• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nhóm nhân tố bên ngoài

Trong tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 87-91)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

1.3 NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

Abdel-Kader va Luther, R.(2008) đã chứng minh trong nghiên cứu của mình rằng các DN có cơ cấu quản lý được ủy quyền nhiều hơn có thể cần các kỹ thuật KTQT phức tạp hơn để cung cấp cho các nhà quản lý thông tin thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định mà họ chịu trách nhiệm [46]. Kết quả này khẳng định mối quan hệ tích cực giữa phân quyền và MAS tinh vi do Chia (1995) tìm ra. Cũng trong nghiên cứu của mình, Abdel-Kader va Luther cũng đã chỉ ra nhân tố quy mô DN ảnh hưởng đến hệ thống KTQT. Cụ thể, các DN có quy mô lớn cần áp dụng các kỹ thuật của hệ thống KTQT phức tạp hơn DN có quy mô nhỏ. Haldma and Lääts (2002) cũng kết luận rằng, mức độ phức tạp của hệ thống lập ngân sách và kế toán chi phí có xu hướng tăng lên tương ứng với quy mô của DN. Chỉ các DN có quy mô lớn mới có đủ điều kiện về các nguồn lực để chuyển từ hệ thống KTQT giản đơn sang phức tạp [70].

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

của chính phủ cũng đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy việc áp dụng CNTT trong các DN vừa và nhỏ, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang phát triển. Các công ty KT cũng được coi là một nguồn tư vấn tiềm năng cho các DN vừa và nhỏ về việc sử dụng HTTT và kế toán [61]. Breen và Sciulli (2002) và Hartcher (2003) đã phát hiện ra rằng, kế toán viên, chuyên gia kế toán, hiệp hội ngành công nghiệp và các chuyên gia đào tạo CNTT đã đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các DN nhỏ để tin học hóa quy trình lưu trữ hồ sơ của họ. Sự hỗ trợ được cung cấp bởi các chuyên gia này cho phép các DN vừa và nhỏ có được tầm nhìn rộng hơn về cả nhu cầu thông tin và khả năng xử lý thông tin của họ, do đó, các DN tham vấn các chuyên gia bên ngoài này sẽ có được HTTT KTQT tốt hơn.

c. Cơ sở đào tạo/ Hiệp hội nghề nghiệp

Các cơ sở đào tạo chính là nguồn đào tạo KTQT viên tương lai của các DN.

Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc nhiều vào các cơ sở đào tạo. Việc các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình đào tạo phù hợp yêu cầu thực tiễn, có tính ứng dụng và thường xuyên cập nhật rất quan trọng. Điều này góp phần giúp DN giảm thiểu chi phí đào tạo nhân viên, đồng thời vẫn có nguồn lao động dồi dào và có chất lượng. Chất lượng của nguồn lao động càng cao thì chất lượng công việc càng cao, sản phẩm thông tin KTQT càng hữu ích cho nhà quản lý.

Hiệp hội nghề nghiệp có thể là nơi tổ chức và tư vấn các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên và nhà quản lý DN.

d. Mức độ cạnh tranh

Môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, trước bối cảnh như vậy, các nhà QT cần phải xem xét lại chiến lược kinh doanh và nếu cần thì phải thay đổi cho phù hợp với bối cảnh mới nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và đạt được kết quả kinh doanh vượt trội (Chenhall & Langfeld-Smith, 1998) [59]. Nghiên cứu của Baines &

Langfeld-Smith (2003) cho rằng các DN sẽ tiến hành thay đổi chiến lược kinh doanh để ứng phó với sự thay đổi của môi trường. Sau đó dẫn đến một loạt sự thay đổi từ cơ cấu đến hệ thống KTQT nhằm nâng cao kết quả HĐKD [56]. Do vậy, mức độ cạnh tranh, sự thay đổi chiến lược kinh doanh và hệ thống KTQT có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Nhân tố mức độ cạnh tranh của thị trường cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến mặc dù kết quả trái ngược nhau. Khi bàn về thị trường cạnh tranh, Mia and

Clarke (1999) cho rằng chính thị trường cạnh tranh đã tạo ra sự hỗn loạn, áp lực, rủi ro và bất ổn cho các DN [93]. Do đó DN hoạt động trong môi trường càng cạnh tranh thì có nhu cầu càng lớn về các hệ thống chi phí phức tạp để có thể có được thông tin chi phí sản phẩm chính xác hơn, bởi vì đối thủ cạnh tranh sẽ tận dụng những sai sót của DN để chiếm lợi thế cạnh tranh nếu DN ra quyết định dựa trên những thông tin không chính xác (Drury et al., 1993) [66]. Và sau đó, tiếp tục dòng nghiên cứu của mình, Drury (2000) khẳng định rằng để đạt được sự thành công cũng như cạnh tranh hiệu quả trong một môi trường toàn cầu hóa và ngày càng cạnh tranh, các DN đang phải xem tiêu chí thỏa mãn khách hàng như một trong những ưu tiên hàng đầu. Và do đó, các DN đang phải lựa chọn những phương pháp quản trị mới, thay đổi hệ thống sản xuất, đầu tư vào các công cụ kỹ thuật mới [67]…Và các công cụ kỹ thuật KTQT, như là một phần của hệ thống DN, cũng bị tác động nghiêm trọng bởi những thay đổi này.

Ward (1993) cho rằng “Bất kỳ lợi thế cạnh tranh nào là một khái niệm tương đối, mức độ cạnh tranh của DN chỉ có thể được đánh giá bằng cách so sánh với môi trường bên ngoài [108]. Do đó, HTTT KTQT phải mở rộng đối tượng quan tâm ra bên ngoài (bao gồm cả đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp và khách hàng) bên cạnh việc chú trọng vào các yếu tố bên trong theo truyền thống như chu trình phân tích, hoạch định và kiểm soát kế toán”. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, mức độ cạnh tranh của thị trường đã tác động tới HTTT KTQT theo hướng mở rộng các đối tượng mà HTTT KTQT cần quan tâm. Khi mức độ cạnh tranh của thị trường còn thấp, KTQT chỉ tập trung quan tâm vào các vấn đề bên trong DN, các yếu tố thuộc nội bộ DN, nhưng khi mức độ cạnh tranh tăng lên, KTQT còn cần quan tâm đến cả đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng, tác động của chính sách Nhà nước, biến động của thị trường thế giới, biến động của các ngành sản xuất có liên quan….

Nghiên cứu của Mia and Clarke (1999) cũng chỉ ra rằng, trong môi trường mức độ cạnh tranh gia tăng hay mức độ cạnh tranh bão hòa, các tổ chức sẽ áp dụng các chiến lược khác nhau và do đó, có thể sử dụng các loại thông tin từ HTTT KTQT khác nhau để đối phó với sự cạnh tranh trên các thị trường khác nhau (đang gia tăng hoặc bão hòa) [93]. Khi đó, HTTT KTQT trong các DN cũng sẽ có những thay đổi phù hợp. Tác giả Lê Mộng Huyền, trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra mối liên hệ

của mức độ cạnh tranh ảnh hưởng tới sự thay đổi chiến lược kinh doanh, mức độ cạnh tranh cũng ảnh hưởng tới sự mở rộng phạm vi của HT KTQT, sự thay đổi của chiến lược kinh doanh ảnh hưởng tới sự mở rộng phạm vi của HT KTQT [18]. Như vậy, có thể khẳng định HTTT KTQT trong DN chịu sự tác động của nhân tố mức độ cạnh tranh trong thị trường.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương này luận án đã trình bày một cách hệ thống những lý luận cơ bản về hệ thống thông tin kế toán quản trị từ nền tảng hệ thống thông tin kế toán và kế toán quản trị. Tác giả luận án đã trình bày quan điểm tiếp cận hệ thống thông tin kế toán quản trị như một hệ thống thông tin hỗ trợ các nhà quản lý trong các tổ chức nhằm xây dựng và thực hiện mục tiêu chiến lược của DN, đảm bảo gia tăng giá trị khách hàng và giá trị DN. Chương 1, tác giả đã làm nổi bật các nội dung:

- Khái niệm và cách thức tiếp cận Hệ thống thông tin kế toán quản trị xuất phát từ quan điểm của Hệ thống thông tin;

- Quy trình của hệ thống thông tin kế toán quản trị bao gồm: quy trình thu thập dữ liệu đầu vào, quy trình xử lý dữ liệu đầu vào và quy trình cung cấp thông tin đầu ra - thông tin Kế toán quản trị, hệ thống kiểm soát nội bộ, và trên nền tảng hạ tầng CNTT;

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị;

Chương 1 chính là nền tảng lý luận để tác giả tìm hiểu thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị tại các Tổng công ty xây dựng công trình giao thông của Việt Nam và cũng là căn cứ để tác giả đưa ra những đánh giá về hệ thống thông tin kế toán quản trị và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị ở các Tổng công ty này.

Chương 2

THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

GIAO THÔNG CỦA VIỆT NAM

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO

Trong tài liệu HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN (Trang 87-91)