• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn

2. Nhân viên bán hàng có kiến thức tốt về sản phẩm, giải quyết tốt những thắc mắc của khách hàng.

3. Nhân viên bán hàng am hiểu hàng hóa của công ty.

4. Nhân viên bán hàng cung cấp đầy đủ cẩm nang hướng dẫn đến khách hàng.

5. Nhân viên bán hàng luôn cập nhật các thay đổi về giá cũng như các thông tin khuyễn mãi tới khách hàng.

Quan hệ cá nhân: Thể hiện khả năng xây dựng các mối quan hệ cá nhân với khách hàng của công ty. Thông qua việc xây dựng mối quan hệ cá nhân, công ty có thể phát hiện ra được những điểm mạnh và hạn chế trong hoạt động phân phối từ đó kịp thời điều chỉnh và hoàn thiện chúng.

1. Công ty luôn thăm hỏi, động viên khách hàng.

2. Công ty thường tặng quà cho các khách hàng nhân dịp lễ, tết.

3. Công ty tổ chức tốt các chương trình khen thưởng cho các khách hàng.

4. Công ty thường xuyên tổ chức các sự kiện tri ân khách hàng.

5. Công ty nắm rõ các thông tin liên quan tới khách hàng.

Theo nghiên cứu của Hair (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất 5 mẫu trên 1 biến quan sát, do đó kích thước mẫu cần thiết là n = 31*5 = 155.

Việc điều tra các khách hàng được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất, kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Các hiệu thuốc, quầy thuốc được điều tra một cách ngẫu nhiên trong hệ thống phân phối của công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Quá trình khảo sát sẽ tiến hành bằng cách phát bảng hỏi khảo sát trực tiếp với những khách hàng có thể tiếp cận được, và khảo sát gián tiếp bằng cách phát bảng hỏi thông qua nhân viên bán hàng hoặc nhân viên thị trường đối với các khách hàng không có điều kiện để tiếp cận (nếu cần thiết).

rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài, việc cung cấp thuốc cho nhu cầu phòng chống, chữa bệnh cho mọi người với giá thành hợp lý, đảm bảo về chất lượng đồng thời phù hợp với sự chuyển biến các loại bệnh phức tạp. Bên cạnh đấy ngành dược Việt Nam đã và đang đáp ứng kịp thời nhu cầu về phòng chống dịch bệnh (đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19), an ninh quốc phòng và các nhu cầu khấn cấp khác.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ năm 2010 đến nay, doanh thu ngành dược luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này cho đến năm 2022. Tuy ngành dược trong nước đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng mới chỉ đáp ứng được hơn một nửa nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu.

Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng, và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối thuốc qua bán cho bệnh viện (kênh ETC) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC), trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc.

Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng và các xu hướng chính của ngành dược cho thấy, dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu thập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng.

Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Năm xu thế kinh doanh của ngành dược được dự báo tập trung vào các xu hướng chính như: Mở rộng kênh OTC – bán hàng trực tiếp qua các hiệu thuốc; Phát triển các chuỗi bán lẻ dược phẩm; Ứng dụng công nghệ thông tin trong mở rộng thị trường dược phẩm trực tuyến; Phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thực phẩm chức năng và dược mỹ phẩm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngành Dược vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư mở rộng, tăng công suất, hoạt động nghiên cứu và phát triển, các chiến lược marketing còn hạn chế. Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh gay gắt với thuốc nhập khẩu, nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc, chính sách còn nhiều bất cập là thách thức đối với các doanh nghiệp.

Chính vì thế, việc đảm bảo hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đáp ứng được kịp thời cung ứng ra thị trường.

1.3.2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm dược của công ty Dược Hà Tĩnh trên thị trường Việt Nam.

Hiện tại công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đang có hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện trải dài trên toàn quốc với 11 chi nhánh nội tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh và 2 văn phòng đại diện. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty lớn nhất thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong đó bao gồm cả địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chiếm tới hơn 62% tổng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm của công ty từ 25-30%

cho thấy được công ty đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường với những thành tựu đáng kể hằng năm.

Với hệ thống nhà máy sản xuất thuốc tân dược và đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO cùng với hệ thống quầy thuốc, nhà thuốc đạt chuẩn GPP, công ty luôn đảm bảo cung ứng các sản phẩm dược tốt nhất tới người dùng tất cả vì sức khỏe người dân.

Các sản phẩm do công ty sản xuất đa dạng về nhóm hàng thuốc. Hiện tại, công ty đang sản xuất, kinh doanh 10 nhóm hàng bao gồm nhóm hàng: Vitamin thuốc bổ; Kem mỡ, ngoài da; Thuốc Đông dược; Giảm đau chống viêm; Cảm cúm, giảm ho; Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh; Thực phẩm chức năng; Chống dị ứng; Kháng sinh; Tiêu hóa. Với hệ thống nhà máy cũng như trang thiết bị hiện đại công ty tự hào với hai sản phẩm Mộc Hoa Trắng HT và Hoàn Xích Hương đã đạt được danh hiệu “Sản phẩm Ngôi Sao thuốc Việt” đây cũng là động lực để cán bộ công nhân viên toàn công ty cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, cung cấp ra thị trường các sản phẩm y tế tốt nhất phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI