• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KÊNH PHÂN PHỐI

2.1. Tổng quan về công ty

2.1.3. Công ty Thái Gia Nguyễn

2.1.3.4. Tình hình kinh doanh của công ty Thái Gia Nguyễn giai đoạn 2015 - 2017

a. Tình hình nguồn nhân lực công ty Thái Gia Nguyễn giai đoạn 2015 - 2017

Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy, cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, từ 2015 đến 2017. Cụ thể: tổng số lao động của công ty năm 2015 là 110 người, đến năm 2016 là 130 người, tăng 20 người tương đương với mức tăng là 18,18%. Và năm 2017 tăng 25 người so với năm 2016 tương ứng mức tăng là 19,23%.

Theo giới tính: do nhu cầu của công việc nên số lượng nhân viên nam và nhân viên nữ có sự chênh lệch khá lớn. Nhân viên nam chiếm 66% tổng số lao động của trong công ty. Tuy nhiên số lượng nhân viên nam và nhân viên nữ đều tăng qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015, số nhân viên nam tăng 12 người (tương ứng mức tăng 16,44%), số nhân viên nữ tăng 8 người (tương ứng 21,62%). Năm 2017 so với năm 2016 thì số nhân viên nam tăng 17 người (tương ứng 20,00%), số nhân viên nữ tăng 8 người (tương ứng 17,78%).

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 24 Theo trình độ học vấn: lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng qua các năm. Năm 2015 có 30 người chiếm 27,28%, đến năm 2016 có 35 người, tăng 16,67%

so với năm 2015, và năm 2017 so với năm 2016 thì tiếp tục tăng thêm 7 người tương ứng tăng 20%. Lao động có trình độ cao đẳng - trung cấp cũng tăng trong giai đoạn này. Năm 2016 so với năm 2015 tăng 10 người (tương ứng mức tăng là 16,13%), năm 2017 tăng thêm 18 người so với năm 2016 (tương ứng tăng 25%). Điều này chứng tỏ công ty chú trọng đến công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, bởi do đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao để phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển của công ty. Bên cạnh đó, lao động không qua đào tạo lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động. Năm 2016 có 23 người, tăng 5 người so với năm 2015 tương ứng mức tăng 27,78%, tuy nhiên đến năm 2017 thì lao động này không có biến động, nghĩa là công ty không tuyển thêm lao động phổ thông, năm 2017 vẫn là 23 người, giữ nguyên so với năm 2016.

Theo độ tuổi: tiêu chí độ tuổi được chia làm 3 nhóm, gồm dưới 25 tuổi, từ 25 đến 35 tuổi, từ 35 đến 45 tuổi. Cơ cấu lao động theo độ tuổi cũng tăng qua 3 năm. Năm 2015, số nhân viên dưới 25 tuổi là 23 người chiếm tỷ lệ 20,91%, từ 25 đến 35 tuổi có 69 người chiếm 62,73%, từ 36 đến 45 tuổi có 18 người chiếm 16,36%. Đến năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên, cụ thể năm 2016, số nhân viên có độ tuổi dưới 25 tuổi có 30 người, tăng thêm 7 người tương ứng mức tăng là 30,44% so với năm 2015, từ 25 đến 35 tuổi tăng 8 người tương ứng mức tăng 11,60% so với 2015, từ 36 đến 45 tuổi tăng 5 người tương ứng tăng 27,78% so với năm 2015. Vào năm 2017 số lao động dưới 25 tuổi tăng 10 người so với năm 2016 tương ứng mức tăng 33,34%, từ 25 đến 35 tuổi tăng 10 người tương ứng 12,99% so với năm 2016, từ 36 đến 45 tuổi tăng 5 người tương ứng 21,74% so với năm 2016. Ngoài ra, nhìn vào bảng số liệu ta thấy số nhân viên của công ty trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao, trên 60%

trong tổng số lao động của công ty. Điều này cho thấy những chính sách của công ty luôn chú trọng vào nhân viên có độ tuổi trẻ vì nhân viên trong độ tuổi này có sức khỏe tốt, nhiệt huyết, năng động và sáng tạo. Do đó, công ty luôn tập trung vào phát triển và đào tạo nhân viên trẻ, xây dựng thành lực lượng nòng cốt sau này.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 25 Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của công ty Thái Gia Nguyễn giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị tính: người)

2015 2016 2017 Chênh lệch

2016/2015

Chênh lệch 2017/2016 Số

lượng

% Số

lượng

% Số

lượng

% + - % + - %

Tổng số lao động 110 100 130 100 155 100 20 118,18 25 119,23

Theo giới tính

Nam 73 66,36 85 65,38 102 65,81 12 116,44 17 120,00

Nữ 37 33,64 45 34,62 53 34,19 8 121,62 8 117,78

Theo trình

độ Trên đại học – đại học

30 27,28 35 26,92 42 27,10 5 116,67 7 120,00

Trung cấp – Cao đẳng

62 56,36 72 55,39 90 58,07 10 116,13 18 125,00

Lao động phổ thông

18 16,36 23 17,69 23 14,83 5 127,78 0 100,00

Theo độ tuổi

< 25 tuổi 23 20,91 30 23,08 40 25,81 7 130,44 10 133,34

Từ 25 đến 35 tuổi

69 62,73 77 59,23 87 56,13 8 111,60 10 112,99

Từ 35 đến 45 tuổi

18 16,36 23 17,69 28 18,06 5 127,78 5 121,74

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 26 b. Tình hình về cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh của công ty Thái Gia Nguyễn

Việc xác lập niềm tin cho công nhân viên là yếu tố quan trọng tạo sự thành công trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất tốt, hiện đại và đầy đủ là một trong những yếu tố tạo dựng niềm tin. Ai cũng muốn được làm việc trong một nơi có điều kiện tốt, một môi trường làm việc thoải mái giúp nâng cao hiệu quả làm việc của công nhân viên.

Tại đây, công ty Thái Gia Nguyễn đã đầu tư thêm nhà xưởng, các loại máy móc thiết bị, mở rộng kho bãi bằng nguồn vốn tự có, vốn vay. Ngoài ra, công ty còn mua mới thêm máy điều hòa, máy vi tính, máy in, line điện.

Công ty chuẩn bị bàn ghế làm việc, máy chiếu để cho các nhân viên ngồi họp, các loại tủ để đựng các hồ sơ chứng từ quản lý và hồ sơ nhân viên.

Công ty có các xe máy giao hàng và xe tải vận chuyển hàng vào kho,…

Hình a: Phòng họp cho nhân viên

Hình 2.4: Minh họa cơ sở vật chất của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 27 c. Kết quả kinh doanh của công ty Thái Gia Nguyễn giai đoạn 2015 - 2017

Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không thì phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố đầu tiên và phần nào cho thấy hiệu quả của các chiến lược, chính sách mà công ty đã đề ra nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 28

Bảng 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thái Gia Nguyễn giai đoạn 2015 – 2017

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

STT Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016

2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị %

1 Doanh thu bán hàng 8 13 20 5 162,5 7 153,85

2 Doanh thu thuần 6,2 10 15,6 3,8 161,29 5,6 156,00

3 Giá vốn hàng bán 1,9 3 4,7 1,1 157,90 1,7 156,67

4 Lợi nhuận gộp 4,3 7 10,9 2,7 162,79 3,9 155,71

5 Chi phí tài chính 1,2 2 3,1 0,8 166,67 1,1 155,00

6 Chi phí bán hàng 1,2 2 3,1 0,8 166,67 1,1 155,00

7 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

1,9 3 4,68 1,1 157,89 1,68 156,00

8 Thu nhập khác 0,2 0,35 0,62 0,15 175,00 0,27 177,14

9 Chi phí khác 0,12 0,15 0,29 0,03 125,00 0,14 193,33

10 Lợi nhuận khác 0,08 0,2 0,33 0,12 250,00 0,13 165,00

11 Tổng lợi nhuận trước thuế 1,98 3,2 5,01 1,22 161,61 1,81 156,56

12 Lợi nhuận sau thuế 1,72 2,85 4,6 1,13 165,70 1,75 161,40

(Nguồn:Phòng kế toán)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 29 Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta có thể nhận thấy doanh thu thuần có sự thay đổi rõ rệt. Cụ thể, năm 2015, doanh thu thuần của công ty là 6,2 tỷ đồng, sang năm 2016 là 10 tỷ đồng, tăng 3,8 tỷ đồng, tương ứng tăng 61,29%. Năm 2017, doanh thu thuần là 15,6 tỷ đồng, tăng 5,6 tỷ đồng, tương ứng tăng 56% so với năm 2016.

Doanh thu thuần là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh bán hàng của doanh nghiệp. Do đó khi doanh thu thuần tăng lên ta nhận thấy rằng đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với công ty. Trong những năm vừa qua, công ty đã thực hiện tốt các kế hoạch về bán hàng, về các chiến lược kinh doanh đối với từng sản phẩm dẫn đến gia tăng về thị phần và doanh thu.

Năm 2016, lợi nhuận gộp của công ty tăng từ 4,3 tỷ đồng lên 7 tỷ đồng, tăng 2,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 62,79% so với năm 2015. Năm 2017 là 10,9 tỷ đồng, tăng 3,9 tỷ đồng, tương ứng tăng 55,71% so với năm 2016. Còn đối với lợi nhuận trước thuế của công ty thì qua 3 năm đều tăng đáng kể. Cụ thể năm 2015, lợi nhuận trước thuế của công ty là 1,98 tỷ đồng, sang năm 2016 là 3,2 tỷ đồng, tăng 1,22 tỷ đồng, tương ứng tăng 61,61%. Đến năm 2017 thì lợi nhuận trước thuế là 5,01 tỷ đồng, tăng 1,81 tỷ đồng, tương ứng tăng 56,56% so với năm 2016.

Lợi nhuận sau thuế: nhìn chung qua bảng 2.2 ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên qua 3 năm vừa qua 2015-2017. Cụ thể năm 2016 đạt giá trị là 2,85 tỷ đồng, tăng 1,13 tỷ đồng, tương ứng tăng 65,70% so với năm 2015. Đến năm 2017 đạt giá trị là 4,6 tỷ đồng, tăng 1,75 tỷ đồng, tương ứng tăng 61,40% so với năm 2016.

Việc tăng về lợi nhuận sau thuế qua 3 năm cũng là một dấu hiệu đáng mừng của công ty, nguyên nhân của việc tăng này chính là do công ty đã có sự cắt giảm được chi phí một cách hợp lý cũng đã góp phần giúp lợi nhuận sau thuế tăng lên. Và vấn đề đề ra trong thời gian sắp tới là công ty cần phải duy trì được một kết quả tích cực để có thể thu về những khoản lợi nhuận lớn hơn so với hiện tại, để có thể vươn tới một thị trường mới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 30 d. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Yến Sào cao cấp của công ty tại chi nhánh miền Nam

d.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Yến Sào theo chủng loại sản phẩm giai đoạn 2015 - 2017

Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy rằng, số lượng Yến Sào cao cấp mà công ty đã bán ra thị trường ở giai đoạn 2015- 2017 lớn và tăng mạnh. Cụ thể là năm 2015 là 8 tỷ đồng, đến năm 2017 đã tăng vượt lên đến 20 tỷ đồng, tăng 12 tỷ đồng. Ta thấy được rằng, sản lượng Yến Sào được bán ra tăng lên con số đáng kể. Do nhu cầu sử dụng Yến Sào trên thị trường ngày càng nhiều. Mặt khác, do công ty đã không ngừng nổ lực để mở rộng thêm thị trường, tăng số lượng các thành viên trong kênh phân phối. Hơn thế nữa, sản phẩm Yến Sào cao cấp của công ty cũng đã được thị trường đón nhận và tin dùng, điều đó đã tạo nên một vị trí cho sản phẩm của công ty trên thị trường nhiều cạnh tranh.

Trong các loại Yến Sào cao cấp thì sản phẩm Yến Sào cao cấp có đường có sản lượng bán ra lớn nhất là 3,4 tỷ đồng chiếm 42,5% đối với năm 2015, sang năm 2016 là 6,2 tỷ đồng chiếm 47,69% và đến năm 2017 là 8,3 tỷ đồng chiếm 41,5% sản lượng Yến Sào cao cấp được bán ra trên thị trường. Đối với loại Yến Sào cao cấp có đường luôn chiếm tỷ lệ lớn và là loại Yến Sào cao cấp mà được người tiêu dùng lựa chọn nhiều vì sản phẩm này là sản phẩm phù hợp với nhiều độ tuổi, sở thích, dễ uống. Tiếp đến là Yến Sào cao cấp KIDS dành cho trẻ em, mặc dù được xếp ở vị trí thứ hai sau loại Yến Sào cao cấp có đường nhưng sản lượng sản phẩm được bán ra vào năm 2015 chỉ là 2,3 tỷ đồng chiếm 28,75%, đến năm 2016 bán được 3,3 tỷ đồng chiếm 25,39%

và năm 2017 thì bán được 5,7 tỷ đồng chiếm 28,5% sản lượng Yến Sào cao cấp bán ra trên thị trường. Còn loại sản phẩm Yến Sào cao cấp mà bán ra với số lượng thấp nhất chính là Yến Sào cao cấp Nhân sâm vì loại sản phẩm này do đặc thù về nhu cầu ít, chỉ phù hợp duy nhất mỗi người già, người lớn tuổi,… Cụ thể, năm 2015 bán được 1,1 tỷ đồng chiếm 13,75%, năm 2016 bán được 1,5 tỷ đồng chiếm 11,54% và đến năm 2017 thì bán được 2,3 tỷ đồng chiếm 11,5% sản lượng Yến Sào cao cấp bán ra trên thị trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 31

Bảng 2.3: Báo cáo tiêu thụ sản phẩm Yến Sào theo chủng loại sản phẩm giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Sản phẩm 2015 2016 2017 Chênh lệch

2016/2015

Chênh lệch 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Yến Sào cao cấp có đường

3,4 42,5 6,2 47,69 8,3 41,5 2,8 182,35 2,1 133,87

Yến Sào cao cấp không đường

1,2 15 2,0 15,38 3,7 18,5 0,8 166,67 1,7 185,00

Yến Sào cao cấp Nhân sâm

1,1 13,75 1,5 11,54 2,3 11,5 0,4 136,36 0,8 153,33

Yến Sào cao cấp KIDS dành cho trẻ em

2,3 28,75 3,3 25,39 5,7 28,5 1,0 143,48 2,4 172,72

Tổng 8 100 13 100 20 100 5 162,5 7 153,84

(Nguồn:Phòng kế toán)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 32 d.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm Yến Sào theo các kênh phân phối giai đoạn 2015 - 2017

Để tăng sản lượng Yến Sào tiêu thụ và ngày càng củng cố vị trí sản phẩm của mình, công ty đã có những chính sách tiêu thụ sản phẩm Yến Sào thông qua các kênh phân phối, nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua nhiều phương thức khác nhau giúp họ có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm của công ty dưới nhiều góc độ khác nhau.

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, sản lượng Yến Sào công ty được tiêu thụ nhiều nhất ở kênh cấp 2. Tức là người tiêu dùng thường mua Yến Sào ở các cửa hàng bán lẻ thông qua kênh là công ty – nhà phân phối – nhà bán lẻ. Năm 2015 sản lượng Yến Sào tiêu thụ ở kênh cấp 2 là 4,6 tỷ đồng chiếm 57,5% trên tổng sản lượng bán ra, đến năm 2017 sản lượng Yến Sào đã được bán ra ở kênh này đã lên tới 11,1 tỷ đồng tăng đến 6,5 tỷ đồng. Lượng Yến Sào bán ra tăng nhanh như vậy là do nhu cầu thị trường tăng nhanh vượt bậc và cũng là nhờ một phần của công ty đã có những chính sách ưu đãi, thu hút thêm nhiều thành viên vào kênh này. Và kênh bán ra được lượng sản phẩm Yến sào cao cấp thấp nhất là kênh cấp 1 vì các thành viên trong kênh này đa số là những nhà bán lẻ nên khả năng tiêu thụ kém hơn so với các kênh khác, chỉ bán được năm 2015 là 3,4 tỷ đồng, năm 2017 là 8,9 tỷ đồng chiếm 44,5%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 33 Bảng 2.4: Báo cáo tiêu thụ sản phẩm Yến Sào theo kênh phân phối giai đoạn 2015 - 2017

