• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tình hình nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2017

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ Phần Hóa Chất Và Phân Bón Ba Miền

2.1.4 Tình hình nguồn lực của công ty giai đoạn 2015-2017

Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nguồn nhân lực đảm bảo mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con người mới sáng tạo ra các hàng hoá, dịch vụ và kiểm tra được quá trình sản xuất kinh doanh đó. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên mà các tổ chức đều cần phải có, nhưng trong đó tài nguyên nhân văn - con người lại đặc biệt quan trọng.

Không có những con người làm việc hiệu quả thì tổ chức đókhông thể nào đạt tới mục tiêu. Chính vì vậy, chất lượng lao động luôn được công ty quan tâm, bố trí nguồn lực sao cho phù hợp với trình độ và năng lực ở từng bộ phận, quan trọng là làm sao cho bộ máy tổ chức của công ty gọn nhẹ, linh hoạt, thích ứng với nền kinh tế thị trường phát triển hiện nay.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2015-2017

2015 2016 2017 Chênh lệch

2016/2015

Chênh lệch 2017/2016 Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % % %

Tổng số lao động 116 100 130 100 154 100 14 112,07 24 118,46

Theo giới tính

Nam 96 82,76 105 80,77 125 81,17 9 109,38 20 119,05

Nữ 20 17,24 25 19,23 29 18,83 5 125 4 116

Theo trình độ

Trên Đại học - Đại

học 22 18,97 24 18,46 30 19,48 2 109,09 6 125

Trung cấp - Cao

đẳng 32 27,59 34 26,15 41 26,62 2 106,25 7 120,59

Công nhân kỹ thuật 10 8,62 10 7,69 15 9,74 0 100 5 150

Lao động phổ thông 52 44,83 62 47,69 68 44,16 10 119,23 6 109,68

Theo độ tuổi

Dưới 25 tuổi 27 23,28 28 21,54 32 20,78 1 103,7 4 114,29

Từ 25 đến 35 tuổi 52 44,83 64 49,23 76 49,35 12 123,08 12 118,75

Từ 35 đến 45 tuổi 30 25,86 31 23,85 36 23,38 1 103,33 5 116,13

Trên 45 tuổi 7 6,03 7 5,38 10 6,49 0 100 3 142,86

Theo tính chất

Lao động gián tiếp 46 39,66 56 43,08 71 46,10 10 121,74 15 126,79

Lao động trực tiếp 70 60,34 81 62,31 93 60,39 11 115,71 12 114,81

(Nguồn: Phòng hành chính)

Đại học kinh tế Huế

Qua bảng số liệu ta thấy, cơ cấu lao động của Công ty có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, từ 2015 đến 2017. Cụ thể: tổng số lao động của Công ty năm 2015 là 116 người, đến năm 2016 là 130 người, tăng 14 người tương đương với mức tăng là 12.07%. Và năm 2017 tăng 24 người so với năm 2016 tương ứng mức tăng là 18,46%.

Theo giới tính: do nhu cầu công việc nên số lượng nhân viên nam và nhân viên nữ có sự chênh lệch rất lớn. Nhân viên nam luôn chiếm trên 8% tổng số lao động trong Công ty. Tuy nhiên số lượng nam và nữ nhân viên đều tăng qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015, sốnhân viên nam tăng 9 người tươngứng mức tăng 9,38%, nữ tăng 5 người tương ứng 25%, năm 2017 so với năm 2016 thì nam tăng 20 người tươngứng 19,05%, nữtăng 4 người tươngứng 16%.

Theo trìnhđộhọc vấn: đội ngũ lao động chiếm đông đảo nhất chủ yếu thực hiện nhiệm vụ sản xuất và bán hàng tiếp thu học hỏi những kinh nghiệm thực tế khá tốt và có trình độ học vấn đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng trung cấp. Điều đó chứng tỏ Công ty chú trọng đến công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên do đòi hỏi của công tác quản lý ngày càng cao để phù hợp với quy mô và tốc độ phát triển của Công ty. Bên cạnh thể hiện ở cơ cấu lao động qua 3 năm của Công ty. Lao động có trìnhđộđại học và trên đại học tăng, năm 2015 có 22 người chiếm 18,97%, đến năm 2016 có 24 người, tăng 9,09% so với năm 2015, và năm 2017 so với năm 2016 thì tiếp tục tăng thêm 6 người tương ứng tăng 25%. Lao động có trìnhđộ cao đẳng – trung cấp cũng tăng trong giai đoạn này. Năm 2016 so với 2015 tăng 2 người tương ứng tăng 6,25%, năm 2017 tăng thêm 7 người so với năm 2016 tương ứng tăng 20,59%.

Bên cạnh đó, lao động không qua đào tạo cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sốlao động vì như đã nói đội ngũ đông đảo nhất thực hiện nhiệm vụ sản xuất, ở các đội sản xuất và đội KCS, họ phải chịu được những công việc nặng, có sức khỏe dẻo dai.

Năm 2015, lao động phổ thông là 52 người chiếm 44,83%đến năm 2017 là 68 người tương ứng với 44,16%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 6 người tương ứng với mức tăng 9,68% và năm 2016 so với năm 2015 tăng 10 người tương ứng tăng 19,23%.Trong năm 2015- 2016 số lượng công nhân kỹ thuật không biến động, tức là công ty không tuyển thêm bất kỳ người nào, vẫn giữ nguyên số lượng là 10 người. Tuy

Đại học kinh tế Huế

nhiên, đếnnăm 2017 công nhân kỹ thuật tăng thêm 5 người tương ứng với mức tăng là 50%. Điều này cho thấy, từ năm 2017 Công ty đã chú trọng hơn vào lực lượng lao động có kỹthuật, nâng cao trìnhđộtay nghềlao động.

Theo độ tuổi: tiêu chí độ tuổi được chia làm 4 nhóm, gồm dưới 25 tuổi, từ 25 đến 35 tuổi, từ 36 đến 45 tuổi và trên 45 tuổi. Cơ cấu lao động theo độ tuổi cũng tăng qua 3 năm. Năm 2015, số nhân viên dưới 25 tuổi là 27 người chiếm tỷ lệ 23,28%, từ 25 đến 35 tuổi có 52 người chiếm 44,83%, từ 35 đến 45 tuổi có 30 người chiếm 25,86% và trên 45 tuổi có 7 người chiếm 6,03%. Năm 2016, số nhân viên dưới 25 tuổi và từ 35 đến 45 tuổi chỉ tăng thêm 1 người tương ứng mức tăng là 3,7% và 3,33% ; số nhân viên trên 45 tuổi vẫn giữ nguyên so với năm 2015. Trong khi đó độ tuổi từ 25 đến 35 tăng 12 người tương ứng tăng 23,08% so với năm 2015. Vào năm 2017, số lao động ở các độ tuổi đều tăng, cụ thể là số lao động dưới 25 tuổi chỉ tăng thêm 4 người tương ứng mức tăng 14,29%, từ 25 đến 35 tuổi tăng 12 người tương ứng 18,75%, từ 36 đến 45 tuổi tăng 5 người tương ứng 16,13% và cuối cùng là trên 45 tuổi tăng thêm 3 người tương ứng 42,86%. Ngoài ra, nhìn vào bảng số liệu ta thấy số nhân viên của Công ty trong độ tuổi từ 25 đến 35 tuổi luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, luôn trên 40% trong tổng số lao động của Công ty. Điều này cho thấy những chính sách của Công ty luôn chú trọng và nhân viên có độ tuổi trẻ vì nhân viên trong độ tuổi này có sức khỏe tốt, sáng tạo và đầy nhiệt huyết. Do đó Công ty tập trung vào phát triển và đào tạo nhân viên trẻ, xây dựng thành lực lượng nòng cốt sau này.

Theo tính chất: Công ty là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu là kinh doanh phân bón, thị trường tương đối rộng lớn. Do vậy lao động trực tiếp bán hàng và sản xuất chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp, lao động trực tiếp qua 3 năm luôn chiếm trên 60% lao động trong toàn bộlao động củaCông ty.

Đối với lao động trực tiếp: Lao động trực tiếp trong năm 2015 là 70người chiếm 60,34%, năm 2016 là 81người, chiếm 62,31%, năm 2017 là 93 người chiếm 60,39%.

Qua đó ta có thể thấy so với năm 2015 thì năm 2016 tăng 11 người tức là tăng 15,71%, so với năm 2016 thì năm 2017 tăng 12 người tương ứng với tăng14,81% so với năm

Đại học kinh tế Huế

Đối với lao động gián tiếp: Lao động trực tiếp trong năm 2015 là 46 người chiếm 39,66%, năm 2016 là 56 người, chiếm 43,08%, năm 2017 là 71 người chiếm 46,10%. Qua đó ta có thể thấy so với năm 2015 thì năm 2016 tăng 10 người tức là tăng 21,74% so với năm 2015, so với năm 2016 thì năm 2017 tăng 15 người tương ứng với tăng 26,79% so với năm 2016.

Qua đó ta nhận thấy, Công ty cần tinh gọn hơn nữa bộ máy trực tiếp nhằm nâng cao trình độ, chất lượng quản lý và tăng cường bộ máy lao động gián tiếp để triển khai các dịch vụ đến tận nơi.

2.1.4.2 Tình hình nguồn vốn của công ty

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vốn được hiểu và quan niệm là toàn bộ những giá trị ứng ra ban đầu vào các quá trình tiếp theo của doanh nghiệp. Khái niệm này không những chỉ ra vốn không chỉ là một yếu tố đầu vào quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đề cập tới sự tham gia của vốn trong doanh nghiệp, trong cả quá trình sản xuất kinh doanh liên tục trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp.

Như vậy, vốn là một yếu tố số một của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Có vốn các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất kinh doanh, mua sắm các trang thiết bị hay triển khai các kế hoạch khác trong tương lai. Vậy yêu cầu đặt ra đối vớicác doanh nghiệp là họ cần phải có sự quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển và vững mạnh.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: Phòng kế toán) Chỉ

tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng nguồn

vốn

211.277.879.500 100 216.198.017.000 100 230.694.569.000 100 4.920.137.500 102,33 14.496.552.000 106,28

1. Vốn cố định

52.332.411.000 24,80 51.421.122.000 23,80 51.232.214.000 22,21 -911.289.000

-101,74 -188.908.000 -100,37 2. Vốn

lưu động

48.900.543.000 23,10 51.928.872.000 24,00 62.132.876.000 26,93 3.028.329.000 106,19 10.204.004.000 116,42

1. Nợ phải

trả

62.823.124.500 29,70 64.924.136.000 30,00 65.325.801.000 28,32 2.101.011.500 103,34 401.665.000 100,61

2.

VCSH 47.221.801.000 22,40 47.923.887.000 22,20 52.003.678.000 22,54 702.086.000 101,49 4.079.791.000 107,85

Đại học kinh tế Huế

Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy nguồn vốn của Công ty trong 3 năm qua đều có xu hướng tăng. Cụ thể, năm 2016 tăng 4.920.137.500 đồng so với năm 2015 tương ứng tăng 2,33%. Năm 2017 so với năm 2016 tăng 14.496.552.000 đồng tương ứng tang 6,28%. Tuy nhiên mức tăng này không đều, bởi mức tăng trong giai đoạn 2017–

2016lớn hơn mức tăng giai đoạn 2016–2015.

Vốn của Công ty được hình thành từ vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu và vốn vay (nợ phải trả). Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn và tăng qua các năm. Nhưng nơ phải trả năm 2017 so với năm 2016 tăng ít hơn năm 2016 so với năm 2015.Cụ thể, tỷ lệ nợ phải trả năm 2016 so với năm 2015 tăng 2.101.011.500 đồng tương ứng với mức tăng là 3,34%, năm 2017 tăng 401.665.000 đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 0,61%.

Vốn cố định có giảm nhưng giảm không đáng kể là do giá trị của một số tài sản cố định hao mòn qua các năm làm cho giá trị vốn cố định giảm 911.289.000 đồng và 188.908.000 đồng tương ứng giảm 1,74% và 0,37% qua lần lượt các năm 2016 và 2017. Trong khi đó giá trị của vốn lưu động tăng chủ yếu là do hàng tồn kho giảm và các khoản phải thu của Công ty tăng cho nên tài sản vốn lưu động tăng3.028.329.000 đồng trong năm 2016 và tăng10.204.004.000 đồng trong năm 2017 với mức giảm tương ứng là 6,19% và 16,42%.

Điều đáng chú ý là nguồn vốn vay ở đây lại chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn, mặt dù vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp hơn nợ phải trả. Năm 2016 vốn chủ sở hữu tăng 702.086.000 đồng tương ứng tăng 1.49% so với năm 2015, trong khi đó năm 2017 tăng 4.079.791.000 triệu đồng tương ứng tăng 7,85% so với năm 2016. Có tăng nhưng không đáng kể. Qua đó, Công ty cần có biện pháp giải quyết sao cho nguồn vốn chủ sở hữu tăng hơn nữa vì vốn chủ sở hữu thể hiện khả năng tự chủ của doanh nghiệp, đồng thời Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu càng lớn thì khả năng đem lại lợi nhuận cho Công ty càng cao bởi Công ty giảm bớt được chi phí cho các khoản vay.

Đại học kinh tế Huế