• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

2.2. Thực trạng rủi ro cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP

2.2.1. Phân tích rủi ro cho vay đối với KHDN thông qua chỉ tiêu định tính: 39

2.2.2.8. Vòng quay vốn tín dụng:

Nguồn vốn rất quan trọng và cần thiết đối với sựphát triển và sinh tồn của một Ngân hàng. Cho vay và thu hồi lại nhanh chóng nguồn vốn được xem là một tín hiệu tốt cho cả Ngân hàng và khách hàng. Đây là chỉ tiêu quan trọng được các Ngân hàng tính toán hằng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và hiệu quảtín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong điều kiện bình thường của nền kinh tế, vòng quay vốn tín dụngởvào khoảng 2,5 lần/ năm.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2.8: Vòng quay vốn cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân –Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

2015/2014 2016/2015

+/- % +/- %

Doanh số thu

nợ KHDN 144.435 402.746 999.188 258.312 178,84 596.441 148,09 Dư nợ bình

quân 58.953 63.928 114.063 4.975 8,44 50.135 78,42

Vòng quay

vốn (vòng) 2,45 6,30 8,76 3,85 2,46

Nguồn: Trung tâm doanh nghiệp Ngân hàng Quốc Dân–Chi nhánh Thừa Thiên Huế Nhìn vào bảng 2.8, ta thấy được năm 2014 đạt 2,45 vòng, năm 2015 tăng lên 6,3 vòng, năm 2016 tăng lên 8,76 vòng. Vòng quay vốn của Chi nhánh tăng khá nhanh và ổn định thể hiện việc thu hồi nợ rất tốt. Kết quả này chủ yếu là do Chi nhánh đã nâng cao chất lượng của các khoản vay, theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng sát sao và lập tức có biện pháp xử lý khi có dấu hiệu của rủi ro. Cùng với đó là tình hình kinh tế thị trường đãổn định giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả, có khả năng trảnợ đúng hạn cho ngân hàng.

2.2.2.9. ng dng mô hình Z-score trong xếp hng tín dng KHDN ti NCB Huế năm 2016

Dựa vào các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp trong năm 2016, tiến hành xử lý các số liệu liên quan đến các chỉ tiêu sửdụng trong mô hình Z-score. Do yêu cầu bảo mật thông tin khách hàng và ngân hàng nên nghiên cứu không nêu rõ kết quả xếp hạng từng KHDN. Tác giảchọn thuận tiện 41 KHDN đang giao dịch trong giai đoạn 2014 – 2016 đang được xếp hạng tín dụng tại NCB Huế đểchấm điểm theo mô hình Z-score.

Trường ĐH KInh tế Huế

Bảng 2.9. Kết quả xác định chỉsố nguy cơ phá sản của 41 KHDN của Ngần hàng TMCP Quốc Dân–chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2016

Phân vùng Năm 2016

1. Vùng lành mạnh (Z>2,99) 25

2. Vùng không rõ ràng (1.8<Z<2,99) 13

3. Vùng nguy cơ phá sản (<1.8) 3

Tổng cộng 41

Nguồn: trích từsốliệu tính toán của tác giả Qua bảng 2.9 ta thấy được từ các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tác giả đã sử dụng phần mềm Excel để tính toán nguy cơ phá sản của 41 doanh nghiệp đang vay tại NCB Huế. Trong năm 2016 có 3 doanh nghiệp có nguy cơ phá sản thể hiện là tình hình tài chính của doanh nghiệp này rất kém, trong tương lai vẫn có thể không hoạt động kinh doanh tốt hon. Số lượng doanh nghiệp lành mạnh chiếm đa số trong các doanh nghiệp được khảo sát là 25 doanh nghiệp trong tổng số điều tra là 41, bên cạnh đó có 13 doanh nghiệp có tình hình tài chính không rõ ràng. Ta có thể thấy rằng tình trạng tài chính của các doanh nghiệp nằm trong vùng này không phải là lạnh mạnh và có thểkhôngổn định, tiềmẩn các nguy cơ phá sản. Cần phải tiếp tục theo dõi tình hình kinh doanh của các đối tượng KHDN này đểtránh hoạt động kinh doanh của họcó chuyển biến xấu, không thểtrả được nợ cho khách hàng.

Bên cạnh việc ứng dụng mô hình Z-score để xếp hạng tín dụng khách hàng vì Ngân hàng NCB cũng sử dụng mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ để chấm điểm tín dụng khách hàng. Ta có kết quảso sánh 2 cách chấm điểm khách hàng như sau:

Bảng 2.10: Kết quảso sánh giữmô hình xếp hạng tín dụng nội bộKHDN tại NCB Huếvà mô hình Z-score của 41 doanh nghiệp điều tra

Nguồn: Theo sốliệu tính toán của tác giả

Phân vùng Mô hình tại NCB Mô hình Z-score

Nhóm A-AAA (vùng lành mạnh) 27 25

Nhóm B-BBB (vùng không rõ ràng) 12 13

Nhóm D-CCC (vùng có nguy cơ phá sản)

Trường ĐH KInh tế Huế

2 3

Trong vùng lành mạnh, kết quảcủa mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ tại NCB Huế là 27 doanh nghiệp, chênh lệch 2 doanh nghiệp so với mô hình xếp hạng nội bộ.

Có 2 doanh nghiệp mà NCB Huếxếp hạng có nguy cơ phá sản cũng được mô hình Z-score xếp vào nhóm tương đương và các doanh nghiệp này đều không được Ngân hàng thông qua quyết định giải ngân. Có sự chênh lệch 1 doanh nghiệp mà NCB Huế không cho đó là doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Với sự chênh lệch này, NCB Huế cần xem xét kỹ liệu đây có thật sự là doanh nghiệp thuộc vùng không rõ ràng không hay đây thật sựlà doanh nghiệp có nguy cơ phá sản hay không. Nhưng cũng nên hạn chế cho vay các nhóm KHDN như vậy để tránh các rủi ro có thể đem đến cho Chi nhánh.

2.3. Đánh giá thực trạng rủi ro cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng