• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ truyền hình

2.2.3. Phân tích tương quan và hồi quy

2.2.3.2. Phân tích hồi quy

Sau khi tiến hành phân tích tương quan giữa các biến theo thứ tự từng yếu tố, tiến hành nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích hồi quy. Có thể thấy mô hình hồi quy mà nghiên cứu cần áp dụng là mô hình hồi quy đa biến (mô hình hồi quy bội). Sau khi xem xét mức độ tương quan giữa các biến, mô hình lý thuyết phù hợp cho nghiên cứu gồm 6 biến quan sát: “Nhận thức sự hữu ích”, “Nhận thức dễ sử dụng”, “Giá cước”,

“Chất lượng dịch vụ” và “Dịch vụ khách hàng”, “Nhóm tham khảo”. Trong đó, đánh giá chung về “Quyết định sử dụng” là biến phụ thuộc, các biến còn lại là biến độc lập.

Mô hình hồi quy được xây dựng như sau:

QD= β0 + β1SHI + β2DSD + β3GC + β4CLDV + β5DVKH + β6NTK + ei Trong đó:

QDSD: Giá trị của biến phụ thuộc là “Quyết định mua”.

SHI: Giá trị của biến độc lập thứ nhất là “Nhận thức sự hữu ích”.

DSD : Giá trị của biến độc lập thứ hai là “Nhận thức dễ sử dụng”.

GC : Giá trị của biến độc lập thứ ba là “Giá cước”.

CLDV: Giá trị của biến độc lập thứ tư là “Chất lượng dịch vụ”.

DVKH: Giá trị của biến độc lập thứ năm là “Dịch vụ khách hàng”.

NTK: Giá trị của biến độc lập thứ sáu là “Nhóm tham khảo”

Các giả thuyết:

H0: Các nhân tố ảnh hưởng không có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

H1: Nhân tố SHI có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

Trường Đại học Kinh tế Huế

H2: Nhân tố DSD có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

H3: Nhân tố GC có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

H4: Nhân tố CLDV có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

H5: Nhân tố DVKH có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

H6: Nhân tố NTK có tương quan với quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

*Hồi quy mô hình sử dụng phương pháp Enter

Sau khi tiến hành các phép kiểm định phân phối chuẩn, kiểm định tương quan cũng như kiểm định độ phù hợp của mô hình, nhận thấy các điều kiện đều thỏa mãn để hồi quy mô hình theo phương pháp Enter.

Kết quả hồi quy mô hình bằng phương pháp Enter như sau:

Bảng 8: Đánh giá về độ phù hợp của mô hình hồi quy Model R R2 R2hiệu chỉnh Sai số chuẩn của

ước lượng

Durbin-Watson

1 0,725a 0,525 0,503 0,46075 1,791

(Nguồn: Kết quả xử lí trên SPSS) Qua bảng trên, có thể thấy kiểm định F cho giá trị p – value (Sig.) < 0,05, R2 hiệu chỉnh là 0,503. Nghĩa là là 50,3% biến thiên của biến phụ thuộc “quyết định sử dụng” được giải thích bởi 6 nhân tố độc lập. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp.

 Kiểm tra tự tương quan: ta thấy hệ số Durbin- Watson bằng 1,791 thuộc trong khoảng [1,6-2,6] nên có thể kết luận mô hình không có hiện tượng tự tương quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 9: Hệ số tương quan Mô hình Hệ số hồi

quy chưa chuẩn

hóa

Độ lệch chuẩn

Hệ số hồi quy chuẩn

hóa

Giá trị t Mức ý nghĩa

Sig.

Hệ số chấp nhận

VIF

(Constant) -0,526 0,339 -1,550 0,124

SHI 0,146 0,064 0,150 2,268 0,025 0,848 1,179

DSD 0,357 0,073 0,333 4,856 0,000 0,789 1,267

GC 0,152 0,071 0,154 2,157 0,033 0,726 1,378

CLDV 0,175 0,072 0,168 2,435 0,016 0,775 1,290

DVKH 0,155 0,069 0,153 2,252 0,026 0,800 1,250

NTK 0,133 0,045 0,189 2,923 0,004 0,891 1,122

(Nguồn: Kết quả xử lí trên SPSS) Qua bảng hệ số tương quan, cho ta thấy các giá trị sig. của các biến độc lập điều nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ tập hợp các biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Như vậy, có thể viết lại phương trình hồi quy như sau:

QD= 0,146SHI + 0,357DSD + 0,152GC + 0,175CLDV + 0,155DVKH + 0,133NTK + ei

Như vậy theo mô hình hồi quy có 6 nhân tố tiến hành kiểm định tác động đến quyết định sử dụng của khách hàng đối với dịch vụ dịch vụ truyền hình FPT Play Box.

SHI = 0,146 Dấu (+) phản ánh mối quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá nhận thức về sự hữu ích (SHI) tăng thêm 1 điểm thì mức độ quyết định sử dụng dịch vụ sẽ tăng thêm 0,46 điểm.

DSD = 0,357 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá nhận thức dễ sử dụng (DSD) tăng thêm 1 điểm thì mức độ quyết định sử dụng sẽ tăng thêm 0,357 điểm.

GC = 0,152 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về Giá cước (GC) tăng thêm 1 điểm thì mức độ quyết định sử dụng sẽ tăng thêm 0,152 điểm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CLDV = 0,175 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về Chất lượng dịch vụ (CLDV) tăng thêm 1 điểm thì mức độ quyết định sử dụng sẽ tăng thêm 0,175 điểm.

DVKH= 0,155 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về Dịch vụ khách hàng (DVKH) tăng thêm 1 điểm thì mức độ quyết định sử dụng sẽ tăng thêm 0,155 điểm.

NTK= 0,133 Dấu (+): Quan hệ cùng chiều. Khi đánh giá về Nhóm tham khảo (NTK) tăng thêm 1 điểm thì mức độ quyết định sử dụng sẽ tăng thêm 0,133 điểm

Như vậy, trong các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ truyền hình FPT Play Box thì nhân tố “Nhận thức dễ sử dụng” có ảnh hưởng lớn nhất, tiếp theo đó là nhân tố “Giá cước” và Nhân tố “Nhận thức về sự hữu ích” là nhân tố ảnh hưởng thấp nhất. Đây cũng chính là lý do mà doanh nghiệp cần quan tâm đến những lợi ích cần thiết cho nhu cầu sử dụng dịch vụ và đưa ra những chính sách chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng.

Xem xét hiện tượng đa cộng tuyến

Mô hình hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi có giá trị hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) lớn hơn hay bằng 10.

Nhìn vào bảng hệ số tương quan, với mức độ chấp nhận (Tolerance) lớn và hệ số VIF(Variance Inflation Factor) của các biến nhỏ có thể thấy mô hình hồi quy không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.