• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình thị trường phân bón trong nước 1.2.1.1 Nhu cầu phân bón:

- Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại.

Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá. [10]

1.2.1.2 Tình hình sản xuất phân NPK trong nước:

- Hiện nay cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về thiết bị và công nghệ sản xuất cũng có nhiều dạng khác nhau, từ công nghệ cuốc xẻng đảo trộn theo phương thức thủ công bình thường đến các nhà máy có thiết bị và công nghệ tiên tiến. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói.

- Cụ thể, ở Việt Nam có khoảng 30 nhà máy sản xuất NPK với tổng công suất 3 triệu tấn/năm. Trong đó 10 công ty sản xuất NPK chính có tổng công suất thiết kế lên đến 2,8 triệu tấn/năm. Các nhà máy này có công suất trên 100 ngàn tấn/năm và chủ yếu đặt tại miền Nam và miền Bắc.

Các công ty sản xuất phân bón NPK chính ở Việt Nam

 Công ty Phân bón Bình Điền 950.000 tấn/năm

Đại học kinh tế Huế

Công ty Cổ phần Hóa Sinh 360.000 tấn/năm

Công ty Việt Nhật 350.000 tấn/năm

Công ty Cổ phần Cần Thơ 300.000 tấn/năm

Công ty Năm Sao 300.000 tấn/năm

Công ty Baconco 220.000 tấn/năm

Công ty Miền Nam 350.000 tấn/năm

Công ty Văn Điển 150.000 tấn/năm

Công ty Lâm Thao 150.000 tấn/năm

Công ty Phân lân Ninh Bình 100.000 tấn/năm 1.2.1.3 Tình hình nhập khẩu NPK:

Lượng nhập khẩu NPK năm 2017 (400.000 tấn) là khá cao. Hầu hết các loại NPK nhập vào Việt Nam có nguồn chủ yếu từ các nước Trung Quốc, Philippines, Nhật Bản…Do nước ngoài triển khai kênh bán độc quyền và tâm lý sính ngoại của một bộ phận nông dân nên mặc dù chất lượng, hàm lượng hữu hiệu của các loại phân bón này không hơn chất lượng các sản phẩm NPK trong nước nhưng vẫn bán được với giá cao hơn hẳn hàng cùng loại sản xuất trong nước. Hiện tại nguồn NPK sản xuất trong nước khá dồi dào, nhập khẩu NPK ngoại lại tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ… điều này chỉ ra rằng công tác tuyên truyền sản phẩm NPK trong nước, công tác khuyến nông của chúng ta chưa tốt dẫn tới chi phí sản xuất nông nghiệp của một bộ phận bà con nông dân bị cao trong khi giá nông sản năm 2017 là chưa cao. [10]

1.2.2 Bình luận các nghiên cứu có liên quan

(1) “ Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm phân bón của Công ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế”, Trần Đức Thảo, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh Tế Huế - Đại Học Huế.

Nhìn chung bài nghiên cứu khá là đầy đủ. Đề tài dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá công tác tổ chức và quản lý hệthống phân phối sản phẩm của Công ty Cổ Phần Vật Tư Nông Nghiệp Thừa Thiên Huế, đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối. Đề tài tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ công ty và số liệu sơ cấp thông qua điều tra chọn mẫu tại các đại lý bằng bảng phỏng vấn. Để đảm bảo tính đại diện

Đại học kinh tế Huế

cho mẫu nghiên cứu, bài nghiên cứu chọn các nhà bán lẻ để phỏng vấn theo phương pháp ngẫu nghiên phân tầng từ tổng thể tất cả nhà bán của Công ty. Từ số lượng các cửa hàng bán lẻ trên từng địa bàn, tác giả tính được tỷ lệ phần trăm số lượng các cửa hàng trong mỗi địa bàn trên tổng số các cửa hàng bán lẻ trong toàn tỉnh. Luận văn đưa ra một số giải pháp liên quan, nhằm cải thiện công tác quản trị kênh phân phối cho sản phẩm phân bón trong hệ thống kênh phân phối của công ty, đưa ra các nghiên cứu kênh phân phối của các đối thủ cạnh tranh rất rõ ràng và đi sâu vào vấn đề. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra chưa thực sự mang lại hiệu quả trong việc quản trị kênh phân phối, cần có những giải pháp cụ thể hơn. Giới hạn mẫu là 10, nhỏ so với phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng vì vậy thông tin chưa phản ánh chính xác đến kết quả điều tra. Chưa nêu rõ ràng phương pháp xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp nên rất mơ hồ, khó hình dung. Chỉ dừng lại ởđiều tra nhóm khách hàng là nhà bán lẻ, chưa đi sâu nghiên cứu các khách hàng công trình lớn.

(2) “Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm gạch tuynel tại công ty TNHH COXANO-Trường sơn”, Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh Tế Huế - Đại Học Huế.

Bài nghiên cứu trên góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến tổ chức hoạt động kênh phân phối đối với sản phẩm gạch tuynel ở các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm gạch trên thị trường Việt Nam. Đánh giá được thực trạng của kênh phân phối sản phẩm dầu gạch của công ty TNHH COXANO – Trường Sơn.

Trên cơ sở đó, làm rõ các mặt hạn chế và tích cực của việc phân phối sản phẩm gạch tuynel qua kênh phân phối này. Tuy nhiên ta thấy được, một số chính sách nhằm khuyến khích các thành viên trong kênh còn mang lại hiệu quả chưa cao, tồn tại những vấn đề bất cập, chưa đa dạng trong việc sử dụng, từ đó đưa ra các biện pháp mang lại hiệu quả cao hơn, đa dạng các biện pháp áp dụng và áp dụng một cách đồng đều để mang lại hiệu quả tốt nhất. Ta còn thấy được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kênh phân phối, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Ngoài ra tổng kết, phân tích và đánh giá chi tiết thực trạng quản trị kênh phân phối của công ty qua các kết quả phân tích, luận văn cũng chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân

Đại học kinh tế Huế

trong quá trình thực hiện các hoạt động quản trị kênh phân phối của công ty. Mặc dù vậy trong qua trình phân tích còn gặp phải một số thiếu sót. Một số chiến lược phân phối của công ty còn mơ hồ, mang tính chất mô tả, chưa bài bản, bám sát với thực tiễn, thiếu thông tin để có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Và việc xây dựng chiến lược phân phối không được thực hiện một cách chuyên nghiệp bởi cán bộ chuyên môn, kinh phí đầu tư cho công tác xây dựng chiến lược chưa được chú trọng đúng mức. Cuối cùng tuy các giải pháp đưa ra đa dạng, nâng cao được chất lượng kênh phân phối, nhưng khó thực hiện được.

(3) “Hoàn thiện quản trị kênh phân phối dịch vụ điện thoại di động của Vinaphone”, Nguyễn Thị Lụa, Luận văn thạc sĩ, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông.

Qua bài luận văn trên, ta có thể thấy được thực trạng hoạt động kênh phân phối hiện tại của dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, mạnh dạn hơn trong việc đưa ra một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối. Từ đó đưa ra các giải pháp mang thực tế hơn phù hợp để hoàn thiện quản trị kênh phân phối. Ta thấy được các yếu tố thuộc về môi trường như yếu tố kinh tế; yếu tố văn hóa-xã hội; môi trường kỹ thuật-công nghệ; môi trường luật pháp, các yếu tố thuộc về doanh nghiệp như yếu tố khách hàng;

yếu tố sản phẩm; yếu tố cạnh tranh, ảnh hưởng đến hoạt động kênh phân phối của dịch vụ điện thoại của Vinaphone như thế nào. Thông qua việc phân tích ma trận SWOT, thấy được cần hoàn thiện hệ thống phân phối dịch vụ theo chiều hướng nào là phù hợp với công ty. Tuy nhiên, bài luận văn còn chứa nhiều hạn chế, việc nghiên cứu cơ chế bán hàng trong kênh phân phối chủ yếu mang tính định hướng. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kênh phân phối của dịch vụ bài nghiên cứu chưa đi sâu vào việc phân tích các yếu tố đó và cách khắc phục nó. Và tuy có đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống phân phối, nhưng có một số giải pháp chưa mang tính thực tế và khó thực hiện. Phạm vi nghiên cứu quá rộng nên việc nghiên cứu còn một số thiếu sót.

Chỉ có ý nghĩa áp dụng trong phạm vi nhất định của hoạt động kinh doanh và phân phối, cũng như còn tùy thuộc vào các điều kiện vềchính sách và chiến lược phát triển chung của công ty.

Đại học kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ HOẠT