• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) cho

Chương 2: ÁP DỤNG MÔ HÌNH IPA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BÁN HÀNG

2.2. Áp dụng mô hình IPA đánh giá năng lực bán hàng của nhân viên bán hàng

2.2.2. Đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng trên địa bàn thành phố huế:

2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA) cho

Phân tích nhân tố EFA (Exploratory Factor Analysis) là một kỹ thuật nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Mỗi một biến quan sát sẽ được tính một tỷ số gọi là Hệ số tải nhân tố (factor loading), hệ số này cho người nghiên cứu biết được mỗi biến đo lường sẽ thuộc về những nhân tố nào.

Yêu cầu: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) phải có giá trị trong khoảng 0,5<KMO<1. Thêm vào đó hệ số tải nhân tố của từng biến quan sát phải có giá trị lớn hơn 0.45, điểm dừng khi Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố ) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích dùng để giải thích bởi từng nhân tố lớn hơn 50% mới thỏa mãn yêu cầu của phân tích nhân tố (Gerbing

& Anderson,1988). Cùng với việc sử dụng kiểm định Bartlet để xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát trong tổng thể. Kiểm định Bartlet phải có

Trường ĐH KInh tế Huế

ý nghĩa thống kê (Sig<0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể.(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, 262).

Rút tích các tiêu chí năng lực của nhân viên bán hàng trên địa bàn thành phố Huế lần 1:

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 được thể hiện như sau:

Bảng 2.2: Kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .875

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 1474.815

df 190

Sig. .000

Nguồn: Xử lý số liệu spss 20 - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Với kết quả kiểm định KMO là 0.875 thỏa mãn điêu kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Trị số KMO lớn cho nên có ý nghĩa phân tích nhân tố

- Kiểm định Bartlett (Sig. < 0.05) : dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Dựa vào kết quả thì giá trị Sig. bé hơn 0.05 thì nó có ý nghĩa thống kê vì vậy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Như vậy ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó.

Kết quả phân tích nhân tố (EFA) lần 1 (Phụ lục 3) cho thấy trong 20 biến quan sát, có biến quan sát ―Kiến thức về sản phẩm dịch vụ chính sách bán hàng của ĐTCT‖

có hệ số tải nhân tố (Factor loading) < 0.5 vì vậy biến này sẽ bị loại ra khỏi hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng trên địa bàn thành phố Huế. Hệ số tải nhân tố của các biến còn lại đều > 0.5 nên các biến quan sát này có ý nghĩa quan trọng trong các nhân tố, chúng có ý nghĩa thiết thực. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0.5 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố.

Trường ĐH KInh tế Huế

Tiếp theo,trong luận văn này sử dụng 2 tiêu chuẩn đó là tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) và tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria) để xác định được số lượng nhân tố:

- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo. Các nhân tố không quan trọng sẽ bị loại bỏ và giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố, nhân tố nào có Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại trong mô hình phân tích. Kết quả phân tích EFA lần 1 cho ra 3 nhân tố và điểm dừng khi rút tích nhân tố thứ 3 với Eigenvalue = 1.201 nên đạt yêu cầu.

- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố có ý nghĩa nếu tổng phương sai trích > 50%. Dựa vào bảng Total Variance Explained tổng phương sai trích là 55.891% > 50% thể hiện rằng 3 nhân tố rút ra giải thích được 55.891% biến thiên của dữ liệu. Vì vậy, phân tích nhân tố là phù hợp.

Kết quả phân tích EFA lần 1có biến ―Kiến thức về sản phẩm dịch vụ chính sách bán hàng của ĐTCT‖ bị loại khỏi mô hình nên nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích EFA lần 2.

Rút tích các tiêu chí năng lực của nhân viên bán hàng trên địa bàn thành phố Huế lần 2:

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 được thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Kiểm định KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .876 Bartlett's Test of

Sphericity

Approx. Chi-Square 1399.220

df 171

Sig. .000

Nguồn: Xử lý số liệu spss 20 - Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin).Với kết quả kiểm định KMO lần 2 là 0.876 thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1: Trị số KMO lớn cho nên có ý nghĩa phân tích nhân tố

Trường ĐH KInh tế Huế

- Kiểm định Bartlett (Sig. < 0.05) :Dựa vào kết quả lần này thì giá trị Sig. <

0.05 thì nó có ý nghĩa thống kê vì vậy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Như vậy ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng các kết quả đó.

Kết quả phân tích nhân tố (EFA) lần 2 (Phụ lục 3) cho thấy trong 19 biến quan sát còn lại sau khi đã loại bỏ một biến thì tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố

> 0.5 nên chung có ý nghĩa quan trọng trong các nhân tố. Mỗi biến quan sát có sai biệt về hệ số tải nhân tố đều ≥ 0.5 nên đảm bảo được sự phân biệt giữa các nhân tố.

Theo kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2:

- Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) : Nhìn vào bảng kết quả cho ra 3 nhân tố có giá trị Eigenvalue > 1 và điểm dừng khi rút tích nhân tố thứ 3 với Eigenvalue = 1.198 nên đạt yêu cầu

- Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố có ý nghĩa nếu tổng phương sai trích > 50%. Dựa vào bảng Total Variance Explained tổng phương sai trích cho lần thứ 2 là 57.347% > 50% thể hiện rằng 3 nhân tố rút ra giải thích được 57.347% biến thiên của dữ liệu. Vì vậy, phân tích nhân tố là phù hợp.

Vậy sau khi phân tích EFA lần 2 không có biến nào bị loại nữa và tất cả các giá trị điều thỏa mãn yêu cầu cho nên phân tích nhân tố là phù hợp và xác định được 3 nhân tố mới từ các biến trong mô hình, 3 nhân tố được xác định được mô tả như sau:

Nhóm nhân tố thứ 1: Kỹ năng – kinh nghiệm (KN), có giá trị Eigenvalue = 6.519> 1, nhân tố này liên quan đến kỹ năng của nhân viên bán hàng chính là năng lực thực hiện các công việc, biến kiến thức thành hành động (Dave, 1975). Nhân tố này được mô tả thông qua sự tác động của các tiêu chí như:

- Kỹ năng giao tiếp bằng lời

- Kỹ năng sắp xếp trưng bày hàng hóa - Kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng

Trường ĐH KInh tế Huế

- Kỹ năng trình bày thông điệp bán hàng - Kỹ năng thuyết phục khách hàng - Kỹ năng thỏa mãn nhu cầu khách hàng - Kỹ năng kết thúc bán hàng

- Kiến thức về hoạt động của khách hàng - Kiến thức về dòng sản phẩm

Nhân tố ―Kỹ năng – kinh nghiệm‖ giải thích được 39.615% phương sai và là nhân tố có tỷ lệ giải thích biến động lớn nhất. Trong các biến quan sát thì biến quan sát: ―Kỹ năng trình bày thông điệp bán hàng‖ được cho là có ảnh hưởng đến sự đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng trên địa bàn thành phố Huế với hệ số tải nhân tố là 0.797.

Nhóm nhân tố thứ 2: Phẩm chất – thái độ (PC), có giá trị Eigenvalue = 1.954> 1, nhân tố này liên quan đến các phẩm chất và hành vi thể hiện thái độ của cá nhân với công việc, động cơ, cũng như những tố chất cần có để đảm nhận tốt công việc (Harrow,1972). Nhân tố này được mô tả thông qua sự tác động của các tiêu chí như:

- Cần cù siêng năng - Trung thực

- Tự tin

- Tận tâm, nhiệt tình - Đam mê học hỏi - Sự sáng tạo

Nhân tố ―Phẩm chất – thái độ‖ giải thích được 9.882% phương sai và là nhân tố có tỷ lệ giải thích biến động lớn thứ hai. Trong nhân tố này thì biến quan sát: ―Trung thực ‖ được cho là có ảnh hưởng đến sự đánh giá năng lực của nhân viên bán hàng trên địa bàn thành phố Huế với hệ số tải nhân tố là 0.848.

Nhóm nhân tố thứ 3: Kiến thức – Trình độ (KT), có giá trị Eigenvalue = 1.198> 1 nhân tố này là năng lực cơ bản mà một cá nhân cần hội tụ khi tiếp nhận một công việc. Công việc càng phức tạp thì cấp độ yêu cầu về các năng lực này

Trường ĐH KInh tế Huế

càng cao. Các năng lực này sẽ được cụ thể hóa theo đặc thù của từng doanh nghiệp.

Nhân tố này được mô tả thông qua sự tác động của các tiêu chí như:

- Kiến thức về công ty

- Kiến thức về thị trường và sản phẩm của khách hàng - Kỹ năng làm việc nhóm

- Sự cầu tiến trong công việc

Nhân tố ― Kiến thức – trình độ‖ giải thích được 7.850% phương sai. Biến quan sát ―Kiến thức về công ty‖ là yếu tố tác động lớn nhất trong nhóm yếu tố này với hệ số tải nhân tố là 0.817.

2.2.2.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo các nhân tố vừa được rút trích – kiểm