• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA

1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác kiểm tra thuế

Theo quy định của Luật Quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở CQT các cấp thuộc chi cục được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: kiểm tra

Trường Đại học Kinh tế Huế

thuế; tuyên truyền, hỗtrợ NNT; kê khai - kếtoán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Trong đó bộphận kiểm tra trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra NNT.

Để phù hợp với yêu cầu quản lý thuếhiện đại và tính chất phong phú, phức tạp, nhiều loại hình của NNT cũng như tình hình phát triển kinh tế hiện nay, trình độ chuyên môn của cán bộ kiểm tra thuế là yếu tốvô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác kiểm tra. Cán bộ kiểm tra phải được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình vềchính sách thuế, nghiệp vụthanh tra các sắc thuế. Ngoài ra, để có thểlựa chọn đúng NNT đưa vào kế hoạch kiểm tra hàng năm cũng như đểphân tích chính xác thông tin NNT trong quá trình kiểm tra tại doanh nghiệp thì kỹ năng phân tích, đánh giá rủi ro, trìnhđộtin học của cán bộkiểm tra cũng là một yêu cầu bắt buộc. Bên cạnh đó, thái độvà phong cáchứng xửcủa cán bộthuếthật tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của Nhà nước với quyền lợi của đối tượng nộp thuế, là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ kiểm tra, đạo đức nghề nghiệp phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên đểkhông bắt tay với đối tượng vi phạm luật thuế.

Số lượng cán bộ kiểm tra thuếcũng ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm tra thuế.

Với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp, các thủ đoạn luồn lách trốn thuế ngày càng tinh vi thì việc kiểm tra thuế cần đảm bảo một tần suất nhất định. Nếu nguồn lực kiểm tra thiếu thì không thể đạt hiệu quả kiểm tra cao. Nhưng nếu bộ máy kiểm tra cồng kềnh sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, trở thành gánh nặng cho công tác quản lý cũng như NSNN. Do vậy, tổ chức bộmáy cán bộcông chức thuếnói chung và bộmáy kiểm tra thuếnói riêng có ý nghĩa quan trọngảnh hưởng trực tiếp đến công tác kiểm tra thuế.

1.4.2. Hoạt động tuyên truyền hỗtrợ người nộp thuế

Một trong những tiêu thức để đánh giá một hệthống thuế tốt là tính hiệu quả của hệ thống với biểu hiện rõ nét nhất là tính tự giác tuân thủ, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của đối tượng nộp thuế. Để đạt được điều này, ngoài việc xửlí nghiêm các hành vi vi phạm cần có sựtuyên truyền, hỗtrợhiệu quảcủa CQT.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hoạt động tuyên truyền, hỗtrợcủa CQT sẽ giúp đối tượng nộp thuế cũng như các tổchức, cá nhân trong xã hội kịp thời nắm bắt các qui định vềthuế, hiểu rõ bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế - nghĩa vụ nhưng cũng là quyền lợi của đối tượng nộp thuế. Đồng thời thông qua những thông tin, dịch vụhỗ trợ do CQT cung cấp, đối tượng nộp thuế sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu, nghiên cứu chính sách thuế cũng như hiểu đúng các quy định của pháp luật thuế, từ đó giảm dần các sai phạm không cốý. Chính sựtựgiác chấp hành đúng nghĩa vụthuếsẽlàm giảm chi phí quản lí của CQT.

Hoạt động tuyên truyền hỗtrợ NNT kết hợp với hoạt động kiểm tra thuếgiúp NNT phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, hạn chếhành vi vi phạm hành chính vềthuế và đặc biệt là hành vi trốn thuế.

1.4.3. Hệthống pháp luật và cơ chếquản lý thuế

Hệ thống pháp luật về thuếlà nền tảng cho hoạt động quản lý thuế của CQT và thực hiện nghĩa vụ thuếcủa NNT. Một hệthống văn bản quy phạm pháp luật về thuế đơn giản, đồng bộ, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng hết giúp NNT hiểu và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế. Đồng thời, đó cũng là cơ sở pháp lý để hoạt động thanh tra thuế đi vào khuôn khổ, tuân theo đúng những chuẩn mực, quy trình, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm mà pháp luật thuế quy định.

Nếu nội dung của các sắc thuế quá phức tạp, quy định không rõ ràng, thủ tục hành chính về thuế rườm rà sẽ khó khăn cho cả cán bộ thuếvà NNT. Bên cạnh đó, tính ổn định của hệthống văn bản pháp luật vềthuếcũng tác động rất lớn đến việc chấp hành pháp luật thuế của cả CQT và NNT. Hệ thống văn bản liên tục thay đổi, sửa đổi, bổ sung có thể phù hợp với tình hình kinh tếxã hội, với các chính sách vĩ mô của nhà nước nhưng lại có mặt trái là dễgây chồng chéo, phức tạp, khó nắm bắt.

Điều nàyảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tuân thủ của NNT và gây khó khăn cho công tác quản lý thuếnói chung và thanh tra thuếnói riêng.

Đểquản lý thuế, người ta áp dụng một trong hai cơ chế: CQT tính và ra thông báo nộp thuếhoặc cơ sởkinh doanh tựkhai tựnộp thuế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Cơ chếCQT tính và ra thông báo nộp thuế

Trước đây, Việt Nam đã thực hiện quản lý thu thuế theo cơ chế này. Theo cơ chế này, CQT căn cứvà tờkhai thuế do NNT kê khai đểkiểm tra và tính thuế, sau đó thông báo sốthuế phải nộp cho NNT. NNT có trách nhiệm nộp đầy đủ tiền thuếtheo thông báo trong thời gian quy định. Cơ chế này đảm bảo việc tính toán chính xác sốthuếphải nộp vào NSNN của NNT. Tuy nhiên cơ chếnày tạo nên gánh nặng vềnghiệp vụcho CQT, dễ xảy ra hiện tượng tiêu cực giữa cán bộ thuế và NNT làm thất thu NSNN, mang tính áp đặt và không phát huy được trách nhiệm và nghĩa vụ của NNT. Do vậy, công tác kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn, hiệu quảthu thuếthấp. Nhằm khắc phục những hạn chế đó, nước ta đã chuyển sang cơ chếtựkê khai, tựnộp thuế.

- Cơ chếNNT tựkhai tựnộp thuế

Theo đó, NNT căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh và các nghiệp vụphát sinh của mình để tự kê khai, tự tính toán số thuế phải nộp và chủ động nộp thuế theo đúng thời hạn quy định của pháp luật thuế. CQT không can thiệp vào quá trình kê khai nộp thuế trừ khi phát hiện các sai sót và các dấu hiệu vi phạm của NNT.

CQT có trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ và tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT. Thông qua công tác kiểm tra thuế đểphát hiện, xửlý kịp thời những hành vi vi phạm của NNT.

Thực hiện cơ chế tự khai tự nộp thuế, bộ máy quản lý thuế được tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền hỗ trợ NNT; xử lý tờ khai và kế toán thuế, thu nợ và cưỡng chếthuế, kiểm tra. Trong đó chức năng kiểm tra thuếlà chức năng trọng tâm. Bởi chỉ khi NNT nhận thức rằng CQT đang thực hiện công tác kiểm tra thuếvà nếu có gian lận vềthuế, họ sẽ bị CQT phát hiện và xử lý thì NNT mới có ý thức hơn trong việc thực hiện đúng nghĩa vụthuế.

1.4.4. Cơ sở vật chất và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra thuế

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kiểm tra thuế bao gồm: hệ thống cơ sở dữ liệu, trang thiết bịlàm việc và địa điểm làm việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kếhoạch kiểm tra được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro NNT và việc lập kếhoạch kiểm tra chỉ có thể thực hiện một cách có hiệu quảkhi CQT xây dựng được một hệthống thông tin về NNT đầy đủ, chính xác và kịp thời, với sựhỗ trợ của công nghệ thông tin, của các phần mềm ứng dụng. Nếu không, các vấn đề rủi ro, các nghi vấn, bất hợp lý về NNT sẽ không được phát hiện một cách chính xác, kịp thời. Việc lựa chọn NNT đưa vào kế hoạch kiểm tra không chỉ dựa vào dữ liệu mà CQT thu thập được mà còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu về NNT. Để thực hiện được điều này, ngoài kỹ năng phân tích, đánh giá của cán bộ thuếcần thiết phải có sự hỗ trợ của hệ thống máy tính và các ứng dụng tin học chuyên biệt vềquản lý thông tin, tra cứu thông tin và xửlý thông tin tự động.

Cán bộ kiểm tra sẽthực hiện công việc và hoàn thành công việc của mình tốt hơn nếu được trang bị đầy đủ công cụlàm việc. Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của nền kinh tế, quá trình làm việc của kiểm tra thuế không thểtách rời hệ thống máy tính, đặc biệt là máy tính xách tay khi làm việc ở cơ sởdoanh nghiệp. Trang thiết bịlàm việc đầy đủ, hiện đại sẽgiúp cán bộkiểm tra thuếxửlý dữliệu một cách nhanh chóng, chính xác, tránh được các lỗi toán học khi xửlý dữliệu thủcông. Việc lưu trữ hồ sơ, số liệu của NNT cũng được thực hiện tốt hơn với sựtrợgiúp của các thiết bị hiện đại.

Địa điểm làm việc, cơ sởhạtầng trụsở CQT và phương tiện đi lại phục vụcán bộ kiểm tra thuế cũng là nhân tố ảnh hưởng thường xuyên đến hiệu quả làm việc của cán bộ kiểm tra. Làm việc trong điều kiện cơ sởhạ tầng xuống cấp, chật chội, thiếu thốn,…sẽ không thể đảm bảo một môi trường làm việc tốt kích thích cán bộ thuếyên tâm công tác.

1.4.5. Trình độ dân trí và ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tếxã hội trong giai đoạn hội nhập kinh tếquốc tế, trìnhđộ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao. Khi NNT thực sựhiểu biết pháp luật vềthuế, có ý thức tựgiác chấp hành nghĩa vụnộp thuế thì hiệu quảcủa công tác quản lý thuếsẽrất cao. Ngược lại, khi NNT không hiểu biết về pháp luật thuế hoặc thiếu ý thức trong việc tuân thủpháp luật, có các hành vi trốn thuế, gian lận vềthuế, trong việc kê khai, tính thuế, hoặc việc tựgiác nộp thuếcủa mỗi

Trường Đại học Kinh tế Huế

người dân không cao sẽ không đảm bảo tínhchính xác, đầy đủ, kịp thời..., dẫn đến hậu quảlà nguồn thu từthuếkhó tránh khỏi thất thu, không đảm bảo tính công bằng giữa các đối tượng nộp thuế, công tác quản lý thuếkém hiệu quả.

Mặt khác, khi trình độ dân trí ngày càng cao, sự hiểu biết về pháp luật thuế càng cao thì khả năng trốn thuế cũng như các thủ đoạn trốn thuế, ẩn lậu thuế của NNT cũng ngày càng tinh vi hơn, phức tạp hơn. Do vậy công tác kiểm tra thuếcàng phải sát sao, kịp thời hơn để nhanh chóng phát hiện các gian lận, nâng cao hiệu quả kiểm tra thuếvà quản lý thuế.

1.4.6. Sựhợp tác giữa các ban ngành và cơ quan hữu quan

Trách nhiệm của các cơ quan và tổ chức với việc quản lý thu thuế chưa được quy định đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản pháp luật hóa sẽdẫn đến tình trạng các tổ chức, cá nhân này không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với CQT trong điều tra xác định mức thuế, thực hiện cưỡng chếvềthuế...

Sựphối hợp với các cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an, kiểm sát, quản lý thị trường trong việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống làm hàng giả, chống trốn lậu thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế, chống buôn bán hoá đơn bất hợp pháp... sẽcó tác dụng tốt trong việc phát hiện, xửlý kịp thời những vi phạm pháp luật thuế. Cơ chế quản lý thuếhiện nay cũng đòi hỏi sựhợp tác đặc biệt giữa CQT và các ngân hàng, tổchức tín dụng trong việc cung cấp thông tin vềNNT cũng như thực hiện phong toảtài khoản ngân hàng, cưỡng chếnộp thuếtrong một số trường hợp nhất định.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự hợp tác hiệu quả giữa CQT Việt Nam và CQT nước ngoài sẽgiúp chống thất thu thuếtrong lĩnh vực kinh doanh quốc tế cũng như tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà ĐTNN.

1.4.7. Thời gian kiểm tra

Theo quy đinh tại điểm c,d và e Khoản 2 Điều 78 của Luật quản lý thuế số 78/2006QH11 thì thời hạn kiểm tra thuế không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp kiểm tra theo kế hoạch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì thời hạn không quá 15 ngày; và nếu có trường hợp cần

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiết xảy ra, quyết định kiểm tra sẽ được gia hạn 1 lần và thời gian gia hạn không quá thời gian quy định của cuộc kiểm tra diễn ra trước đo. Điều này sẽdẫn đến việc gây hạn chế trong công tác kiểm tra. Với những đơn vị có quy mô lớn, xuất hiện nhiều tình huống bất ngờ, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh phức tạp thì thời gian kiểm tra sẽ trở nên quá ít, khó phát hiện được các sai phạm của NNT. Nhưng với những trường hợp NNT có quy mô vừa và nhỏ, nghiệp vụkinh tếphát sinh ít, hoặc việc kê khai và nộp thuế đúng quy định, thì thời gian của đoàn kiểm tra lại trở nên thừa so với quy định.

1.5. Kinh nghiệm trong việc kiểm tra thuế của các cơ quan thuế trong cả nước