• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

2.2. Thực trạng rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

2.2.1. Phân tích rủi ro cho vay đối với KHDN thông qua chỉ tiêu định tính: 39

2.2.2.5. Tình hình các nhóm nợ:

Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN “Quy định vềphân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dựphòng rủi ro và việc sửdụng dựphòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, rủi ro tín dụng được chia thành 5 nhóm nợ.

5 nhóm nợ này đánh giá tình hình hoạt động thu hồi nợ tại Ngân hàng, trong đó nợ xấu được chú ý nhất, từ N3 -> N5. Đối với các Ngân hàng, nợ xấu là khoản mà không thểthu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗhoặc phá sản,... Nếu cho một doanh nghiệp vay thì phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳkinh doanh hiện tại.

Tình hình các nhóm nợtại Ngân hàngđược thểhiện qua bảng 2.6.

Trường ĐH KInh tế Huế

52

Bảng 2.7: Tình hình các nhóm nợ đối với KHDN tại Ngân hàng Quốc Dân–Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 -2016 Đơn vịtính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

Tổng dư nợ 59.370 68.486 159.639 9.116 15,35 91.153 133,10

N1: Nợ đủ điều kiện 57.955 67.169 158.332 9.214 15,90 91.163 135,72

N2: Nợ cần chú ý 1.303 1.219 1.207 -84 -6,45 -12 -0,98

N3: Nợ dưới tiêu chuẩn 70 59 0 -11 -15,71 -59 -100,00

N4: Nợ nghi ngờ 26 25 0 -1 -3,85 -25 -100,00

N5: Nợ có khả năng mất vốn 16 14 100 -2 -12,50 86 614,29

Nợ quáhạn 1.415 1.317 1.307 -98 -6,93 -10 -0,76

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 2,44 1,96 0,82 -0,48 -1,14

Nợ xấu 112 98 100 -14 -12,5 2 2,04

Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,19 0,14 0,06 -0,05 -0,08

Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn (%) 7,92 7,44 7,65 -0,47 0,21

Nguồn: Trung tâm doanh nghiệp Ngân hàng Quốc Dân–Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Trường ĐH KInh tế Huế

Nhóm 1: Nợ đủtiêu chuẩn:

Nợ đủtiêu chuẩn là nhóm nợ luôn chiếm tỷlệcao nhất và tăng trưởng đều theo tổng dư nợ. Cụthể: năm 2015nợ nhóm 1 tăng thêm 9.214 triệu đồng so với năm 2014, đến năm 2016 nợ nhóm 1 tăng mạnh theo tổng dư nợ thêm 91.163 triệu đồng so với năm 2015. Điều này cho thấy các KHDN của Chi nhánh hoạt động kinh doanh tốt nên khả năng trảnợ đầy đủcảgốc và lãiđúnghạn cho Ngân hàng cũng như các KHDN rất có ý thức trong việc trảnợ. Bên cạnh đó Chi nhánh vẫn đang kiểm soát các khoản nợ khá tốt. Nguyên nhân chủ yếu là do Chi nhánh đã có những biện pháp hợp lý để quản lý khoản vay của khách hàng., xây dựng được hệthống kiểm soát khoản vay.

Nhóm 2: Nợcần chú ý:

Đây là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày và là các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn lần đầu. Nhợ nhóm 2 chiếm tỷtrọng cao hứhai trên tổng dư nợcho vay Nhìn vào bảng 2.6, nợ cần chú ý năm 2015 đã giảm 84 triệu đồng tương đương giảm 6,45% so với năm 2014, năm 2016 tiếp tục giảm thêm 12 triệu đồng tương đương giảm 0,98% so với năm 2015. Với mức dư nợ tăng thêm quá lớn như vậy thì việc tăng thêm đối với nợ nhóm 2 là điều không thểtránh khỏi. Hoạt động cho vay là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nên khi doanh số cho vay tăng thì rủi ro cũng nhiều hơn. Với việc thắt chặt các khoản nợ, chính sách cho vay chặt chẽ hơn, quy trình và công tác thẩm định yêu cầu cao hơn nên các khoản vay được nâng cao chất lượng. Chi nhánh cũng tiến hành sát sao việc thu hồi nợ, kiểm tra khách hàng nên các năm này, dư nợ nhóm 2 có xu hướng giảm.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn:

Là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày và là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứhai.

Nhóm 4: Nợnghi ngờ:

Là các khoản nợquá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày và là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứhai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứhai

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy rằng việc thu hồi nợ từ khách hàng đã được các chuyên viên QHKH thực hiện tốt. Các khoản nợ nhóm 3 và 4 đãđược thu hồi dần qua

Trường ĐH KInh tế Huế

các năm và đến năm 2016 thì dư nợ nhóm 3 và 4 đã trở về mức 0 triệu đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy các chính sách cho vay cũng như thu hồi nợ đãđược Chi nhánh quan tâm hơn và điều này cũng cho thấy một nền kinh tế đang khôi phụcổn định.

Nhóm 5: Nợcó khả năng mất vốn:

Là các khoản nợquá hạn từ361 ngày trở lên và là các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trảnợ lần thứ ba trở lên kểcả chưa bịquá hạn hoặc đã bị quá hạn. Đây được xem là nhóm nợ rất xấu. Nhìn vào bảng 2.6, vào năm 2016 bên cạnh dư nợ nhóm 3 và nhóm 4 đã được thu hồi hết nhưng nợ nhóm 5 lại tăng lên đến 100 triệu đồng, tương đương tăng 86 triệu đồng so với năm 2015. Đối với các KHDN, việc vay bổsung vốn lưu động hay vì mục đích kinh doanh nào khác thì giá trị các khoản vay là rất lớn, thường là trên 100 triệu đồng. Vậy nên khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả dẫn đến không còn khả năng trả nợ cho Ngân hàng khiến cho nợ xấu của Ngân hàng tăng cao. Đểcó thểgiải quyết nợ của khách hàng cần có sựcan thiệp của bộphận xửlý nợ đểcó thể đưa ra các phương án thu hồi lại nợtốt nhất cho các bên liên quan.