• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng của nghề bán hàng hiện nay và tình hình bán lẻ hàng hóa,dịch vụ

Chương 2: ÁP DỤNG MÔ HÌNH IPA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BÁN HÀNG

2.1. Thực trạng của nghề bán hàng hiện nay và tình hình bán lẻ hàng hóa,dịch vụ

Chương 2: ÁP DỤNG MÔ HÌNH IPA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC BÁN HÀNG

Các công ty cần doanh số, điều đó bắt buộc họ phải chú trọng hơn đến đội ngũ nhân viên bán hàng. Vì vậy, nhiều công ty sẵn sàng chi trả chi phí cao cho việc huấn luyện nhân viên bán hàng. Điển hình tại Johnson&Johnson hay Sanmiguel Foods, sau khi trúng tuyển các nhân viên được đưa sang Phillipines hoặc Singapore để đào tạo từ 1-3 tháng tùy vị trí. Các nhân viên này được huấn luyện và đẩy ra thị trường để bán hàng trực tiếp như nhân viên bản xứ, sau đó mới quay trở lại Việt Nam và chính thức làm việc. Ước tính chi phí cho đào tạo cơ bản của các công ty này không dưới 3000$ cho một nhân viên mới vào.

Sự đầu tư còn đáng kể hơn nữa trong các ngành bán hàng mang tính tư vấn như bảo hiểm, ngân hàng và bán hàng công nghiệp. Nhân viên của Bảo Minh CMG đã có giai đoạn được đầu tư trang phục, máy xách tay, thậm chí cả xe máy Vespa làm phương tiện đi lại đủ để thuyết phục khách hàng trong 5 phút đầu tiên gặp mặt.

Nhân viên bán hàng cấp độ thấp nhất (level 1) của Siemen Việt Nam khi đi ra ngoài được đầu tư vật dụng và trang thiết bị đắt tiền, thể hiện đẳng cấp của người bán hàng chuyên nghiệp.

Thực tế cho thấy bán hàng đang trở thành một nghề hấp dẫn, rộng mở và đầy lôi cuốn với nguồn nhân lực trẻ trong xã hội hiện nay. Các ứng viên thì luôn có cơ hội trở thành một nhân viên bán hàng chính thức ở một công ty nào đó, mà không bắt buộc phải qua một trường lớp nào liên quan đến công việc, vị trí họ ứng tuyển.

2.1.2. Tình hình Bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tỉnh Thừa Thiên Huế:

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2017 ước đạt 2.830,7 tỷ đồng, tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 8,59% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 177,1 tỷ đồng, chiếm 6,26% tổng số, giảm 1,73% so với tháng trước và tăng 18,57% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài Nhà nước 2.580,9 tỷ đồng, chiếm 91,17%, tương ứng tăng 2,62% và tăng 8,31%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 72,7 tỷ đồng, chiếm 2,57%, tăng 5,16% và

giảm 2,38%.

Trường ĐH KInh tế Huế

Xét theo ngành hàng, doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3/2017 ước đạt 2.174,8 tỷ đồng, chiếm 76,83% tổng số, tăng 1,04% so với tháng trước và tăng 9,27% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các mặt hàng có doanh thu bán lẻ tăng so với tháng trước như sau: gỗ và vật liệu xây dựng tăng 3,56%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng 2,09%; sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy tăng 3,68%; hàng hóa khác tăng 2,03%. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tháng 3/2017 ước đạt 494,2 tỷ đồng, chiếm 17,46% tổng số, tăng 8,82% so với tháng trước và tăng 6,55% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành đạt 14,3 tỷ đồng, chiếm 0,5%, tương ứng tăng 14,17% và tăng 4,4%; doanh thu dịch vụ khác 147,4 tỷ đồng, chiếm 5,21%, tăng 1,39% và tăng 6,15%.

Tính chung ba tháng đầu năm 2017, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh ước đạt 8.427,6 tỷ đồng, tăng 8,33% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kinh tế Nhà nước đạt 552,6 tỷ đồng, chiếm 6,56% tổng số và tăng 13,44% so cùng kỳ năm trước; kinh tế ngoài Nhà nước 7.633 tỷ đồng, chiếm 90,57% và tăng 8,21%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 242 tỷ đồng, chiếm 2,87%

và tăng 1,39%. Trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng đầu năm 2017, kinh doanh bán lẻ hàng hóa ước đạt 6.546,6 tỷ đồng, chiếm 77,68% tổng số và tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước; dịch vụ lưu trú và ăn uống 1.396,4 tỷ đồng, chiếm 16,57% và tăng 6,57%; du lịch lữ hành 39 tỷ đồng, chiếm 0,46% và tăng 4,12%; dịch vụ khác 445,5 tỷ đồng, chiếm 5,29% và tăng 5,27%.

Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2017, tình hình thị trường cung cầu hàng hóa và giá cả trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ được sự ổn định. Nhằm kích cầu tiêu dùng, các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và giá trị khuyến mại lớn.

Từ đầu năm đến nay, có khoảng 2.750 thông báo khuyến mại với tổng trị giá sản phẩm khuyến mại đạt khoảng 841 tỉ đồng; tổ chức 11 chuyến bán hàng bình ổn thị trường kết hợp đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa với doanh số bán hàng khoảng 900 triệu đồng. Hoạt động thương mại điện tử cũng diễn ra sôi động với 12 website được đăng ký mới, nâng tổng số trang thương mại điện tử hoạt động trên địa bàn tỉnh lên 45 Website.

Trường ĐH KInh tế Huế

Để thúc đẩy hoạt động thương mại, dịch vụ, thời gian tới, ngành Công Thương tiếp tục triển khai tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi năm 2017; tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản, đặc sản, thủ công mỹ nghệ. Nhất là tổ chức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước như tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2017, Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2017 vào tháng 7 tại thủ đô Viêng-chăn (Lào) và hội nghị về công tác khuyến công khu vực miền Trung- Tây Nguyên

Nguồn: Sở công thương TTT Huế.

Trường ĐH KInh tế Huế

2.2. Áp dụng mô hình IPA đánh giá năng lực bán hàng của nhân viên