• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ngày soạn: 01/02/201 3

Tiết: 16 + 17 Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết và thực hiện được các thao tác định dạng văn bản đơn giản.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện các thao tác định dạng đã học.

3. Thái độ:

- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và thực hành trực quan.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, tập, viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (3 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

?

Mở hộp thoại Paragraph và chỉ rõ từng cách định dạng trên đó.

3. Bài mới:

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (30 phút) Thực hành các thao tác định dạng văn bản

Phân nhóm cho HS ngồi vào máy tính.

Nêu các yêu cầu để học sinh thực hành

Soạn thảo văn bản “Biển đẹp” (SGK trang 92)

Hướng dẫn và theo dõi học sinh làm bài tập thực hành

Lưu văn bản với tên “Bien dep”

Ổn định chỗ ngồi.

Tiến hành trình bày văn bản

“Biển đẹp” theo các yêu cầu:

+ Tiêu đề có phông chữ, cỡ chữ, màu chữ, kiểu chữ khác với nội dung của văn bản.

+ Cỡ chữ của tiêu đề lớn hơn nhiều so với cỡ chữ của nội dung.

+ Đoạn cuối cùng (Theo Vũ Tú Nam) có màu chữ, kiểu chữ khác nội dung.

+ Căn lề cho văn bản: Tiêu đề căn giữa trang, nội dung căn thẳng cả hai lề, đoạn cuối căn lề phải

+ Các đoạn nội dung có dòng đầu thụt lề

+ Ký tự đầu tiên của đoạn nội dung 1 có cỡ chữ lớn hơn và kiểu chữ đậm

1. Định dạng văn bản

Hoạt động 2: ( 45 phút) Thực hành Nêu bài tập để học sinh thực hành, yêu cầu học sinh tiến hành định dạng bằng cả hai cách là dùng nút lệnh và

bảng chọn. Làm theo bài tập yêu cầu

2. Thực hành

1. Gõ đoạn văn theo mẫu bài thơ “Tre xanh” (SGK trang 93)

2. Định dạng đoạn văn theo mẫu 3. Lưu văn bản với tên “Tre xanh”

Theo dõi và giải đáp câu hỏi của học sinh

Thực hành

4. Củng cố: (3 phút)

- Kiểm tra, nhận xét bài làm của từng nhóm học sinh.

5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Xem lại các thao tác đã học, thực hành nếu có điều kiện - Xem trước nội dung bài 18.

Tuần: 28 – 29

BÀI 18

TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN

Ngày soạn: 15/02/201 3

Tiết: 18 + 19 Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Biết cách trình bày trang văn bản khác nhau.

- Biết cách chọn hướng trang, đặt lề trang, và in văn bản 2. Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được thao tác xem văn bản trước khi in, chon hướng giấy in và in .

3. Thái độ:

- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và thực hành trực quan.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, tập, viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (3 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

? Có mấy loại định dạng văn bản, có mấy cách định dạng kí tự và đoạn văn

.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Khi đánh văn bản xong để dể quan sát thì ta cần phải in văn bản ra. Nhưng muốn có được văn bản in ra đẹp thì ta cần trình bày và thiết đặt lại trang in. Để làm được điều này thì ta sẽ học bài “Trình bày trang văn bản và in”

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Trình bày trang văn bản (25 phút)

- Trình bày trang, là các em chọn trang đứng hay nằm, đặt lề trang.

? Quan sát 2 trang in xem đâu là trang

- Lắng nghe và quan sát. 1. Trình bày trang văn bản:

- Chọn hướng trang: là

giấy đứng và nằm, trang giấy nào đẹp hơn?

- Tùy theo văn bản mà các em nên chọn trang giấy đứng hay nằm.

- Giáo viên lưu ý học sinh

- Quan sát và trả lời.

- Lắng nghe và ghi bài.

trang đứng hay trang nằm.

- Đặt lề trang: là đặt lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới.

Hoạt động 2: Chọn hướng trang và đặt lề trang(35 phút) - Để chọn hướng trang, đặt lề trang thì

ta phải mở hộp thoại Page Setup.

- Muốn chọn hướng trang ta mở trang Page.

? Quan sát SGK và cho biết muốn chọn giấy ngang ta chọn mục nào?

 Nhận xét: Ta chọn mục Landscape:

hướng giấy ngang, Portrait: giấy đứng.

- Muốn đặt lề tang in ta mở trang Margins.

? Quan sát và nêu đâu là lề trên, lề dưới, lề trái, lề phải?

 Nhận xét: Top: lề trên, Botoom: lề dưới, Left: lề trái, Right: lề phải.

- Quan sát lắng nghe.

- Quan sát.

- Chọn Landscape.

- Lắng nghe và ghi bài.

- Quan sát.

- Top: lề trên, Botoom: lề dưới, Left: lề trái, Right: lề phải.

- Lắng nghe và ghi bài.

2. Chọn hướng trang và đặt lề trang:

a) Chọn hướng giấy:

- Vào File/Page setup/chọn Page

+ Portrait: trang đứng.

+ Landscape: trang nằm b) Đặt lề trang:

- Vào File/Page setup/chọn Margins.

+ Top: lề trên + Botoom: lề dưới + Left: lề trái.

+ Right: lề phải

Hoạt động 3: In văn bản(15 phút) - Sau khi chọn hướng trang và đặt lề trang thì em vào chọn in để in văn bản.

- Em có thể chọn in bằng lệnh in theo 2 cách nháy Print trên thanh công cụ hoặc vào File chọn Print.

? Nếu muốn in được văn bản thì cần có gì?

 Nhận xét: Cần có máy in nối với máy tính.

- Các em lưu ý nếu in bằng biểu tượng trên thanh công cụ thì sẽ in toàn bộ văn bản em có.

- Quan sát, lắng nghe.

- Quan sát ghi bài.

- Cần có máy in.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và ghi bài.

3. In văn bản:

Có 2 cách in:

- Nháy nút lệnh Print trên thanh công cụ.

- Vào File/Print

4. Củng cố: (3 phút)

? Để trình bày trang văn bản ta làm gì?

? Để in văn bản ta có mấy cách? Nêu ra?

5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Về nhà học bài và làm bài tập SGK

Tuần: 29

BÀI 19

TÌM KIẾM VÀ THAY THẾ

Ngày soạn: 1/03/2013

Tiết: 20 Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-

Giúp HS biết thêm 1 số tính năng của Word.

- HS biết được cách tìm các từ trong văn bản và sửa lại, thay thế bằng từ khác nếu sai.

2. Kĩ năng:

- Học sinh thực hiện được thao tác tìm kiếm, thay thế.

3. Thái độ:

- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và thực hành trực quan.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, tập, viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (3 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

? Em hãy trình bày cách chọn hướng trang và đặt lề trang giấy trước khi in?.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới:

Các em viết bài hoặc làm bài kiểm tra sau khi xong thường dò lại xem có bị sai lỗi chính tả không và sửa lại. Còn trang tính nếu nhiều trang thì việc dò lại rất khó. Vì vậy mà Word đã hổ trợ cho ta chức năng tìm kiếm và thay thế.

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động : Tìm kiếm (10 phút)

- Các em muốn tìm 1 từ nào đó nhanh trong văn bản chỉ cần mở hộp thoại Find và gõ từ cần tìm máy tính sẽ tìm giúp ta.

- GV cho HS quan sát đoạn video mẫu.

? Như vậy khi tìm xong máy tính sẽ hiển thị ra sao để ta thấy được?

Nhận xét: GV nhận xét và đưa ra

câu trả lời.

- Quan sát và ghi bài.

- Quan sát.

- Bôi đen.

1.Tìm phần văn bản:

Để tìm kiếm ta thực hiện như sau:

- Vào Edit \ Find.

- Mục Find What: gõ nội dung cần tìm.

- Nháy Find Next để tìm.

* Lưu ý: từ cần tìm sẽ được bôi đen, nếu muốn tìm tiếp ta nháy tiếp Find Next.

Hoạt động 2: Thay thế (10 phút)

- Sau khi tìm xong nếu muốn thay thế từ đó bằng 1 từ khác thì ta mở hộp thoại Replace để thay thế.

- Giống phần tìm nhưng thay thế có thêm mục gõ nội dung cần thay thế.

GV mở đoạn video mẫu cho HS

quan sát.

? Các em đã quan sát 2 phần tìm và thay thế vậy hai mục này có gì

- Lắng nghe

- Lắng nghe.

- Quan sát, ghi bài.

2. Thay thế:

Để thay thế ta thực hiện:

- Edit\Relace.

- Mục Find What: Gõ nội dung cần thay thế.

- Relace With: Gõ nội dung thay thế.

- Nháy Find Next để tìm.

- Nháy Relace để thay

giống và khác nhau.

Nhận xét: GV nhận xét và trả lời.

Các em có thể thay thế từng từ

hoặc tất cả các từ trong văn bản nếu nháy Relace All.

- Giống: Tìm ra từ đã gõ ở Find What.

Khác: Thay thế có thêm mục Relace With để gõ nội dung cần thay thế.

- Quan sát.

thế.

* Lưu ý: Nếu muốn thay thế tất cả thì nháy nút Relace All.

Hoạt động 3: Thực hành (10 phút) - GV: Cho học sinh gõ và thực hiện tìm kiếm

- GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập

- HS: Thực hành theo bài tập

HS làm bài tập

1. Tìm kiếm

- Soạn thảo 3 khổ đầu bài

“Biển đẹp” (SGK trang 92) - Thực hiện tìm kiếm với từ tìm kiếm là “biển”

- Quan sát các kết quả tìm thấy

2. Thay thế.

- Dựa trên văn bản đã gõ, tìm và thay thế tất cả các từ

“biển” thành “đại dương”.

Quan sát và theo dõi sự thay đổi.

- Thay thế lại để được văn bản như cũ

4. Củng cố: (3 phút)

Muốn tìm và thay thế ta làm thế nào?

5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

Về nhà học bài và làm bài tập 3, 4 và xem bài 20.

Tuần: 30

BÀI 20

THÊM HÌNH ẢNH ĐỂ MINH HỌA

Ngày soạn: 10/03/201 3

Tiết: 21 - 22 Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết chèn hình ảnh vào trang văn bản để làm nổi bật và sinh động hơn.

- HS nắm được cách thay đổi, bố trí hình ảnh trên trang văn bản.

2. Kĩ năng:

- HS thực hiện được thao tác chèn hình ảnh vào văn bản và thay đổi cách bố trí hình ảnh trong văn bản.

3. Thái độ:

- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và thực hành trực quan.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, tập, viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (3 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

?

Nêu cách thực hiện thao tác thay thế nhanh trong văn bản

?.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: GV cho học sinh quan sát 2 quyển sách một có hình ảnh và một không có hình ảnh xem quyển nào các em sẽ thích đọc hơn? Vì sao? Vậy để có được những hình ảnh như vậy trên văn bản ta làm sao? Hôm nay ta học bài “Thêm hình ảnh để minh họa”

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động : Chèn hình ảnh vào văn bản (20 phút)

- Em hãy trình bày thao tác tìm kiếm và thay thế?

- Word có thể cung cấp cho ta 1 chức năng nữa mà khi viết văn bản bằng tay ta không thể làm được đó là chèn hình ảnh.

- Các em có thể chèn thêm hình ảnh vào văn bản để minh họa cho văn bản của mình hoặc làm cho văn bản thêm phần sinh động.

GV mở đoạn video mẫu để HS quan sát và hướng dẫn HS cách chèn hình ảnh.

- GV thao tác chèn hình ảnh cho HS quan sát.

? Một vài HS lên thao tác lại theo yêu cầu?

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và quan sát.

- Quan sát và ghi bài.

- Quan sát

- Thao tác chèn hình theo yêu cầu.

1. Chèn hình ảnh vào văn bản.

- Tác dụng: Chèn hình ảnh vào văn bản làm cho nội dung văn bản trực quan, sinh động và dễ hiểu hơn - Cách chèn:

B1: Đưa con trỏ soạn thảo đến vị trí cần chèn hình ảnh.

B2. Chọn lệnh Insert  chọn Picture  nháy chọn From File  xuất hiện hộp thoại Insert Picture.

B3. Chọn hình ảnh cần chèn

B4: Nháy nút Insert.

Hoạt động 2: Thay đổi, bố trí hình ảnh trên văn bản (20 phút) Ta có 2 cách chèn hình ảnh:

- Chèn trong dòng văn bản, lúc này là hình ảnh được chèn xen với văn bản và được xem như 1 kí tự đặc biệt.

 GV cho HS quan sát video mẫu và hướng dẫn HS chèn hình.

- Chèn trong nền văn bản nếu chèn cách này hình ảnh độc lập với văn bản giúp ta di chuyển dễ dàng hơn, nó sẽ có hình chữ nhật văn bản bao quanh.

 GV cho HS quan sát video mẫu và hướng dẫn HS bố trí hình ảnh theo

- Lắng nghe.

- Lắng nghe và ghi bài.

- Quan sát.

- Quan sát và lắng nghe.

2. Thay đổi bố trí hình ảnh trên trang văn bản.

B1- Nháy chuột vào hình ảnh.

B2- Chọn lệnh Format  Picture  xuất hiện hộp thoại Format Picture.

B3- chọn Layout. Chọn một trong các kiều bố trí hình ảnh.

từng cách.

- GV thao tác cho học sinh quan sát Một vài học sinh lên thực hiện thao tác lại theo yêu cầu.

- Quan sát.

- Thực hiện thao theo yêu cầu

+ In line with text: Hình ảnh như một ký tự đặc biệt nằm trên dòng văn bản + Square: Hình ảnh nằm độc lập với văn bản.

+ Tight: Văn bản bao khít lấy hình ảnh.

+ Behind text: Hình ảnh nằm phía sau chữ.

+ In front of text: Hình ảnh nằm phía trước chữ.

