• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỎA MÃN CÔNG

2.3 Đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc của

2.3.4 Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc

Theo tiêu chuẩn Eigenvalue thì có 1 nhân tố được rút ra. Và 1 nhân tố này giải thích được 65,588% sự biến thiên của 3 biến quan sát vượt ngưỡng 50%. Như vậy các điều kiện hình thành nhân tố được thỏa mãn.

Bảng 2.11: Kết quả EFA của thang đo sự thỏa mãn trong công việc

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS)

Phương pháp rút trích nhân tố Principal Component và phép quay Varimax đã tríchđược 1 nhân tố với hệ số tải nhân tố của các biến khá cao (đều lớn hơn 0,7).

X4: Giá trị của biến độc lập thứ bốn là “Cơ hội đào tạo-thăng tiến”.

X5: Giá trị của biến độc lập thứ năm là “Đồng nghiệp”.

X6: Giá trị của biến độc lập thứ sáu là “Tiền lương”.

X7: Giá trị củabiến độc lập thứ bảy là “Đánh giá thành tích”.

Ei: Phần dư

Các giả thuyết

H0: Các nhân tố chính không có mối tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.

H1: Nhân tố X1có tương quan với sự thỏa mãn công việc củanhân viên tại công ty.

H2: Nhân tố X2 có tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.

H3: Nhân tố X3 có tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.

H4: Nhân tố X4 có tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.

H5: Nhân tố X5 có tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.

H6: Nhân tố X6 có tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.

H7: Nhân tố X7 có tương quan với sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại côngty.

Ma trận tương quan

Bước đầu tiên khi tiến hành phân tích hồi quy là xem xét mối quan hệ tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Thông qua hệ số tương quan Pearson có thể khẳng định biến nào nên đưa vào mô hình.

Bảng 2.12: Ma trận tương quan giữa các biến

X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7

Sự thỏa mãn (Y)

Pearson 0,157 0,329 0,162 0,153 0,262 0,411 0,045

Sig.(1-tailed)

0,003 0,000 0,037 0,010 0,000 0,000 0,418

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Nhìn vào ma trận tương quan cho thấy:

Kết quả kiểm định giữa các biến độc lập bao gồm Bản chất công việc, điều kiện làm việc, cấp trên, đồng nghiệp, tiền lương, Đào tạo – thăng tiến, đánh giá thành tích và biến phụ thuộc sự thỏa mãn công việc cao nhất là 0,411 và thấp nhất là 0,045. Do đó các biến độc lập này có mối tương quan thuận với biến phụ thuộc và bác bỏ giả thuyết H0.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giá trị Sig của các biến độc lập Bản chất công việc, điều kiện làm việc, tiền lương, đồng nghiệp, lãnh đạo, cơ hội đào tạo – thăng tiến bé hơn 5% do đó có sự tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc.

Giá trị Sig của các biến độc lập Đánh giá thành tích lớn hơn 5% do đó giữa biến độc lập này và biến phụ thuộc không có sự tương quan. Vì vậy, ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy và đồng nghĩa với việcbác bỏ giả thuyết H7.

Như vậy, các biến độc lập bản chất công việc, điều kiện làm việc, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp và cơ hội đào tạo và thăng tiến đưa vào mô hình để giải thích sự thỏa mãn công việc của nhân viên tạicông ty cổ phần Cấp nước ThừaThiên Huế.

Sau khi loại bỏ biến quan sát đánh giá thành tích thì ta có phương trình hồi quy như sau:

Y= β0+ β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ ei Trong đó:

Y: Giá trị của biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của nhân viên công ty cổ phần cấp nước ThừaThiên Huế.

X1: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là “Bản chất công việc”

X2: Giá trị biến độc lập thứ hai là “Điều kiện làm việc”.

X3: Giá trị biến độc lập thứ ba là: “Lãnh đạo”.

X4: Giá trị của biến độc lập thứ bốn là “Cơ hội đào tạo-thăng tiến”.

X5: Giá trị của biến độc lập thứ năm là “Đồng nghiệp”.

X6: Giá trị của biến độc lập thứ sáu là “Tiền lương”.

Ei: Phần dư

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có tương quan chặt chẽ với nhau. Với độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor - VIF) của các biến nhỏ và tất cả các hệ số VIF < 2, do đó mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến. Vậy ta có thể kết luận mô hình không bị đa cộng tuyến

Đánh giá độ phù hợp của mô hình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.14: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội

Mô hình R R2 R2hiệu chỉnh

Sai sốchuẩn ước

lượng Durbin-Watson

1 .738a .545 .526 .40452 1.931

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS) Mô hình thường không phù hợp với giá trị thực tế như giá trị R2 thể hiện. Trong tình huống này R2điều chỉnh từ R2 được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Như vậy, để đánhgiáđộ phù hợp của mô hình ta dùng hệ số xác định R2 điều chỉnh. Qua bảng trên ta thấy 7 biến độc lập đưa vào ảnh hưởng 52,6% sự thay đổi của biến phụ thuộc thỏa mãn công việc,còn lại 47,4% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên.

Kiểm định F sử dụng trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể để xem xét biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp của các biến độc lập. Từ kết quả bảng trên, ta thấy trị số thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình với mức ý nghĩa quan sát rất nhỏ = 0,000 ( < 0,05) cho thấy kiểm định F có ý nghĩa thống kê, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Hệ số Durbin-Watson dùng để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất cho thấy mô hình không bị vi phạm khi sử dụng phương pháp hồi quy bội vì giá trị Durbin-Watson đạt 1,931 (nằm trong khoảng từ 0 đến 4) và như vậy có thể kết luận rằng không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình.

Phần dư có thể không tuân theo phân phối chuẩn vì những lý do như sử dụng sai mô hình, phương sai không phải là hằng số, số lượng các phần dư không đủ nhiều để phân tích,… Vì vậy,

ANOVAa Mô hình

Tổng bình

phương df

Trung bình

bình phương F Sig.

1 Hồi quy

33.660 7 4.809 29.386 .000b

Dư 28.145 172 .164

Tổng 61.805 179

Trường Đại học Kinh tế Huế

tác giả nghiên cứu quyết định tiến hành khảo sát phân phối của phần dư bằng phương pháp xây dựng biểu đồ tần số của các phần dư Histogram.

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ kiểm định phân phối chuẩn của phần dư Histogram

Mean = -5.19E-15 gần bằng 0 và độ lệch chuẩn Std.Dev = 0,980 tức gần bằng 1,có thể kết luận rằng giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm. Như vậy có thể kết luận phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn.

Mô hình hồi quy

Bảng 2.15: Kết quả phân tích hồi quy Coefficientsa

Mô hình

Hệ số hồi quy chưa chuẩn

hóa Hệ số

t Sig.

Thống kê đa cộng tuyến

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1 (Constant) -1.546 .488 -3.166 .002

CV(X1) .130 .046 .157 2.839 .005 .869 1.151

DK(X2) .282 .048 .329 5.868 .000 .840 1.191

TL(X6) .375 .049 .411 7.612 .000 .908 1.101

LD(X3) .166 .054 .162 3.095 .002 .962 1.040

DN(X5) .248 .052 .262 4.763 .000 .875 1.143

DT(X4) .148 .051 .153 2.930 .004 .965 1.036

a. Dependent Variable: TM

(Nguồn: Số liệu điều tra và xử lý trên phần mềm SPSS)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Kiểm định t trong phân tích hệ số hồi quy cho ta thấy: giá trị Sig. của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn hoặc bằng 0,05. Do đó ta có thể nói rằng tất cả các biến độc lập đều có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên trong công ty. Tất cả các nhân tố này đều có ý nghĩa trong mô hình và tác động cùng chiều đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên, do các hệ số hồi quy đều mang dấu dương.

Kết hợp giữa kết quả phân tích hồi quy và hệ số tương quan Pearson, tác giả xây dựng được mô hình

Y= -1.340 +0,157*X1+ 0,329*X2 + 0,162*X3 +0,153*X4 +0,262*X5+0,411*X6

Nhìn chung, có tất cả 6 nhân tố có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Và bất cứ một sự thay đổi nào của một trong 6 nhân tố trên đều có thể tạo nên sự thay đổi đối với sự thỏa mãn công việc của nhân viên.

Kết quả hồiquy cho thấy “Tiền lương” là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến mức độ thỏa mãn công việc của nhân viên tức là có hệ số hồi quy lớn nhất. Dấu dương của hệ số Bêta có ý nghĩa mối quan hệ giữa nhân tố “ Tiền lương ” và “ Sự thỏa mãn công việc” có mối quan hệ cùng chiều. Từ kết quả hồiquy ta có Beta = 0,411 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05, nghĩa là khi mức độ thỏa mãn về “Tiền lương” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc của nhân viên tăng lên tương ứng là 0,411 đơn vịvới điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Vậy giả thiết H6được chấp nhận.

Nhân tố “Điều kiện làm việc” với hệ số Beta = 0,329với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi mức độ thỏa mãn về “Điều kiện làm việc” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tăng lên tương ứng 0,329 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đồng nghĩa với mối quan hệ giữa “Điều kiện làm việc” và “Sự thỏa mãn công việc” có tương quan với nhau. Vậy giả thuyết H2 được chấp nhận.

Tiếp đến là nhân tố “ Đồng nghiệp” với hệ số Beta = 0,262 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi mức độ thỏa mãn về “ Đồng nghiệp” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tăng lên tương ứng 0,262 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đồng nghĩa với mối quan hệ giữa “Đồng nghiệp” và “Sự thỏa mãn công việc” có tương quan với nhau. Vậy giả thuyết H5 được chấp nhận.

Nhân tố “Lãnh đạo” với hệ số Beta = 0,162 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi mức độ thỏa mãn về “ Lãnh đạo” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tăng lên tương ứng 0,162 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đồng nghĩa với mối quan hệ giữa

Trường Đại học Kinh tế Huế

“Lãnh đạo”và “ Sự thỏa mãn công việc” có tươngquan với nhau. Vậy giả thuyết H3 được chấp nhận.

Nhân tố “Bản chất công việc” với hệsố Beta = 0,157với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi mức độ thỏa mãn về “ Bản chất công việc” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tăng lên tương ứng 0,157 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đồng nghĩa với mối quan hệ giữa “Bản chất công việc” và “ Sự thỏa mãn công việc” có tương quan với nhau. Vậy giả thuyết H1được chấp nhận.

Cuối cùng là Nhân tố “Đào tạo – thăng tiến” với hệ số Beta = 0,153 với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05, nghĩa là khi mức độ thỏa mãn về “ Đào tạo – thăng tiến” tăng lên 1 đơn vị thì sự thỏa mãn công việc tăng lên tương ứng 0,153 đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đồng nghĩa với mối quan hệ giữa “ Đào tạo – thăng tiến” và “ Sự thỏa mãn công việc” có tương quan với nhau. Vậy giả thuyếtH4được chấp nhận.

Thông qua các hệ số hồi quy chuẩn hoá, ta biết được mức độ quan trọng của các yếu tố tham gia vào phương trình. Cụ thể, nhân tố “Tiền lương” có ảnh hưởng nhiều nhất (Beta = 0,411) và nhân tố “Đào tạo – thăng tiến” cóảnh hưởng ít nhất (Beta = 0,153) đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty.Tuy nhiên thì tát cả các nhân tố đều có ảnh hưởng đến sự thảo mãn công việc, do đó để nâng cao sự thỏa mãn công việc cho nhân viên, công ty cần làm tốt hơn các công tác về điều kiện làm việc, tiền lương, đồng nghiệp cũng như đào tạo – thăng tiến, lãnh đạo, bản chất công việc. Có như vậy, sự thỏa mãn công việc của nhân viên sẽ nâng cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển đổi mới của công ty trong tương lai.

2.3.5 Đánh giá của nhân viên về các nhân tố ảnh hưởng đên sự thỏa mãn công việc