• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thương mại điện tử xuất hiện ở Việt Nam chỉ mới một thời gian ngắn nhưng ảnh hưởng của nó tới cuộc sống và lối sống của người Việt rất rõ ràng. Thương mại điện tửmang đến một kênh thông tin truyền thống, mua sắm hiệu quả cho người sử dụng và trở nên không thểthiếu với cộng đồng. Kéo theo sựphát triển đó là các sàn thương mại điện tử ra đời. Hiện nay, mua bán – thanh toán trực tuyến ở Việt Nam đã không còn quá xa lạ như vài năm trước đây. Với nhiều kế hoạch, nghị định về việc phát triển TMĐT ở Việt Nam từ phía Chính phủ ban hành đã phần nào đưa thuật ngữ TMĐT tiến đến một bước dài hơn với từng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân. Việc tham gia sàn TMĐT đã mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội kinh doanh mới cũng như mang lại lợi thếcạnh tranh trong môi trường kinh doanh khắc nghiệt hiện nay. Trên cơ sở mục tiêu, đối tượng cũng như phạm vi nghiên cứu, đề tài đã giải quyết một sốnội dụng cơ bản sau:

 Nêu ra cơ sở lý thuyết chung về TMĐT, về bán hàng đa kênh và bán hàng trực tuyến; thực trạng phát triển TMĐT, bán hàng đa kênh, bán hàng trực tuyến trên thếgiới cũng như tại Việt Nam.

 Thông qua phân tích thị trường kinh doanh của cửa hàng Sepon 8S và so sánh, đánh giábốn sànthương mại điện tử hàng đầu Việt Nam, đề tài đã lựa chọn ra sàn giao dịch TMĐT phù hợp với cửa hàng. Từ đó xây dựng kếhoạch tham gia kinh doanh trên sàn, cụthể là sàn thương mại điện tửShopee.

Với xu hướng kinh doanhứng dụng TMĐT đã trở thành tất yếu trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, tôi mong rằng việc thực hiện kế hoạch đã được xây dựng trên sẽ giúp cửa hàng có thể mở rộng kênh tiếp xúc khách hàng hiện có, thu hút sự quan tâm từ các khách hàng tiềm năng, nâng cao hình ảnh và năng lực cạnh tranh của cửa hàng cũng như giảm chi phí hoạt động mang đến doanh thu và lợi nhuận tốt hơn cho cửa hàng.

Vì hạn chếvềnhân lực cũng như tài lực, đềtài này, tôi chỉ tiến hành phân tích, so sánh và đánh giá ưu nhược điểm của các sàn giao dịch thương mại điện tử dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp mà tôi thu thập mà không đi sâu tìm hiểu tất cả những

Trường Đại học Kinh tế Huế

nhân tốcó khả năng ảnh hưởng đến hành vi mua bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Đây là hạn chếcủa đề tài nhưng cũng là tiền đềcho các nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện và phát triển việc bán hàng đa kênh giúp cửa hàng tạo ra lợi thếcạnh tranh và đạt hiệu quảkinh doanh tối đa.

Kết thúc đềtài nghiên cứu, tôi xin nêu lên một sốkiến nghị sau:

1. Đối với Cơ quan Quản lý Nhà nước

 Nhà nước nên xây dựng nền chính trị ổn định tạo điều kiện xã hội thuận lợi, đồng thời kiện toàn và nâng cao năng lực của bộmáy quản lý Nhà nước về TMĐT từ Trung ương đến địa phương một cách đồng bộ.

 Liên tục rà soát mức độ đáp ứng với thực tế của khung pháp lý đã ban hành nhằm điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với đặc thù của môi trường TMĐT.

 Tăng cường cung cấp thông tin kinh tếcho doanh nghiệp.

 Đẩy mạnh phát triển ngành công nghệ phần mềm cũng như đẩy mạnh phổ biến và tuyên truyền về TMĐT đến mọi tầng lớp nhân dân.

 Có chính sách phát triển hệ thống thanh toán điện tử để giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện phương thức kinh doanh TMDT.

 Bộ giáo dục nên có các chính sách đào tạo và quy định thắt chặt đầu ra tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp … để cung cấp một nguồn nhân lực CNTT -TMĐT mới có nhận thức, có bằng cấp, có trình độ tương xứng.

2. Đối với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam

Mở rộng phát triển hội viên hơn nữa đồng thời tổ chức nhiều hơn các diễn đàn, các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn ngắn hạn … để các doanh nghiệp thành viên có cơ hội gắn kết, học hỏi và chia sẻkinh nghiệm thực tiễn cho nhau.

Hỗ trợ các doanh nghiệp có ý định áp dụng thương mại điện tử trong kinh doanh về kiến thức chung, nguồn nhân lực nhằm khuyến khích việc phát triển thương mại điện tửtại doanh nghiệp nói riêng và trong cộng đồng nói chung.

3. Đối với doanh nghiệp

 Áp dụng TMĐT trong kinh doanh là đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay, muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh, gặt hái thành công thì Công ty nói chung và cửa

Trường Đại học Kinh tế Huế

hàng Sepon 8S nói riêng cần phải chú trọng phát triển TMĐT và phải quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho mọi hoạt động, bởi “con người là tài sản vô hình của doanh nghiệp”. Bên cạnh đó, khi có điều kiện, Công ty nên thành lập một website riêng hoặc một sàn giao dịch đặc sản và nông sản của riêng mình; Công ty có thể tận dụng những lợi ích mà sàn giao dịch trực tuyến và website riêng đem lại như: tựquảng cáo mà không mất chi phí, tựgiới thiệu mình, dễdàng quản lý,…

4. Đối với Trường Đại học Kinh tế Huế

Trong quá trình thực hiện đề tài nhận thấy rằng sinh viên còn thiếu rất nhiều các kiến thức chung, kiến thức căn bản đểlàm một đề tài khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh, đúng cách. Theo tìm hiểu của tôi thì hiện nay, tại Trường Đại học Kinh tế Huế đã có tổchức giảng dạy cách chọn đềtài, cần phải làm gì trong quá trình thực tập và cách để viết đề tài nghiên cứu hoàn chỉnh; tuy nhiên việc giảng dạy này chỉ dành cho những sinh viên làm chuyên đề. Tôi mong rằng trong thời gian tới, nhà trường sẽtổ chức cho tất cảcác sinh viên theo học các hệ đào tạo tại trường dù làm chuyên đề hay khóa luận đều được học cách làm một bài khóa luận, chuyên đề tốt nghiệp hoàn chỉnh nhằm nâng cao chất lượng khóa luận, chuyên đề cũng như khả năng làm việc của sinh viên Trường Đại học Kinh tếHuế.

Trải qua thời gian dài học tập và khoảng thời gian thực tập tiếp xúc thực tế, tôi nhận thấy kiến thức và hiểu biết của mình khá ít ỏi, từ đấy mới nhận ra mình còn phải học hỏi nhiều. Tuy đã rất cố gắng nhưng bài nghiên cứu vẫn còn nhiều thiếu xót, đặc biệt phần xây dựng kế hoạch kinh doanh chưa được hoàn chỉnh còn mang tính lý thuyết chưa thực sự chi tiết. Dù vậy, tôi mong rằng bài nghiên cứu sẽlà tài liệu có ích cho quý Công ty, cho cửa hàng Sepon 8S và các bạn muốn nghiên cứu liên quan. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những góp ý nhận xét quý báu từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

thầy cô, bạn bè đểbài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bằng Tiếng Việt

Sách

[1] Dương Tố Dung (2005), Cẩm nang TMĐT cho doanh nhân, NXB Lao động, Hà Nội.

[2] Bộ Công thương (2011), Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011, Bộ Công thương Việt Nam, Việt Nam.

[3] Hội tin học Việt Nam VAIP (2011), Báo cáo tổng kết giai đoạn 5 năm (VietNam ICT index 2006-2011), Hội tin học Việt Nam, Việt Nam.

[4] Trần Văn Hòe (2010), Giáo trình Thương mại điện tử căn bản, NXB Tài chính, Hà Nội.

[6] Phan Hữu Tiếp (2011), Giáo trình Thương mại điện tử, Trường đại học lạc Hồng.

Nghiên cứu

[7] Trần Thị Nga (2019), Xây dựng Website bán hàng trực tuyến cho shop áo quần GUU bằng ngôn ngữ lập trình PHP, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tếHuế.

[8] Nguyễn Thu Huyền (2019), Xây dựng Website sàn giao dịch nông sản tỉnh Thừa Thiên Huế, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tếHuế.

[9] Ngụy Thị Huyền Trang (2012), Xây dựng giải pháp ứng dụng thương mại điện tửtại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại - dịch vụ - vận tải và du lịch Anh Đức, nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lạc Hồng.

Trang Web

[10]http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/doanh-nghiep-can-chuan-bi-

gi-khi-tham-gia-san-thuong-mai-dien-tu-325962.html?fbclid=IwAR3jkyIh3sa8cEJNQqbr7be5E7Kdn1ZO8wIUGmqpIz pzupyeOXVe-PxheCo

Trường Đại học Kinh tế Huế