Hoạt động 3: Thực hành (30 phút) Nêu bài tập để học sinh thực hành, yêu cầu học sinh tiến hành chèn hình ảnh và thay đổi cách bố trí hình ảnh.

1. Gõ đoạn văn theo mẫu đoạn văn

“Dế mèn” (SGK) 2. Chèn hình ảnh tùy ý.

3. Lưu văn bản với tên “Dế mèn”

Theo dõi và giải đáp câu hỏi của học sinh

Làm theo bài tập yêu cầu

Thực hành

2. Thực hành

4. Củng cố: (7 phút)

? Để chèn hình ảnh vào văn bản ta làm như thế nào?

? Em nhắc lại cách bố trí hình ảnh trong nền văn bản?

5. Dặn dò: (3 phút)

Học bài, làm bài tập 2 và xem trước BTH 8.

Tuần: 31

BÀI THỰC HÀNH 8

EM “VIẾT” BÁO TƯỜNG

Ngày soạn: 15/03/201 3

Tiết: 23 - 24 Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết chèn hình ảnh vào trang văn bản để làm nổi bật và sinh động hơn.

- HS nắm được cách thay đổi, bố trí hình ảnh trên trang văn bản.

2. Kĩ năng:

-

Rèn luyện các kĩ năng tạo văn bản, biên tập, định dạng và trình bày văn bản.

- HS thực hành chèn hình ảnh từ một tệp có sẵn vào văn bản.

3. Thái độ:

- Rèn tư duy sáng tạo, tính cẩn thận cho học sinh, từ đó giúp cho học sinh yêu thích môn học.

II. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và thực hành trực quan.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, tập, viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (3 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

?

Nêu cách thực hiện thao tác chèn hình ảnh vào văn bản

?.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài mới: Hôm nay các em sẽ thực hành các tháo thao tác tạo văn bản, định dạng, trình bày trang văn bản và chèn hình ảnh vào văn bản để văn bản thêm sinh động hơn.

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Thực hành trình bày văn bản và chèn hình ảnh vào văn bản ((35 phút) Nêu nội dung bài thực hành

- GV cho HS gõ văn bản và định dạng văn bản.

- GV thực hành chèn hình ảnh vào văn bản 1 lần cho Hs quan sát.

- GV hướng dẫn cho HS chèn hình ảnh.

- GV hướng dẫn HS bố trí hình ảnh theo mẫu SGK.

Theo dõi học sinh trong quá trình thực hành

- Gõ nội dung và định dạng văn bản.

- Quan sát lắng nghe.

- Thực hành chèn hình ảnh

1. Nội dung thực hành

1. Tạo văn bản mới với nội dung là đoạn văn bản “Bác Hồ ở chiến khu” (SGK - 103).

2. Chèn thêm hình ảnh để minh hoạ nội dung (có thể chèn các hình ảnh tuỳ ý).

3. Định dạng và trình bày trang văn bản giống như hình minh hoạ b trong SGK (103).

4. Lưu văn bản với tên Bac Ho.doc

Hoạt động 2: Thực hành (40 phút) Cho HS thực hiện soạn thảo bài tập trên máy tính

Theo dõi và giải đáp câu hỏi của học sinh

Thực hành bài tập. 2. Thực hành.

- Khởi động Word.

- Soạn thảo, định dạng và chèn hình ảnh để được văn bản mẫu sau:

QUÊ HƯƠNG

Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay



Quê hương là cánh diều biếc Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng che Quê hương là đêm trăng tỏ Hoa cau rụng trắng ngoài thềm 

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mà thôi

Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người 4. Củng cố: (3 phút)

- Nhắc lại các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản.

- Hướng dẫn học sinh tắt máy an toàn.

5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)

- Thực hành thêm ở nhà nếu có điều kiện.

- Xem trước nội dung bài 21.

Tuần: 32

BÀI 21

TRÌNH BÀY CÔ ĐỌNG BẰNG BẢNG

Ngày soạn: 20/03/201 3

Tiết: 25 - 26 Ngày giảng:

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS biết bảng là cách trình bày cô đọng, dễ hiểu và dễ so sánh số liệu trong bảng.

- HS biết bảng là tập hợp gồm các dòng và các cột.

2. Kĩ năng:

- Biết cách tạo bảng, chèn thêm hàng, cột, xóa hàng, cột.

- Có thể tự tổ chức văn bản theo bảng, chia cột, dòng hợp lý.

3. Thái độ:

-

HS có thái độ nghiêm túc tích cực.

. II. Phương pháp:

- Nêu vấn đề, gợi mở, diễn giảng và thực hành trực quan.

III. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, tập, viết.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (3 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút)

? Nêu các thao tác để chèn hình ảnh vào trang văn bản.

? Làm thế nào để thay đổi, bố trí hình ảnh trong trang văn bản.

3. Bài mới: