• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.6 Cơ sở thực tiễn

Tóm lại một quy trình quản trị bán hàng hiệu quả không chỉ là thực hiện đầy đủ các nội dung mà còn phải liên tục hoàn thiện và thực hiện một cách tốt nhất . Để mang lại hiệu quả trong hoạt động quản trị bán hàng mỗi doanh nghiệp cần xây dựng những mục tiêu, các chiến lược để hoàn thành mục tiêu đó một cách hiệu quả nhằm đạt được hai mục tiêu quan trọng đó là mục tiêu con người và mục tiêu lợi nhuận qua đó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và công ty.

- Số lượng tồn kho sản phẩm được thống kê giúp việc đưa ra kế hoạch kinh doanh cho các nhân viên theo từng giai đoạn.

- Giao diện thân thiện người dùng giúp việc đào tạo nhân viên sử dụng vào quy trình bán hàng, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.

Có một thực tế là những quy trình quản lý bán hàng nào cũng gặp phải cần người quản lý giải quyết vì thế phải nắm vững kiến thức và quy trình của mình. Sau đây là thống kê những vấn đề thường gặp phải mà người quản lý phải nhớ và xử lý hiệu quả được tham khảotừ: vietnambiz.

- Khoảng 2/3 nhân viên bán hàng không đạt được số lượng bán đề ra.

- Tỷ lệ đạt được thỏa thuận của một nửa số nhân viên bán hàng không đạt quá 40%.

- Nhân viên bán hàng tốt nhất làm việc hiệu quả gấp 250% so với những người còn lại.

- 40% nhân viên bán hàng không thể hiểu được khó khăn mà khách hàng đang gặp phải.

- Chỉ có 46% đại diện bán hàng nhận thấy rằng dự báo số lượng bán hàng của họ là chính xác.

- Gần như ½ số đội bán hàng không có lộ trình thực hiện trước.

- Chỉ khoảng 52% người bán hàng có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng lớn.

- Kết hợp Bán hàng và Marketing: tăng 25% doanh số bán hàng và tăng 15% tỷ lệ bán hàng thành công.

- Tạo nên sự ganh đua trong việc bán hàng: Chiến lược thành công đối với hơn 39%

nhân viên bán hàng hiệuquả.

- Xây dựng chiến dịch bán hàng là một phần của chiến dịch chung của công ty có thể giúp tăng 15% doanh thu.

Kinh tế thị trường năng động luôn luôn đổi mới yêu cầu người quản lý phải thực sự trong tình trạng tiếp thu và nâng cấp bản thân. Sử dụng nhưngquy trình quản lý cộng với việc được trợ giúp từ nhữngphần mềm bán hàng hiệu quả sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển và tăng doanh thu, lợi nhuận. Thay đổi để phát triển là kim chỉ nam làm việc trong thời đại hiện nay.

Ở Việt Nam, kinh doanh bán lẻ đang ngày càng được ưa chuộng vì thị trường

Trường ĐH KInh tế Huế

cạnh tranh rất khốc liệt, nếu không có kinh nghiệm cũng như kế hoạch kinh doanh rõ ràng, rất dễ dàng bị các đối thủ khác đánh bật và dành mất thị phần.

Những khó khăn mà ngành bán lẻ của Việt Nam đang gặp phải – những điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh của các nhà bán lẻ, nắm rõ được những khó khăn và tìm cách tháo gỡ sẽ giúp công việc kinh doanh tiến triển thuận lợi hơn.

Chi ban đầu bằng cao

Chi phí mở cửa hàng mới tại Việt Nam luôn được đánh giá là rất cao so với khả năng của doanh nghiệp cũng như các khu vực khác. Chi phí ban đầu của việc mở cửa hàng bao gồm: chi phí thuê địa điểm, chi phí mua sắm, trang bị nội thất, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển,… sẽ “ngốn” một khoản tiền rất lớn trong số ngân sách chi ra cho một cửa hàng mỗi tháng. Đây là những khoản ngân sách cần thiết đối với một cửa hàng bán lẻ và rất khó để cắt giảm được các khoản chi phí này vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh của cửa hàng.

