• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch mạo hiểm

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MẠO HIỂM TẠI VƯỜN

2.3. Thực trạng phát triển du lịch mạo hiểm tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

2.3.6. Chính sách đầu tư, quy hoạch phát triển du lịch mạo hiểm

Với sự ra đời và phát triển lớn mạnh của du lịch VQG PNKB, một số công trình lớn nghiên cứu về quy hoạch du lịch chung đã rađời như:Cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịchVQG PNKB 2010, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm2020, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch VQG PNKB đến năm 2020 và tầm nhìnđến năm 2025, Các bài viết nghiên cứu về sản phẩm du lịch VQG PNKB, Nghị quyết 03 của tỉnh ủy Quảng Bình về chiến lược phát triển du lịch VQG PNKB trong các năm 2020 và định hướng đến năm 2025.Quy hoạch phát triển du lịch Khu vực VQG PNKB giai đoạn 2010-2010, tầm nhìnđến năm 2025

Formatted:Font: Not Italic, Pattern: Clear (White)

Formatted:Expanded by 0.1 pt Formatted:0. Thân, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:0. Thân, Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:0. Thân, Space Before: 0 pt, After: 0 pt, Line spacing: Multiple 1.52 li

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and

Trong tất cả các nghiên cứu này đều không thấy nhắc đến việc xây dựng chiến lược và quy hoạch du lịch mạo hiểm, mà chủ yếu là các sản phẩm,loại hình du lịch đã vàđang tồn tại tạiVQG PNKB.

Tại nhiều cuộc hội thảo vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho sự phát triển của du lịch LVQG PNKB mặc dù tất cả đều thừa nhận điểm nổi bật của du lịch VQG PNKBlà tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

Vì vậy mà hiện nay các dự án đầu tư vào việc phát triển du lịch mạo hiểm cũng chưa có, nếu có chỉ là khu vực Hang Sơn Đoòng thuộc công ty du lịchOxalis Adventure với hệ thống Hang động kỳ vỹgây cảm giác mạo hiểm phần nào cho du khách

Formatted:Expanded by 0.1 pt Formatted:0. Thân, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:0. Thân, Line spacing: Multiple 1.52 li

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and grammar

.

2.3.2.3. Công tác bảo vệ phát huy các giá trị truyền thống a) Bảo tồn di tích lịch sử-văn hóa

Một trong những tiềm năng quan trọng cho việc phát triển du lịch tại VQG PN-KB chính là hệ thống các di tích lịch sử-văn hóa.

Hiện nay, VQG PN-KB đãđưa 06 di tích lịch sửvào khai thác du lịch và ngày càng thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan tìm hiểu, cụ thể gồm di tích: Hang Tám thanh niên xung phong (Hang Tám cô); Hang Y tá; Bến phà Xuân Sơn; Đường 20 Quyết thắng; Đường trọng điểm 12; Đền Tiên sư Cốc Từ. Trong những năm qua, song song với quá trình khai thác đó thì công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử nói trên luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, đầu tư của các cấp chính quyền. Trong 06 di tích cấp Quốc gia tại Vườn có 05 di tích đãđược tôn tạo (gồm Hang Tám Cô, Hang Y Tá, Bến phà Xuân Sơn, Đường 20 Quyết Thắng; Đường trọng điểm 12) và 01 di tích (Đền Tiên sư Cốc Từ) mới được tôn tạo một phần.

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều vấn đề đáng quan tâm, như việc tôn tạo và bảo tồn còn chậm, thiếu đồng bộ, chưa tạo được điểm nhấn trong khai thác phục vụ dulịch.

b) Bảo tồn phát huy các phong tục, tập quán, lễ hội

Tại VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, ngoài dân tộc Kinh (chủ yếu sinh sống tại vùng đệm của Vườn) còn có hai dân tộc thiểu số được xếp hạng trong số 54 dân tộc Việt Nam là dân tộc Bru Vân Kiều và dân tộc Chứt. Dân tộc Bru Vân Kiều gồm các tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Sộ và Trì; dân tộc Chứt gồm các tộc người: Sách, Mày, Rục và Arem. Các dân tộc này có mặt ở đây từ lâu đời, có nền văn hóa truyền thống độc đáo, phong phú nhưng trìnhđộ phát triển kinh tế lại thấp. Đời sống tinh thần từ tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ, đời sống tình cảm của người Bru Vân Kiều và người Chứt gắn bó với rừng núi và nương rẫy, từ đó hình thành một hệ thống lễ hội có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Thông qua lễ và hội, du khách có thể hiểu biết được phong

Formatted:English (U.S.), Expanded by 0.1 pt

Formatted:Font: Not Italic

Formatted:1.1, Left, Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:Font: Not Bold, Not Italic Formatted:1.1, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:Font: Not Bold, Not Italic

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and

tục, tập quán của cư dân địa phương như: Lễ hội Đập trống; Lễ khánh thành nhà rông, tạ ơn thần, cầu mưa, mừng lúa mới; Lễ cúng Thần đất, Thần rừng;

Lễ hội Đua thuyền đọc mộc;…

Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Bìnhđã quan tâmđến việc bảo tồn và phát triển các lễ hội để thu hút khách du lịch. Năm 2013, Lễ hội Đập trống của người Bru Vân Kiều đã được khôi phục, giới thiệu đến du khách và nhận được nhiều sự quan tâm của các du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài.

Tuy nhiên, các lễ hội, phong tục, tậpquán chỉ mới dừng ở mức độ giới thiệu, việc đưa các phong tục này thành các sản phẩm du lịch mang lại doanh thu chưa được quan tâm nhiều. Nhìn chung, lối sống truyền thống của cộng đồng dân cư địa phương vẫn được giữ gìn, các lễ hội, phong tục, tập quán vẫn được giữ vững và không bị thương mại hóa.

Du lịch phát triển còn làđiều kiện thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống, như nghề mây tre đan, nghề nón, nghề làm bánh đa,… Đây đều là những sản phẩm hết sức độc đáo góp phần thu hút sự hiếu kì của du khách. Năm 2015, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Quản lý VQG PN-KB đã cho khôi phục lại làng nghề mây tre đan tại thôn Hà Lơi, xã Sơn Trạch, một mặt các sản phẩm của làng nghề sẽ được bày bán cho du khách làm đồ lưu niệm, một mặt tạo tiền đề phát triển loại hình du lịch khám phá, tìm hiểu văn hóa truyền thống.

Thực tế, cộng đồng các dân tộc ít người ở Phong Nha - Kẻ Bàng hầu như chưa tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch, chưa tiếp xúc với du khách, cho nên việc đánh giá tác động du lịch lên phân hệ xã hội -nhân văn đối với vùng lõi của VQG là chưa thể xác định được. Trong thời gian tới, khi hoạt động du lịch ở Phong Nha-Kẻ Bàng được mở rộng, khi mà du lịch Làng bản các dân tộc ít người được triển khai, khi mà đồng bào các dân tộc ít người ở đây tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch - dịch vụ, thì cần có một đánh giá cụ thể, chính xác hơn tác động của du lịch lên lối sống truyền thống, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa... của cộng động dân cư địa phương.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and grammar

2.3.3. Công tác bảo vệ môi trường tại VQG Phong Nha- Kẻ Bàng 2.3.3.1. Công tác thu gom xử lý rác thải:

Năm 2002, từ nguồn vốn ngân sách cho cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, VQG PN-KB đã xây dựng được một bãi chứa rác thải. Hiện nay, công tác thu gom rác thải, giữ gìn môi trường ở khu vực trung tâm Vườn do Công ty TNHH Tràng An đảm nhận. Đây là công ty tư nhân tự hoạch toán kinh doanh, nhưng có sự hỗ trợ một phần kinh phí từ nguồn thu bán vé tham quan động Phong Nha và động Tiên Sơn (mức hỗ trợ là 1% trên tổng doanh thu). Công ty hiện có 74 công nhân trực tiếp làm nhiệm vụ, 29 xe đẩy thu gom rác và 10 xe ô tô chở rác, công suất thu gom mỗi ngày là 26 tấn, đáp ứng được nhu cầu thu gom và xử lý rác thải mỗi ngày. Tuy nhiên vào mùa cao điểm, có khoảng 4% lượng rác thải mỗi ngày chưa được thu gom và xử lý, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì đây là một tác nhân lớn có thể dẫn đến ô nhiễm môi trường và tác động xấu tới cảnh quan du lịch. Hơn nữa, Công ty TNHH Tràng An chỉ mới dừng lại ở việc thu gom rác thải, vận chuyển ra bãi rác để chôn lấp, hoạt động xử lý rác thải chưa được triển khai. Nước thải chủ yếu là nước đã qua sử dụng tại các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ,..thải ra ngoài, hầu hết không được qua hệ thống xử lý và thấm trực tiếp xuống lòngđất có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn tài nguyên đất và nước mặt. Rõ ràng, hoạt động thu gom và xử lý rác thải ở PN-KB hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch bền vững.

2.3.3.2. Công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Theo Quyết định số 189/2001/QĐ-TTg ngày 12/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, VQG PN-KB có diện tích quản lý và bảo vệ 85.754 ha, được chia làm 3 phân khu chức năng: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích 64.894ha; phân khu phục hồi sinh thái, diện tích 17.449 ha; phân khu dịch vụ hành chính, diện tích 3.411 ha. Ngày 05/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1062/QĐ-TTg về việc điều chỉnh ranh giới VQG PN-KB tăng thêm 37.572 ha, nâng tổng diện tích VQG hiện nay lên 123.326 ha.

Formatted:Font: Not Bold

Formatted:1.1, Left, None, Line spacing:

Multiple 1.52 li

Formatted:Font: Not Italic

Formatted:1.1, Left, Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:1.1, Left, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:Font: Not Italic

Formatted:1.1, Left, Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:1.1, Left, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and

Trên cơ sở thành lập các phân khu chức năng, Ban quản lý VQG PN-KB đã tích cực phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Dự án Khu vực PN-KB và các chuyên gia, nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, triển khai các biện pháp quản lý, bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

a) Công tác quản lý, bảo vệ rừng

- Công tác quản lý rừng: Hoàn thành công tác kiểm kê rừng Vườn Quốc gia với diện tích 123.326 ha; tổ chức khoanh vùng nương rẫy tạm thời cho các hộ dân; tiếnhành cắm 45 mốc phân định ranh giới giữa VQG và vùng đệm; rà soát, phân giao lại địa bàn quản lý, bảo vệ rừng cho 11 Trạm Kiểm lâm; kiểm tra, đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng ở khu vực biên giới Việt- Lào; phối hợp với Dự án Khuvực PN-KB thành lập 21nhóm bảo tồn thôn bản tại 9 xã vùng đệm, thành lập Ban tham vấn và Ban thư ký bảo tồn thôn bản; phân công lãnh đạo thường xuyên bám sát địa bàn để chỉ đạo kịp thời, phát hiện, ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng.

- Công tác bảo vệ rừng: Với phương châm bảo vệ rừng tận gốc, BQL Vườn đã tăng cường tuần tra bảo vệ rừng, thay đổi phương pháp, cách thức tuần tra nhằm đảm bảo bí mật, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi xâm hại tài nguyên VQG. Xây dựng phương án bảo vệ rừng cụ thể đối với từng trạm kiểm lâm, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng chức năng trên địa bàn với các chủ rừng liên quan trong tuần tra bảo vệ rừng tại các địa bàn xung yếu và vùng giáp ranh. Tổ chức truy quét dài ngày, đi sâu vào các khu vực nhạycảm nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng khai thác lâm sản trái phép, thu gom, buôn bán trái phép phong lan và săn bắn, bẫy bắt, vận chuyển động vật hoang dã trong khu vực VQG. Tiếp tục duy trì 8điểm chốt chặn tại các địa bàn trọng yếu nhằm kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện vào, ra.

Thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện và kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm đất rừng; tổ chức tập huấn công cụ giám sát hiệu quả quản lý bảo tồn

Formatted:Font: Not Bold, Not Italic Formatted:Font: Not Italic

Formatted:Font: Not Italic

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and grammar

(METT) cho cán bộ VQG; triển khai việc sử dụng phần mềm SMART trong tuần tra bảo vệ rừng và giám sát đa dạng sinh học nhằm đánh giá đúng thực trạng của công tác bảo vệ rừng cũng như mức độ đa dạng sinh học của VQG.

Nhờ đó, số lượng các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép bị xử lý có xu hướng giảm qua từng năm. Trong năm 2015, Hạt Kiểm lâm VQG đã triển khai 1.961 đợt tuầntra, lập biên bản xử lý 213 vụ vi phạm. Năm 2015 đã tổ chức được 2.029 đợt tuần tra (tăng 3,47 % so với năm 2015), xử lý 180 vụ vi phạm (giảm 15,49 % so với năm 2015). Đến năm 2017 đã tổ chức 2.252 đợt tuần tra bảovệ rừng (tăng 10,99% so với năm 2016), xử lý 154 vụ vi phạm (giảm 14,44% so với năm 2016).

- Công tác tuyên truyền: Xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng và mang tính bền vững trong hệ thống các giải pháp bảo vệ rừng, trong những năm qua, Ban Quản lý VQG PN-KB đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các xã vùng đệm, các Đồn biên phòng, trường học trên địa bàn tổ chức 159 hội nghị tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo tồn, phổbiến giáo dục pháp luật bảo vệ rừng, môi trường và đa dạng sinh học đến các thôn/bản vùng đệm với hơn 1.500 lượt người tham gia.Thông qua hoạt động tuyên truyền, nhận thức và ý thức của người dân các xã vùngđệm đối với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học từng bước được nâng lên, số lượt người vào rừng trái phép giảm mạnh so với các năm trước.

- Khoán bảo vệ rừng: Triển khai thực hiện Dự án Rừng đặc dụng Phong Nha, tổ chức ký hợp đồng và giao khoán bảo vệ rừng với 55.000 ha (1.000 ha rừng phòng hộ) đối với 29 tổ bảo vệ rừng thôn/bản và 70 cá nhân chuyên trách.

Các tổ bảo vệ rừng thôn/bản đã thực hiện được 561 đợt tuần tra với trên 700 lượt người tham gia.

Dự án Khu vực VQG PN-KB do Ngân hàng Phát triển Đức tài trợ đã triển khai nhiều hoạt động nhằm bảo vệ và duy trì sự đa dạng về tài nguyên và cảnh quan thiên nhiên của Vườn, trong đó vận động người dân chuyển đổi hình thức canh tác, hỗ trợ giống, vật tư cho trên 200 hộ và 8 mô hình sinh kế,

Formatted:Font: Not Italic, Expanded by 0.1 pt

Formatted:Expanded by 0.1 pt

Formatted:Font: Not Italic

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and

phát triển 16 cộng đồng thôn, bản vùng đệm nhằm giảm áp lực lên tài nguyên VQG, ký 16 cam kết bảo vệ rừng với các thôn bản vùng giáp ranh, tham gia trồng tổng cộng 6.000 ha rừng. Tính đến nay, độ che phủ của rừng đã đạt 93,8%, trong đó tổng diện tích rừng nguyên sinh của Vườn chưa hoặc ít bị tác động chiếm 88,3%tổng diện tích rừng.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng: Xây dựng và triển khai thực hiện phương án bảo vệ rừng và PCCCR; duy trì 12 tổ chốt tại các địa bàn trọng yếu; thành lập 11 tổ xung kích, 43 tổ PCCCR tại các thôn/bản. Tổ chức tuần tra, canh gác 24/24h những khu vực dễ xảy ra cháy rừng; đã phát hiện hai đám cháy rừng và đã chỉ đạo dập tắt kịp thời, giảm thiểu thiệt hại về rừng.

b. Bảo tồn đa dạng sinh học

Thực hiện có hiệu quả chương trình nhân giống các loài cây bản địa quý, hiếm có giá trị bảo tồn và kinh tế cao, cụ thể: thiết kế khu vực trồng bảo tồn 01 ha cây Sa Nhân tím tại Vườn thực vật (hiện nay đã trồng được 750 câySa nhân tím); kiểm tra, chăm sóc giống Re gừng, Bách Xanh đá, Thông Lông gà, Huê Mộc; nhân giống bằng phương pháp tách chồi Phong lan (nhân được 55 chồi thuộc 4 loài) và chăm sóc 378 kg Phong lan; chăm sóc và huấn luyện gần 30.800 cây giống thuộc 112 loài khác nhau (Nhội tía, Xà cừ, Huỷnh, Lộc vừng, Sấu…); gieo ươm thành công 16.645 hạt giống thuộc 32 loài cây bản địa trong Vườn, 4.935 cây giống thuộc 19 loài bản địa ngoài Vườn; trồng bổ sung 1400 cây giống thuộc 33 loài nhằm lưu giữ, bảo tồn nguồn gen tại Vườn thực vật;

trồng 1ha Vườn giống hữu tính loài Giổi ăn hạt (tỷ lệ sống trên 80%).

Công tác chăm sóc, cứu hộ động thực vật hoang dãđược thực hiện tốt, trong giai đoạn 2015-2017, đã chăm sóc, cứu hộ 351 cá thể động vật hoang dã với tỷ lệ cứu hộ thành công đạt trên 90%.

BQL Vườn đã tiến hành cải tạo, sửa chữa lại chuồng trại cứu hộ động vật; phối hợp chặt chẽ với BQL Dự án Khu vực VQG PN-KB trong việc triển khai sửa chữa nâng cấp hàng rào khu nuôi thả bán hoang dã NúiĐôi.

Formatted:Font: Not Italic

Formatted:Font: Not Bold, Not Italic, Vietnamese, Expanded by 0.1 pt Formatted:1.1, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:Vietnamese

Formatted:1.1, Line spacing: Multiple 1.52 li

Trường Đại học Kinh tế Huế

Formatted:Font: 13 pt, Check spelling and grammar

Xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về động thực vật của Vườn, góp phần xây dựng kế hoạch về bảo tồn loài, phân chia các phân khu chức năng, các giải pháp phát triển vùng đệm và sử dụng các tài nguyên bền vững.

Nhìn chungđã cơ bản khắc phục được tình trạng giảm sút về số loài và chất lượng các loài động, thực vật trong VQG; số lượng cá thể các loài linh trưởng tăng, tần suất xuất hiện cao hơn và khu vực, phạm vi xuất hiện nhiều hơn, rộng hơn; phát hiện thêm một số loài mới quan trọng, góp phần bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong VQG. Với những kết quả đãđạt được thời gian qua, ngày 03/7/2015, VQG PN-KB vinh dự được UNESCO ghi danh là Di sản TNTG lần thứ 2 với tiêu chí Đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản, săn bắn, bẩy bắt động vật hoang dã trái phép tuy có giảm những vẫn còn xảy ra nhiều nơi, diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi hơn; tình hình buôn bán động vật hoang dã, vận chuyển lâm sản trái phép trên địa bàn các xã vùngđệm VQG chưa được ngăn chặn triệt để.

2.3.3.3. Công tác bảo vệ cảnh quan thiên nhiên

Hiện tại, các công trình xây dựng tại khu vực VQG còn rất ít, các điểm tham quan mới, các sản phẩm du lịch mới đang trong giai đoạn nghiên cứu, chuẩn bị triển khai. Chính vì vậy, diện tích cảnh quan bị xuống cấp, các công trình xây dựng không phù hợp với kiến trúc bản địa là không đáng kể. Mặt khác, năm 2010, tỉnh Quảng Bìnhđã phối hợp với Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ) điều tra, khảosát và xây dựng Quy hoạch Phát triển du lịch Khu vực VQG PN-KB ban hành kèm theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 01/11/2010 (theo đó, 13/17 các điểm du lịch tại VQG PN-KB đã được quy hoạch), làm cơ sở để địa phương quản lý một cách toàn diện về công tác phát triển du lịch tại PN-KB; cùng với sự quản lý tốt của các ban ngành cũng như ý thức bảo về tài nguyên thiên nhiên của người dân địa phương mà VQG PN-KB vẫn bảo tồn và duy trìđược cảnh quan thiên nhiên vốn có. Tuy nhiên, tại

Formatted:1.1, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:Font: Not Italic, Vietnamese Formatted:1.1, Left, Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:1.1, Indent: First line: 0", Line spacing: Multiple 1.52 li

Formatted:Vietnamese

Trường Đại học Kinh tế Huế