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

2015 2016 2017 Chênh lệch

2016/2015

Chênh lệch 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Cấp 1 3,4 42,5 5,2 40 8,9 44,5 1,8 152,94 3,7 171,15 Cấp 2 4,6 57,5 7,8 60 11,1 55,5 3,2 169,57 3,3 142,31

Tổng 8 100 13 100 20 100 5 162,5 7 153,85

(Nguồn:Phòng kế toán) d.3. Tình hình tiêu thụ Yến Sào do các cửa hàng bán lẻ tiêu thụ

Công ty xây dựng nhiều kênh phân phối để giúp cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm từ nhiều góc độ khác nhau, do đặc điểm sản phẩm được phân bố rộng khắp trên các vùng miền nên công ty đã xây dựng một hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại các địa điểm khu vực nhất định nhờ đó mà sản lượng tiêu thụ đã không ngừng tăng lên.

Bảng 2.5: Báo cáo tiêu thụ Yến Sào qua các nhà bán lẻ giai đoạn 2015 – 2017

(Nguồn: Phòng kế toán)

ĐVT Năm Chênh lệch

2016/2015

Chênh lệch 2017/2016 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % Số lượng các

CH

CH 800 1500 1987 700 187,5 487 132,47

Sản lượng bán

Tỷ đồng 3,4 5,2 8,9 1,8 152,94 3,7 171,15

Sản lượng bán bình quân

Tỷ đồng 0,00425 0,0035 0,0044 -0,00075 82,35 0,0009 125,71

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 34 Số lượng các cửa hàng bán lẻ đã không ngừng tăng lên qua các năm do công ty đã có các chính sách hỗ trợ và xúc tiến để tăng lượng bán mỗi cửa hàng cũng như nhu cầu của thị trường tăng, thương hiệu của công ty được khẳng định trên thị trường nên có thêm nhiều cửa hàng bán sản phẩm của công ty. Cụ thể là năm 2015 số lượng cửa hàng là 800 cửa hàng, bán ra được 3,4 tỷ đồng, trung bình mỗi cửa hàng bán lẻ bán ra được 0,00425 tỷ đồng; năm 2016 số lượng các cửa hàng tăng lên là 1500 cửa hàng, bán ra được 5,2 tỷ đồng, trung bình mỗi cửa hàng bán ra được là 0,0035 tỷ đồng; và năm 2017 đã có 1987 cửa hàng ,bán ra được 8,9 tỷ đồng, trung bình mỗi cửa hàng bán được 0,0044 tỷ đồng; năm 2016 đã có sự tăng thêm về số lượng các cửa hàng bán lẻ là 700 cửa hàng, do đó có sự tăng thêm về sản lượng Yến Sào tiêu thụ là 1,8 tỷ đồng so với năm 2015; năm 2017 tăng thêm 487 cửa hàng và tăng sản lượng bán lẻ là 3,7 tỷ đồng so với năm 2016.

Qua đó ta thấy, để tăng thêm về sản lượng Yến Sào tiêu thụ thì bên cạnh việc mở rộng thêm các cửa hàng bán lẻ về số lượng thì công ty cũng nên có những chính sách phù hợp để khuyến khích sự nỗ lực bán hàng của các đơn vị này thì chắc chắn rằng việc tiêu thụ sản phẩm của công ty qua kênh phân phối này sẽ còn cao hơn nữa. Ngoài ra, với hình thức này vừa có thể quảng cáo vừa giới thiệu sản phẩm giúp công ty tìm kiếm và nắm bắt thông tin về nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng, chính xác, để từ đó định hướng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

d.4. Tình hình tiêu thụ Yến Sào do hệ thống nhà phân phối tiêu thụ Để khách hàng có thể mua hàng của công ty đảm bảo được chất lượng, uy tín và nhanh chóng, hiệu quả thì công ty luôn tìm kiếm những thành viên đủ năng lực kí hợp đồng làm nhà phân phối với công ty. Công ty luôn cung cấp cho các nhà phân phối đủ về số lượng Yến Sào, đúng về chủng loại và đảm bảo thời gian theo yêu cầu. Đồng thời công ty cho khách hàng được hưởng các ưu đãi về giá, chính sách chiết khấu hoa hồng và thời hạn thanh toán.

Khách hàng nhận hợp đồng nhà phân phối với công ty có thể nhận hàng tại kho hoặc được công ty chuyển hàng đến nơi tùy theo thỏa thuận trên hợp đồng. Hiện nay, việc tiêu thụ Yến Sào qua kênh nhà phân phối chiếm tỷ trọng cao, nó cũng là hình thức rất quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất Yến Sào. Sử dụng hình thức phân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Khóa luận tốt nghiệp 35 phối này sẽ giúp cho công ty giảm bớt những chi phí về khâu nhân sự, chi phí xúc tiến, chi phí quảng cáo hàng hóa. Hàng hóa lúc này sẽ được đi đến mọi ngõ ngách thị trường, mọi nơi có nhu cầu về Yến Sào một cách nhanh nhất.

Tuy nhiên, với phương thức này cũng có những bất lợi riêng đó là các nhà phân phối có thể cắt bỏ hợp đồng với công ty để cung cấp sản phẩm cho các đối thủ cạnh tranh, khi các đối thủ có những ưu đãi hơn về giá, chính sách bán hàng làm tăng lợi ích của các nhà phân phối, lúc này công ty sẽ mất đi một nguồn phân phối sản phẩm quan trọng. Vì thế, khi sử dụng phương thức này công ty nên đặc biệt chú trọng việc phát triển mối quan hệ với các nhà phân phối để có thể khai thác một cách có hiệu quả cao nhất.

Bảng 2.6: Báo cáo tiêu thụ Yến Sào qua các nhà phân phối giai đoạn 2015 – 2017

ĐVT Năm Chênh lệch

2016/2015

Chênh lệch 2017/2016 2015 2016 2017 Giá trị % Giá trị % Số lượng các

NPP

NPP 5 11 15 6 220 4 136,37

Sản lượng bán Tỷ đồng

4,6 7,8 11,1 3,2 169,57 3,3 142,31 Sản lượng bán

bình quân

Tỷ đồng

0,92 0,71 0,74 -0,21 77,17 0,03 104,22 (Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận thức được vai trò của nhà phân phối, công ty đã tăng cường các mối quan hệ với các nhà phân phối, do đó số lượng các nhà phân phối tăng lên hàng năm. Cụ thể là năm 2015 số lượng các nhà phân phối là 5, sản phẩm Yến sào bán ra được là 4,6 tỷ đồng, trung bình mỗi nhà phân phối bán được 0,92 tỷ đồng; năm 2016 có 11 nhà phân phối, lượng Yến sào bán được7,8 tỷ đồng, trung bình mỗi nhà phân phối bán được 0,71 tỷ đồng; năm 2017 đã có đến 15 nhà phân phối và bán ra được 11,1 tỷ đồng, trung bình mỗi nhà phân phối bán 0,74 tỷ đồng sản phẩm Yến Sào. Số lượng nhà phân phối tăng lên khá nhiều, năm 2016 tăng 6 nhà phân phối so với năm 2015 nên sản lượng Yến sào bán ra được cũng tăng lên là 3,2 tỷ đồng; năm 2017 tăng 4 nhà

Trường Đại học Kinh tế Huế