Trong những năm gần đây, lợi dụng sự thịnh hành của Internet và sự phát triển của các mạng xã hội, rất nhiều người đã sử dụng phương thức kinh doanh online nhằm giảm thiểucác chi phí mở cửa hàng ban đầu. Tuy nhiên, phương thức này chỉ giúp các nhà quản lý trì hoãn khoản đầu tư ban đầu chứ không thể cắt giảm hoàn toàn, vì khi quy mô của cửa hàng bán lẻ online được mở rộng, chắc chắn cần phải có mặt bằng để công việc kinh doanh tiến triển thuận lợi. Nhân viên thiếu đào tạo chuyên sâu, thiếu kỹ năng.

Trong tiềm thức của người Việt Nam, công việc của một nhân viên bán hàng là một công việc đơn giản, không cần kỹ năng và không phù hợp với những người có học vấn cao. Đây là một nhận định khá cổ hủ và sai lầm, thực tế cho thấy ở những cửa hàng nhân viên được đào tạo chuyên sâu và có kỹ năng bán hàng thì những cửa hàng đó thường nhận được nhiều sự thiện cảm của khách hàng hơn (chủ yếu là những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như: KFC, Lotte, Parkson,…). Những kiến thức cần thiết mà nhân viên bán hàng nên được trang bị: kỹ năng bán hàng, tiếp thị; quản lý sắp

Trường ĐH KInh tế Huế

xếp hàng hóa–tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa; tài chính –kế toán –nhân sự; quản trị kinh doanh; vận hành thiết bị, côngnghệ,...

Tuy nhiên, vì suy nghĩ cố hữu, rất nhiều nhà bán lẻ cho rằng việc trang bị kiến thức cho nhân viên bán hàng là không cần thiết, cùng suy nghĩ đó, rất ít nhân viên bán hàng chủ động nâng cao kiến thức cho bản thân.

Cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ

Cạnh tranh trong bán lẻ là điều không tránh khỏi khi mà thị trường đang ngày càng bị co hẹp bởi số lượng người tham gia kinh doanh ngày càng nhiều. Thế nên, nhằm thu hút khách hàng nhiều cửa hàng, doanh nghiệp đãđưa ra các chiêu cạnh tranh không lành mạnh như bán phá giá, lôi kéo nhân sự, quảng cáo sai sự thật, thậm chí là nói xấu để triệt hạ đối thủ. Nếu các nhà bán lẻ không đủ tỉnh táo trước những chiêu trò này mà chạy theo họ bằng cách down giá sản phẩm xuống thấp hoặc ngang hàng thì rất dễ dẫn đến việc gây thua lỗ nghiêm trọng cho cửa hàng.

Quản lý chưa chuyên nghiệp

Việc quản lý bán hàng theo cách thông thường thường sẽ không mang lại sự chuyên nghiệp cho cửa hàng, trái lại còn dễ dẫn đến việc thất thoát do không có công cụ kiểm soát. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán lẻ có vai trò rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn trong khâu bán hàng, khâu báo cáo, khâu nhập kho, hạn chế thất thoát và giúp cửa hàng vận hành chuyên nghiệp. Cũng vì thế, rất phần mềm quản lý bán hàng ra đời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiênở Việt Nam, rất nhiều nhân viên bán hàng, thậm chí các nhà quản lý vẫn còn đang rất mơ hồ về công nghệ thông tin, nên việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý và bán hàng khiến họ cảm thấye ngại.

Vì thế, song song với việc nâng cao trình độ về công nghệ thông tin, các nhà bán lẻ nên lựa chọn những phần mềm bán hàng có nhiều tiện ích, phù hợp với yêu cầu của cửa hàng nhưng đơn giản và dễ sử dụng.

(Nguồn:https://epos.com.vnvàhttps://vietnambiz.vn)

Trường ĐH KInh tế Huế

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN