• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH

3.1. Định hướng hoạt động tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Bình giai

3.2.1. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

Hệ thống tín dụng (TTTD) đối với hoạt động tín dụng của mỗi Ngân hàng thương mại là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần đảm bảo sự an toàn tỏng hoạt động và hạn chế rui ro tín dụng cũng như mở rộng lượng tín dụng cung cấp. Đối với tình hình cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính như hiện nay thì việc nắm bắt thông tin của người vay lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.Mỗi quyết định sai lầm trong việc cung cấp tín dụng của Ngân hàng có thể đưa đến tình trạng rủi ro mất vốn và làm giảm năng lực cạnh tranh. Do vậy, thấy được tầm quan trọng của thông tin tín dụng nên Ngân hàng cần có các biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống TTTD của mình.

Thông tin đầy đủ, chính xác về khách hàng, về thị trường, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng cho vay, hạn chế rui ro. Cần thực hiện qua các khâu sau:

- Thu thập thông tin về khách hàng

Trong hoạt động tín dụng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin của khách hàng thường qua báo cáo của khách hàng, chẳng hạn thông tin về tình hình tài chính thường dựa trên tình hình tài chính của khách hàng trong các năm gần đây của khách hàng (doanh nghiệp). Các báo do khách hàng lập không qua kiểm toán, không có cơ quan chức năng xác định tính trung thực của báo cáo. Do vậy, đối với cán bộ của ngân hàng, bên cạnh thu thập thông tin tức khách hàng cần thu thập thông tin thêm từ đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của Agribank và Trung Tâm thông tin phòng ngừa rủi ro (CIC) của NHNN), từ phản ánh của cán bộ công nhân viên…đặc biệt đối với doanh nghiệp, khi cho vay mới cần thiết phải tra cứu thông tin CIC của chủ doanh nghiệp (tránh

Trường Đại học Kinh tế Huế

tình trạng doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, lịch sử tín dụng xấu thì thành lập doanh nghiệp mới để dễ dàng vay vốn…)

- Thu thập thông tin về thị trường

Khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng, bên cạnh việc khai thác thông tin về khách hàng, CBTD còn phải khai thác thông tin mang tính chất thị trường về sản phẩm khách hàng kinh doanh như dự đoán tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, tài sản đảm bảo…

Sau khi thu thập thông tin CBTD phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá khách hàng, khả năng tài chính, khả năng trả nợ vốn vay.

*Các nguồn thông tin về tín dụng - Phỏng vấn người xin vay

Qua phỏng vấn người xin vay, nhân viên tính dụng sẽ biết được lý do vay và biết được các yêu cầu xin vay có đáp ứng được những đòi hỏi khác nhau, do các chính sách của các Ngân hàng quy định hay không. Thậm chí nếu yêu cầu xin vay không phù hợp với chính sách của ngân hàng thuộc một trong những phạm vi nào đó, do luật pháp hoặc cơ quan điều hành ngân hàng thuộc một trong những phạm vi nào đó do luật pháp hoặc cơ quan điều hành ngân hàng ấn định, nhân viên tín dụng có thể cho người xin vay lời khuyên liên quan đến nguồn vốn có thể khai thác khác. Qua phỏng vấn nhân viên tín dụng có một ý niệm nào đó về tín thật thà và khả năng của người vay và có thể có ý kiến xem có cần thiết phải có vật đảm bảo hay không.

Thông tin về lịch sử và sự phát triển của ngành kinh doanh, kiến thức của đội ngũ nhân sự chủ chốt, bản chất của các sản phẩm và các dịch vụ, các nguồn nguyên liệu, thế cạnh tranh và các kế hoạch cho tương lai có thể có được sau phỏng vấn. Trong phỏng vấn, viên chức xin vay cũng có thể khuyên người xin vay, theo đề nghị.

- Hồ sơ của ngân hàng

Một ngân hàng có thể lưu trử hồ sơ tập trung của cả người ký thác và người vay, từ đó có thể nhận được các thông tin về tín dụng. Ví dụ sổ sách có thể cho biết được những chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc, và cũng có thể biết được người xn vay chưa từng là khách hàng của ngân hàng, hồ sơ tập trung cũng có một số thông tin nào đó.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Các nguồn thông tin bề ngoài về tín dụng

Ngân hàng có thể xin thông tin về lịch sử tín dụng, dư nợ của khách tịa các tổ chức tín dụng qua trung tâm thông tin tín dụng nhà nước (CIC)

- Điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người đi vay

Các doanh nghiệp cho vay phải cho phép nhân viên tín dung đến tham quan nơi kinh doanh của họ. Nhân viên tín dụng nào có kinh nghiệm sẽ biết được một cách tương đối chính xác về mức độ phát triển của một doanh nghiệp và trình độ quản lý thông qua các tiện nghi hoạt động của nó. Nhân viên tín dụng cần chú ý xem doanh nghiệp được tổ chức như thế nào và các viên chức có đang hoạt động hữu hiệu hay không. Vẽ gọn gàng và trật tự thường là một dấu hiệu lành mạnh về một doanh nghiệp đang ở thế cân bằng hoạt động. Một số công nhân quá bận rộn trong khi mộtsố người khác lại quá rảnh rổi do sản xuất bị đình trệ, hàng tồn kho quá mức, chết lượng kém…

là những thông tin cần thiết. Một doanh nghiệp có một hảng bán lẻ, nếu hoạt động nhôn nhịp có thể nói lên được sức mạnh kinh doanh của hảng cũng như khả năng của đội ngủ bán hàng. Trong các doanh nghiệp sản xuất, nên đặc biệt chú ý trang thiết bị và sơ đồ sản xuất.Trang thiết bị phải được bảo quản tốt và nếu không hiện đại thì ít nhất cũng đủ hữu hiệu để tránh tạo ra những đình trệ trong sản xuất.

- Các báo cáo tài chính

Hầu hết các ngân hàng vay đều phải cung câp cho ngân hàng các báo cáo tài chính, đặc biệt nếu số lượng xin vay tương đối lớn. Ngay cả trong tín dụng tiêu dùng với những khoản cho vay thường rất nhỏ, người xin vay cũng phải kê khai các tiêu sản, cáckhoản nợ, tiền lời và các chi phí các hóa đơn chưa thanh toán, người ăn theo và các thông tin tình hình tài chính của họ. Việc đánh giá chính xác thông tin tình hình tài chính của họ.Việc đánh giá chính xác thông tin phản ánh trong báo cáo tài chính là rất quan trọng trong phân tích tính dụng.

3.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Để hạn chế RRTD cần nâng cáo trách nhiệm của cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ làm công tác tín dụng. Nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng do cán bộ tíndụng luôn đối mặt với rủi ro, cần phải có chế độ tiền lương đặc biệt để khuyến khích người làm công tác tín dụng tránh xa rủi ro đaọ đức nghề nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến tư tưởng với người làm tín dụng, để mọi người hiểu và chấp hành đúng quy trình nghiệp vụ.

Chuyên môn hóa CBTD: CBTD có một vai trò rất quan trọng với hoạt động của ngân hàng, họ có thể mang lại lợi nhuận cho ngân hàng và cũng có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Do vậy để hạn chế rui ro tín dụng trong công tác tín dụng phải chặt chẽ và cần có một số tiêu chuẩn cơ bản sau:

- Phải được đòa tạo chính qui, đúng chuyên ngànhở các trường đại học có uy tín.

- Có khả năng ngoại ngữ, tin học điều kiện để phục vụ cho việc nghiên cứu tài liệu, giao dịch và sử dụng máy tính trong việc tính toán, thẩm định dự án

- Có phẩm chất đạo đức: đây chính là tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ tín dụng, quyết định đến vấn đề rủi ro đọa đức trong kinh doanh.

- Hiểu biết xã hội và khả năng giao tiếp: yếu tố giúp cho ngân hàng và khách hàng hiểu nhau hơn, làm cho khách hàng có thiện cảm với ngân hàng, gắn bó với ngân hàng. Với khả năng giao tiếp giúp cán bộ tín dụng tìm hiểu được nhiều thông tin về khách hàng phục vụ trong xử lý nghiệp vụ.

Trong hoạt động ngân hàng, cán bộ ngân hàng vừa là nhười trực tiếp cung ứng dịch vụ, sản phẩm cho khách hàng, vừa là người trực tiếp quan hệ với khách hàng.

Vì vậy mối quan hệ giữa cán bộ ngân hàng và khách hàng quyết định đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng.

Do hoạt động tín dụng liên quan tín dụng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, sản phẩm, trong khi đội ngũ cán bộ tín dụng chủ yếu được đào tạo từ các trường kinh tế, nên kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan đến kỷ thuật còn hạn chế. Đòi hỏi cán bộ tín dụng không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực khách để phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Để nâng cao chất lương cán bộ tín dụng ngay từ khâu tuyển cán bộ tín dụng phải cáo đạo đức, trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, kỷ thuật, xã hội…

Mời các chuyên gia pháp lý đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống, vụ án liên quan đến lĩnh vực ngân hàng để cán bộ ngân hàng có thêm kinh nghiệm, hiểu biết thêm về pháp luật, quyết định cho vay được an toàn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tuy nhiên, ngoài những lợi ích từ việc chuyên môn hóa CBTD, có thể nhận thấy rằng chi phí để đào tạo CBTD cũng mất khá nhiều, và bên cạnh đó CBTD có thể tin vi hơn trong các hành động vi phạm đạo đức CBTD mà rất khó để phát hiện, Vì vậy, biện pháp này có thể hạn chế được rủi ro tín dụng nhưng không thể ngăn chặn hoàn toàn rủi ro tín dụng.