• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương 1: Cơ sở khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát tình hình thị trường viễn thông và dịch vụ cáp quang FTTH ở Việt Nam.

Trong giai đoạn 2010 – 2017 doanh thu Internet tăng trưởng liên tục qua các năm với mức tăng trưởng bình quân đạt hơn 30%/năm, và đạt mức tăng trưởng đỉnh vào năm 2013, khi bùng nổ dịch vụ OTT của các nhà cung ứng trong và ngoài nước như Zalo, Viber, Facebook… Trong 3 tháng đầu năm 2018, tổng băng thông kết nối

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong nước cũng như quốc tế đều tiếp tục tăng trưởng mạnh so với cuối năm 2017 nhờ sự cải tiến công nghệ và đầu tư hạ tầng truyền dẫn.

Lĩnh vực viễn thông Việt Nam tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng đáng kể, đặc biệt FTTH cho mạng hữu tuyến. Trong 3 tháng đầu năm 2018, doanh thu ngành viễn thông Việt Nam ước tính không có nhiều thay đổi do doanh thu các ngành nhỏ như doanh thu internet, doanh thu di động, doanh thu cố định đều được duy trì ổn định.

Nguyên nhân là do trong giai đoạn đầu năm, nhu cầu sử dụng không có sự gia tăng cùng với đó doanh thu dịch vụ di động – doanh thu chính của ngành viễn thông không tăng trưởng được như kế hoạch do Nghị định mới về các chương trình khuyến mãi.

Theo số liệu thống kê từ trang web vnta.gov.vn của Cục Viễn thông tính tới hết tháng 1-2019, Việt Nam hiện có hơn 12 triệu thuê bao Internet cáp quang tăng hơn 2 triệu thuê bao so với tháng 1 -2018. Qua đó cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thị trường Internet cáp quang tại Việt Nam trong vòng một năm tốc độ tăng trưởng lên đến 26,2%.

Bên cạnh đó theo thống kê của SpeedTest, trang chuyên về thống kê tốc độ Internet ở các quốc gia trên thế giới thì năm 2019 Việt Nam xếp hạng thứ 63 về tốc độ Internet ở hình thức băng thông rộng cố định (Fixed Boardband. Như vậy so với năm 2018, tốc độ Internet của Việt Nam đã tụt hạng, tụt từ vị trí 59 xuống 63 với hình thức băng thông rộng cố định.

Ở kết nối băng thông rộng cố định, tốc độ upload ở Việt Nam là 27.36 Mpbs và tốc độ download cũng ở mức tương tự là 27.35 Mbps. Nếu so sánh với tốc độ thế giới, tốc độ upload chỉ chỉnh hơn 1 chút so với mốc thế giới là 25.90 Mbps. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là tốc độ download ở Việt Nam lại chỉ bằng 52% tốc độ download của thế giới. Điều này khiến Internet ở Việt Nam bị đánh giá thấp, nhất là tốc độ download lại là tốc độ đáng quan tâm hơn vì đa số người dùng Internet tải về nội dung để xem hơn là upload điều gì đó trên Internet. Tốc độ download còn ảnh hưởng tới việc xem video trực tuyến, thời gian tải về phần mềm, truyền tải dữ liệu lớn giữa các server hay có thể là các trò chơi trực tuyến cần tốc độ cao, ổn định mà server ở nước ngoài.

FTTH là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại trên thế giới với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới tận địa điểm của khách hàng. Tính ưu việt của công nghệ cho phép thực hiện tốc độ truyền tải dữ liệu Internet

Trường Đại học Kinh tế Huế

xuống/lên (download/upload) ngang bằng nhau, và tốc độ cao hơn công nghệ ADSL gấp nhiều lần.

Với việc tăng băng thông này, các ứng dụng cao cấp trên Internet như: Hosting Server riêng, VPN (mạng riêng ảo), Truyền dữ liệu, Game online, IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conference (hội nghị truyền hình), IP Camera… được đáp ứng đầy đủ và hiệu quả, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí.

Với tổng dung lượng truyền tải 54,8 Tbps, đây cũng là cổng Internet lớn nhất Việt Nam từng có, đứng đầu châu Á hiện nay. Qua đó hạn chế gián đoạn dịch vụ khi tuyến cáp quang AAG (Asia-America Gateway) gặp sự cố, đồng thời tăng tốc độ kết nối internet quốc tế cho người dùng trong nước.

Nhờ ưu thế băng thông rộng, không bị suy hao tín hiệu, công nghệ này đang hứa hẹn mang đến cho người dùng một “xa lộ cao tốc” để lưu thông “nuột nà” các dịch vụ như IPTV (truyền hình tương tác), VoD (xem phim theo yêu cầu), Video Conference (hội nghị truyền hình), IP Camera... cũng như giúp bắt kịp nhịp độ phát triển công nghệ đang nóng lên từng giờ trên thế giới.

Bên cạnh đó cùng bùng nổ của smartphone tại Việt Nam trong những năm qua kéo theo nhu cầu xem TV, video, gọi điện, chat… qua mạng internet trên smartphone cũng tăngvọt nhanh chóng. Nắm bắt được xu thế đó, các ISP lớn trên thị trường Internet như VNPT, FPT Telecom, Viettel… đang triển khai mạnh các gói cước, đua nhau đưa ra các chính sách tăng tốc độ và siêu khuyến mại nhằm hút khách hàng. Cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ luôn chú trọng việc nâng cấp, xây dựng mới hạ tầng mạng cáp quang cùng các hệ thống thiết bị để cung cấp dịch vụ đồng bộ từ nhà mạng đến khách hàng.

Hiện nay có các nhà cung cấp Internet nổi bật tại Việt Nam đó là:

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT

Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Viettel

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn–SPT

Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội

Tổng Công ty Truyền thông Đa phương tiện VTC

Trường Đại học Kinh tế Huế

Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVNTelecom)

Công ty Cổ phần Hạ tầng Viễn thông CMC

1.2.2. Tình hình thị trường viễn thông và Internet cáp quang tại thành phố Huế Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm công nghệ thông tin và dịch vụ Internet cáp quang càng không thể thiếu đối với mọi người, Internet trở thành ngành kinh doanh vô cùng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Hiện nay ở thành phố Huế thị trường Internet gần như là độc quyền với ba ông lớn là VNPT, FPT và Viettel. Với lợi thế là người tiên phong, với kinh nghiệm và lịch sử phát triển lâu đời, VNPT đang chiếm thị phần lớn nhất với cơ sở hạ tầng và số lượng thuê bao phủ khắp thành phố cũng như toàn tỉnh. Theo sau là nhà mạng Viettel với chính sách giá rẻ chất lượng tốt, ổn định nhắm vào các thị trường như sinh viên, nông thôn cùng với lợi thế có nguồn tài chính dồi dào từ quân đội. Viettel là ông lớn thứ 2 trên thị trường thành phố Huế. Còn đối với mạng FPT Telecom, tuy chỉ mới thành lập chưa được một thập kỷ (tháng 11/2009) nên hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế, vì vậy thị trường chưa thực sự được mở rộng. Tuy nhiên với chính sách lắp đặt linh hoạt, dễ dàng và nhanh chóng, cùng với các quảng cáo về hình ảnh cũng như các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và phong cách làm việc năng động. FPT đã đánh đúng tâm lý của sinh viên mà đây là bộ phận đông đảo nhất và chiếm đa số ở thành phố Huế. Nên FPT dần dần lớn mạnh và phát triển nhanh chóng vượt bậc với số lượng thuê bao và tỷ lệ tăng vọt với các con số hết sức ấn tượng qua từng năm.

Bên cạnh đó Huế là một thành phố đang phát triển, với số lượng lớn các ngân hàng, khách sạn và doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế và các doanh nghiệp và các nhà đầu tư đã dần chú ý đến mảnh đất cố đô này. Cho nên các doanh nghiệp mở mới và kinh doanh lớn đang mọc lên nhanh chóng. Mặt khác, Huế từ lâu được biết đến với vùng đất hiếu học, đây là nơi tập trung nhiều trường Đại học, Cao đẳng, với quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao. Số lượng sinh viên ngày càng nhiều, nhu cầu kết nối mạng để phục vụ học tập và giải trí là điều tất yếu.

Từ các điểm nổi bất trên có thể thấy thị trường cáp quang ở thành phố Huế khá tiềm năng để cho các nhà mạng lớn trung khai thác và kinh doanh hiệu quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

*Tóm tắt chương 1:

Trong chương 1 tác giả đã trình bày về cơ sở lý luận các khái niệm và đặc tính của dịch vụ, dịch vụ Viễn thông. Các khái niệm về chất lượng dịch vụ và chất lượng dịch vụ viễn thông. Nêu lên được dịch vụ Internet là gì, và làm rõ dịch vụ công nghệ internet cáp quang FTTH.

Ngoài ra chương 1 còn phân tích rõ các khái niệm liên quan đến hành vi khách hàng, tham khảo các mô hình nghiên cứu liên quan đến hành vi khách hàng. Từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài.

Hơn nữa trong chương 1 tác giả đã trình bày về thị trường kinh doanh cáp quang của Việt Nam nói chung cũng như thị trường kinh doanh cáp quang trên địa bàn thành phố Huế nói riêng. Từ đó có một cái nhìn tổng quát để giúp cho nghiên cứu được dễhình dung hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế