• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ

2.2. Kết quả nghiên cứu

2.2.2 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Ý định sử dụng thẻ tín dụng

2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA

Từ kết quả xử lí số liệu, phân tích thang đo trên, ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tất cả các nhân đều lớn hơn 0.6.Tất cả các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn 0.3 nên ta sẽ giữ lại tất cả các biến. Do vậy các thang đo “Độ tin cậy của khách hàng”, “Chuẩn chủ quan về hành vi sửu dụng thẻ tín dụng quốc tế”, “Nhận thức hữu ích đối với hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế”, “Chi phí liên quan đến sử dụng thẻ tín dụng quóc tế”, “Ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế”được xem là phù hợp và đáng tin cậy (xem thêm phụ lục).

Sau quá trình phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha của 21 biến quan sát của 5 biến độc lập sẽ đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

6.Ý định sử dụng thẻ tín dụng Cronbach’s Alpha = 0.837 quốc tế MBbank

Anh/ chị sẽ sử dụng thử thẻ tín dụng quốc tế MBBank

YDSD1 0.752 0.725

Anh/ chị sẽ chắc chắn sử dụng thẻ tín dụng quốc tế MBBank

YDSD2 0.716 0.759

Anh/ chị sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè sử dụng thẻ tín dụng quốc tế MBBank

YDSD3 0.640 0.840

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS) Kết quả hệ số Cronbanch’s Alpha đối với nhân tố “Ý định sử dụng thẻ tín

dụng quốc tế” là 0,837 và các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên biến “Ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế MBbank” là phù hợp và đáng tin cậy.

Để rút trích những nhân tố ảnh hướng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội được thực hiện bởi hệ số KMO (Kaiser Meyer-Olikin of Sampling Adequacy) và Bartlet’s Test.

- KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, trang 31, năm 2008).

- Đại lượng Bartlett’s test of sphericity là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu Sig. kiểm định này bé hơn hoặc bằng 0,05 kiểm định có ý nghĩa thống kê, có thể sử dụng kết quả phân tích EFA (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, tập 2, trang 30, năm 2008).

- Tiêu chuẩn Kaiser nhằm xác định số nhân tố được trích từ thang đo, để xác định cần xem xét giá trị Eigenvalue. Tiểu chuẩn phương sai trích nhằm xem xét phân tích nhân tố có thích hợp không.

2.2.2.2.1 Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập

Trước khi tiến hành phân tích nhân tố cần kiểm tra phương pháp này có phù hợp hay không. Thực hiện phân tích nhân tố lần đầu tiên, đưa 21 biến quan sát ảnh hưởng đến ý định sử dụng của khách hàng vào phân tích nhân tố EFA.

Bảng 2.8 Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s của các biến độc lập Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.829

Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 911.154

Df 210

Sig. .000

(Nguồn: Kết quả xử lí số liệu SPSS) Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s với KMO = 0.829 nên phân tích nhân tố phù hợp. Giá trị Sig. của kiểm định Bartlett’s = 0.000 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Như vậy, dữ liệu dùng để phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.

Giá trị Eigenvalues đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố nào có Eigenvalues lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích, nhân tố nào có Eigenvalues nhỏ hơn 1 bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Việc làm này giúp nâng cao độ tin cậy cũng như chính xác cho thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Trường Đại học Kinh tế Huế

rút ra được 5 nhân tố với giá trị Eigenvalues là Eigenvalues = 1,103 > 1 (phụ lục) thỏa mãn điều kiện. Tổng phương sai trích là 60.865% > 50% (thỏa mãn điều kiện) điều này chứng tỏ 60,865% sự biến thiên của dữ liệu được giải thích bởi 5 nhân tố này.

Bảng 2.9 Ma trận xoay nhân tố của biến độc lập Nhóm nhân tố

-Phương sai trích

Tên biến

Hệ số tải nhân tố

1 2 3 4 5

Nhận thức hữu ích (28.246%)

HI2 0.748

HI5 0.747

HI4 0.721

HI1 0.706

HI3 0.685

Độ tin cậy (13.469%)

TC2 0.746

TC1 0.737

TC5 0.699

TC4 0.595

TC3 0.571

Nhận thức kiểm soát hành vi

(7.410%)

KSHV1 0.803

KSHV2 0.790

KSHV4 0.781

KSHV3 0.707

Chi phí liên quan (6.491%)

CP3 0.755

CP1 0.724

CP4 0.705

CP2 0.580

Chuẩn chủ quan (5.250%)

CCQ3 0.836

CCQ1 0.758

CCQ2 0.702

Trường Đại học Kinh tế Huế

Giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading cần phải phụ thuộc vào kích thước mẫu. Với từng kích thước mẫu khác nhau, mức trọng số nhân tố để biến quan sát có ý nghĩa thống kê là hoàn toàn khác nhau. Với điều tra nghiên cứu có kích thước mẫu là 120, hệ số tải tương ứng là 0,5.

Ma trận xoay nhân tố được thể hiện rõ ở bảng, tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5 và các biến đều chỉ tải một nhân tố duy nhất nên phân tích nhân tố đạt yêu cầu. Phân tích nhân tố đã cho kết quả 21 biến được nhóm vào 5 nhân tố, các biến vẫn nhóm với nhau như mô hình đề xuất ban đầu nên tên gọi từng nhóm vẫn giữ nguyên. Các nhân tố sẽ được sử dụng để tính toán thành các biến mới cho việc phân tích hồi quy.

Nhân tố 1: Nhận thức hữu ích

Các biến quan sát thể hiện rõ lợi ích của việc sử dụng thẻ tín dụng quốc tế. Nếu khách hàng biết rõ về thẻ tín dụng quốc tế thì nhận ra việc sử dụng nó sẽ đem lại lợi ích gì cho bản thân. Sự hữu ích của thẻ tín dụng quốc tế có tác động lớn đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng.

Phương sai trích của nhân tố này đạt 28.246, đây là nhân tố có phương sai trích lớn nhất trong 5 nhóm nhân tố, gồm 5 biến quan sát và hệ số tải của 6 biến quan sát đều đạt trên 0.6 chứng tỏ thang đo đạt giá trị hội tụ và phân biệt trong nhân tố này.

Nhân tố 2: Độ tin cậy

Đây là nhóm nhân tố thể hiện niềm tin của khách hàng đối với các sản, phẩm dịch vụ và đối với MBbank. Độ tin cậy là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quyết định sử dụng.

Nhóm nhân tố này có phương sai trích đứng thứ 2 và phương sai trích là 13.469%, và hệ số tải của các biến đều lớn hơn 0.5 các biến chứng tỏ thang đo đạt giá trị hội tụ và phân biệt trong nhân tố này

Nhân tố 3: Nhận thức kiểm soát hành vi

Nhóm nhân tố này cho biết khả năng quản lí chi tiêu của khách hàng và khả năng trả nợ thẻ của họ, đánh giá của khách hàng về mức dộ khó dễ của việc sử dụng thẻ TDQT.

Nhóm nhân tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” có phương sai trích 7.410% và mức độ tải của các biến trong nhóm nhân tố này đều lớn hơn 0.7 chứng tỏ thang đo nhận thức kiểm soát hành vi được xây dựng dựa trên các yếu tố nhận thức kiểm soát

Trường Đại học Kinh tế Huế

hành vi ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân ở MBbank đạt giá trị hội tụ và phân biệt trong nhân tố

Nhân tố 4: Các chi phí liên quan

Đây là nhóm nhân tố đưa ra các quan điểm của khách hàng về việc các chi phí phát sinh mà khách hàng phải trả để sử dụng thẻ tín dụng quốc tế.

Nhóm nhân tố này có phương sai trích 6.491% và hệ số tải đều lớn hơn 0.5 chứng tỏ thang đo Các chi phí liên quan được xây dựng dựa trên các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng và đạt giá trị hội tụ, phân biệt.

Nhân tố 5: Chuẩn chủ quan

Nhóm nhân tố này đưa ra những quan điểm của khách hàng về bản thân và tác động của những người xung quanh lên ý định sử dụng của họ.

Nhóm nhân tố này có phương sai trích 5.250% và hệ số tải của các biến trong nhóm đều lớn 0.7 chứng tỏ thang đo được xây dựng dựa trên các yếu tố liên quan đến chuẩn chủ quan về hành vi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của MBbank đạt giá trị hội tụ và phân biệt trong nhân tố

Nhìn chung, các biến quan sát đều có hệ số tải trên 0.5 và đạt yêu cầu. Phương sai trích của nhân tố “Nhận thức hữu ích” lớn hơn so với các nhân tố còn lại chứng tỏ

“Nhận thức hữu ích” có ý nghĩa cao hơn các biến khác trong việc giải thích sự biến thiên của dữ liệu.

2.2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến Ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế

Ý định sử dụng thẻ TDQT của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quân đội gồm 3 biến quan sát và sau khi phân tích được kết quả ở bảng:

Bảng 2.10 Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s của biến Ý định sử dụng Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.706

Bartlett's Test of Sphericity

Approx. Chi-Square 149.310

df 3

Sig. .000

Trường Đại học Kinh tế Huế

Với giá trị Sig. trong kiểm định Bartlett’s = 0,00 < 0,05 chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể, hệ số KMO = 0,706 đủ điều kiện nên việc phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu mẫu.

Bảng 2.11 Kết quả phân tích nhân tố khám phá với biến phụ thuộc Hệ số tải

Ý định sử dụng

YDSD1 0.900

YDSD2 0.882

YDSD3 0.829

Hệ số Eigenvalues = 2.277

Tổng phương sai trích = 75.887%

(Nguồn: Xử lý số liệu SPSS) Sau khi tiến hành phân tích EFA chỉ có một nhân tố rút trích với giá trị Eigenvalues= 2.277 >1 và tổng phương sai trích là 75.887%, hệ số tải của 3 biến quan sát đều lớn hơn 0.5 nên tất cả được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu.

2.2.3 Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của khách hàng cá nhân tại MBbank – Chi nhánh Huế