• Không có kết quả nào được tìm thấy

A. Mục tiêu bài dạy 1. Kiến thức

- Giúp học sinh củng cố kiến thức bằng cách làm bài tập về khái niệm về từ, đơn vị cấu tạo từ, các kiểu cấu tạo từ tiếng việt.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy:

-Rèn kỹ năng nhận biết từ đơn, từ ghép, từ láy. Phân biệt từ giống và khác nhau giữa các từ loại trên, phân tích cấu tạo từ.

* Kĩ năng sống:

- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng việt, trong thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng Việt.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức dùng từ để đặt câu đúng, chính xác, ý thức trau dồi vốn từ trong giao tiếp.

4. Phát triển năng lực học sinh

- Năng lực khái quát, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức:

- Giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc.

 GD giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG.

B Chuẩn bị 1. Giáo viên:

- Soạn bài. Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Bảng phụ viết VD và bài tập.

2. Học sinh:

- Soạn bài, sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn...

C. Phương pháp/KT

- Vấn đáp, thực hành luyện tập, kt động não.

D.Tiến trình giờ dạy

I . Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ: (3’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

III.Bài mới

Hoạt động 1:(PP Thuyết trình: 1’) * Giới thiệu bài:

Tiết trước chúng ta đã cùng nhau ôn lại kiến thức lý thuyết về từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Tiết học này chúng ta sẽ làm bài tập luyện tập về cấu tạo của từ tiếng Việt để giúp các em sử dụng thuần thục từ tiếng Việt.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 2:

-Thời gian: 33 phút

-Mục tiêu: Giúp học sinh vẫn dụng kiến thức đã học, thực hành luyện tập làm bài tập.

I. Luyện tập

-Phương pháp dạy học: Vấn đáp, thực hành.

-Kĩ thuật dạy học: Động não.

-HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 1.

-Hs đọc yêu cầu.

-Hs trả lời.

-Hs nhận xét bổ sung.

-Gv nhận xét, chốt.

a. Từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.

b. Từ đồng nghĩa với từ nguồn gốc: Cội nguồn, gốc gác...

c. Từ ghép chỉ qua hệ thân thuộc: cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em.

-HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 2.

-Hs đọc yêu cầu.

-Hs trả lời.

-Hs nhận xét bổ sung.

-Gv nhận xét, chốt.

- Ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ...

- Bác cháu, chị em, dì cháu, cha anh...

-HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 3 -Hs đọc yêu cầu

-Hs trả lời

-Hs nhận xét bổ sung -Gv nhận xét, chốt.

1.Bài tập 1(14)

a. Từ “nguồn gốc, con cháu”

thuộc kiểu cấu tạo từ ghép.

b. Các từ đồng nghĩa với nguồn gốc: Gốc gác, cội nguồn, tổ tiên, cha ông, nòi giống, gốc rễ, huyết thống .

c. Các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc:

- Cha mẹ, cô dì, chú bác, cậu mợ, chú thím, anh em, cha con, vợ chồng.

2.Bài tập 2 (14)

- Qui tắc 1: Theo giới tính (Nam trước, nữ sau ).

Gợi ý:

Vd: Ông bà, cha mẹ, cậu mợ, chú thím …

- Qui tắc 2: Theo tôn ti, trật tự ( Bậc trên trước, bậc dưới sau) Vd: Cha anh, cha con, ông cháu, bà cháu, cậu cháu, bố con…

3.Bài tập 3 (14)

- Nêu cách chế biến bánh: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng...

- Nêu tên chất liệu làm bánh:

bánh nếp, bánh tẻ, bánh gai, bánh khoai, bánh ngô, bánh sắn, bánh đậu xanh...

- Tính chất của bánh: bánh dẻo, bánh phồng, bánh xốp...

- Hình dáng của bánh: bánh gối, bánh khúc, bánh quấn

HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 4.

Hs đọc yêu cầu.

Hs trả lời.

Hs nhận xét bổ sung.

Gv nhận xét, chốt.

Thi tìm nhanh các từ láy.

-HS Đọc và thực hiện yêu cầu bài tập 5.

-Hs đọc yêu cầu.

-Hs trả lời.

Hs nhận xét bổ sung.

Gv nhận xét, chốt.

* GV cho đại diện 3 tổ lên tìm.

thừng...

4.Bài tập 4 (15)

- Miêu tả tiếng khóc của người - Những từ có tác dụng miêu tả đó: nức nở, sụt sùi, rưng rức...

5. Bài tập 5 (15)

- Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, hềnh hệch...

- Tả tiếng nói: khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu, sang sảng...

- Tả dáng điệu: Lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh, thướt tha...

IV. Củng cố: (2’)

? Đơn vị cấu tạo từ tiếng việt là gì? Thế nào là từ ghép? cho ví dụ?

? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?

V. Hướng dẫn về nhà: (5’)

- Học thuộc phần ghi nhớ 1,2 Sgk.

- Làm lại các bài tập + đọc phần đọc thêm.

- Chuẩn bị bài : “Từ mượn”

E.Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

***********

Ngày soạn: ……/……/2020

Ngày giảng: 6A: ……/……/..…… Tiết 11