trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng tại nước ta.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN, HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

TỈNH QUẢNG BÌNH.