• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm trong việc kiểm tra thuế của các cơ quan thuế trong cả nước và

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

1.5. Kinh nghiệm trong việc kiểm tra thuế của các cơ quan thuế trong cả nước và

thiết xảy ra, quyết định kiểm tra sẽ được gia hạn 1 lần và thời gian gia hạn không quá thời gian quy định của cuộc kiểm tra diễn ra trước đo. Điều này sẽdẫn đến việc gây hạn chế trong công tác kiểm tra. Với những đơn vị có quy mô lớn, xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp thì thời gian kiểm tra sẽ trở nên quá ít, khó phát hiện được các sai phạm của NNT. Nhưng với những trường hợp NNT có quy mô vừa và nhỏ, nghiệp vụkinh tếphát sinh ít, hoặc việc kê khai và nộp thuế đúng quy định, thì thời gian của đoàn kiểm tra lại trở nên thừa so với quy định.

1.5. Kinh nghiệm trong việc kiểm tra thuế của các cơ quan thuế trong cả nước

trên địa bàn Hà Nội. Sau khi sàng lọc rủi ro từcao xuống thấp, danh sách người nộp thuếphân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từbộ phận kiểm tra thuế, các chi cục thuếvà các bộphận kê khai kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sửdụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn DN thuộc kế hoạch kiểm tra.

Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kếhoạch kiểm tra, thanh tra.

Đối với công tác thanh tra, sau khi nhận kế hoạch được giao các phòng ban thanh tra đã triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch thanh tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghềkinh doanh, số năm chưa được thanh tra, kiểm tra đểtiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kếhoạch.

Thứba,tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra.

Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cốtình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế.

Thứ tư, tăng cường công tác giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế.

Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau thanh tra, kiểm tra thông qua hệthống các biểu mẫu được chuẩn hóa.

Thứ năm, tăng cườngứng dụng công nghệthông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuếkhông mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kê khai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghềcần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệthống cơ sở dữ

Trường Đại học Kinh tế Huế

liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoảnmục nhiều khả năng xảy ra rủi ro…

Thứsáu,tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộthanh tra, kiểm tra.

Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuếnói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuếnói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chếchính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện.

1.5.2. Kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh Một là, nâng cao chất lượng cuộc thanh tra, kiểm tra, bao gồm: công tác đào tạo bốtrí nhân sự, công tác xây dựng kếhoạch thanh tra, kiểm tra, nghiệp vụthanh tra, kiểm tra.

Hầu hết cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra tại thành phố Hồ Chí Minh được đào tạo theo hướng chuyên sâu, nắm vững các Luật, chính sách thuế, Luật khiếu nại tố cáo, Luật xử phạt vi phạm hành chính, có khả năng phân tích báo cáo tài chính, biết ứng dụng các chương trình để khai thác thông tin dữ liệu liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra thuế, phải biết kết hợp với kiến thức có được qua đào tạo với kinh nghiệm thực tiễn.

Luôn quan tâm đến việc xây dựng kếhoạch thanh tra, kiểm tra, phải nói Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đầu tiên thực hiện ý tưởng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra dựa trên phân tích và đánh giá rủi ro. Cục Thuếthành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá rủi ro, dựa vào bộ tiêu chí này công tác lập kế hoạch được tiến hành nhanh chóng, chính xác, chất lượng và đúng thời gian quy định.

Luôn tuân thủ đúng các quy trình, các nghiệp vụ, thủ thuật trong thanh tra, kiểm tra thuế.

Hai là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức người nộp thuế, phải thường xuyên cập nhật những chính sách thuếmới thông qua kênh tư vấn trực tiếp hoặc gián tiếp cho người nộp thuế, làm cho người nộp thuế tự giác chấp hành, tuân thủ theo quy định của pháp luật thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ba là, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, sử dụng và khai thác thông tin một cách có hiệu quả, kết hợp với các phòng, ban tổ chức tốt công tác xử lý sau thanh tra, kiểm tra.

Bốn là, thường xuyên sơ, tổng kết đánhgiá hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế, thời gian qua Cục Thuế thành phốHồ Chí Minh thực hiện rất tốt công tác này, tuy nhiên công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra là công tác rất quan trọng nhưng chưa được phân tích, đánh giá đúng mức.

Năm là, tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, thông qua công tác kiểm tra nội bộ, lãnh đạo cơ quan thuế các cấp sẽ giám sát đối với tất cả các hoạt động của bộ phận trong hệ thống một cách trung thực, khách quan. Điều này hạn chế hành vi những nhiễu, tuỳtiện trong quản lý thuế nói chung và công tác thanh tra, kiểm tra thuếnói riêng.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Chi cục Thuế thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra thuế của một số địa phương trong nước có thểrút ra một sốbài học kinh nghiệm hữu ích cho ngành thuế Việt Nam nói chung và Chi cục Thuếthành phố Đồng Hới nói riêng.

Thứ nhất, CQT cần nghiên cứu xem xét và đánh giá lại sự tuân thủ pháp luật của NNT, sự thay đổi bất thường trong việc kê khai thuế theo năm, giai đoạn cũng như hiệu quả SXKD của DN. Để tránh hiện tượng gian lận và trốn thuế của NNT, CQT cần phân loại ĐTNT theo các tiêu chí: quy mô sản xuất, doanh thu và sốthuế phát sinh hàng năm.

Thứhai, CQT cần phối hợp với các cơ quan chứcnăng theo dõi thường xuyên vềsự thay đổi giữa tỷlệthuếTNDN và thuếGTGT phát sinh trên doanh thu (doanh thu tăng nhưng thuế phát sinh giảm đột ngột so với các năm trước, kết quả thuế không phù hợp với mục đích chính sách pháp luật thuế…)

Thứba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung vềDN, hoàn thiện hệthống các chỉ tiêu đánh giá, phân tích rủi ro phục vụcho việc lựa chọn đối tượng kiểm tra đểlập kếhoạch kiểm tra.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thứ tư,cần tăng cường và đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuếcũng như nghĩa vụ tuân thủ quy trình nộp thuếcủa NNT, đểsớm khắc phục các tình trạng như: không đăng ký mã sốthuế, chậm nộp tờkhai, không khai thuế, chậm nộp thuế.

Thứ năm, bên cạnh các cuộc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại CQT và kiểm tra tại trụ sở NNT theo kế hoạch thì hàng năm nên lập thêm các đội chống thất thu thực hiện kiểm tra theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực.

Thứ sáu, xây dựng, hoàn thiện và trang bị các công cụ hỗ trợ cho công chức thanh tra, kiểm tra thuế như quy trình và sổ tay nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra; các công cụ điện tửcho phép truy cập cơ sởdữliệu và kiểm tra các hồ sơ khai thuếcủa DN trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở của DN; các công cụ sửdụng trực tiếp trên máy tính xách tay đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụcủa công chức thanh tra, kiểm tra…

Trường Đại học Kinh tế Huế