• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG

1.4 Cơ sở thực tiễn

 Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủsởhữu

Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu: Đây là tiêu chuẩn phổ biến nhất dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuậntrước thuếso với vốn CSH =

Vốn chủsởhữu

 Lợi nhuận trước thuế/ Vốn kinh doanh

Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh.

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuếso với vốn kinh doanh =

Vốn kinh doanh

 Lợi nhuân trước thuế/ Chi phí

Phân tích khả năng sinh lời của chi phí.

Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận trước thuếso với chi phí =

Chi phí

 Doanh thu/ Chi phí

Chỉ tiêu phản ánh khả nang sử dung chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả và hợp lý chưa? Với doanh thu thu được thì chi phí bỏ ra có xứng đáng hay không? Chỉ tiêu này được xác định như sau:

Tổng Doanh thu Doanh thu so với Chi phí =

Tổng chi phí

thương hiệu lớn về điện máy đã rađời.

1.4.2 Vài nét về thị trường điện máy ở Việt Nam

Thị trường điện máy của Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển mạnh mẽ về doanh số cũng như số lượng các doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường.

Theo đánh giá của ông Ngô Thành Đạt, Giám đốc Marketing Trần Anh, năm 2015 thị trường điện máy Việt Nam tăng trưởng khoảng 20%, với mức tăng trưởng này quy mô được đánh giá là đạt gần 7 tỷ USD. Trong khi đó dự báo từ hãng nghiên cứu Statista (Đức), ước tính thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2016 có thể đạt doanh số 100 tỷ USD, trong đó riêng ngành hàng điện tử tiêu dùng vào khoảng 10 tỷ USD. Có được tốc độ tăng trưởng này một phần là do sự gia tăng mạnh mẽ của cầu tiêu dùng. Với dân số hơn 90 triệu người, trong khi đó tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động cao, cộng với nó là mức sống và thu nhập ngày càng tăng là lực đỡ mạnh mẽ để đẩy tốc độ tăng nhu cầu tiêu dùng hàng điện máy phục vụ cho cuộc sống gia đình.

Theo nhận định của hãng GFK mức tiêu thụ sản phẩm điện tử, điện lạnh của Việt Nam sẽ tăng từ 7,3% lên 11,9 trong các năm tới. Bên cạnh đó trong thời gian qua các hệ thống siêu thị điện máy cũng đã có nhiều giải pháp chiến lược để tiếp cận khách hàng nhất là vấn đề về chất lượng và dịch vụ để thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù có luôn nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng trưởng cầu tiêu dùng cao nhưng ở Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy không thể tồn tại và buộc phải rời bỏ cuộc chơi.

Các tên tuổi lớn một thời của thị trường điện máy đã bị phá sản như BestCaring năm 2012, Việt Long năm 2014 hay TopCare trong năm 2015. Bên cạnh đó cũng chứng kiến nhiều doanh nghiệp bán lẻ điện máy phải bán mình hoặc liên doanh với các đối tác nước ngoài để tiếp tục cạnh tranh như Trần Anh bán lại 31% thị phần cho Nojima Nhật Bản, Nguyễn Kim bán 49% thì phần cho Central Group của Thái Lan…. Bên cạnh đó với việc tỷ suất lợi nhuận của ngành đang ở mức rất thấp (từ 4 –5% chỉ xấp xỉ

½ lãi suất vay vốn ngân hàng) là một chỉ báo rõ ràng nhất cho mức độ khó khăn của ngành này. Điều đó chứng tỏ cơ hội dành cho các doanh nghiệp trên thị trường này lớn nhưng tính cạnh tranh và đào thải vẫnluôn khốc liệt.

Trong bối cảnh hàng loạt kênh bán lẻ nước ngoài “thâu tóm” các kênh bán lẻ Việt thì riêng lĩnh vực điện máy dường như vẫn là “cuộc đua” của các thương hiệu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việt. Thị trường điện máy thực sự trở nên khốc liệt khi những tên tuổi lớn như Trần Anh, Điện Máy Xanh, Media Mart, Chợ Lớn… rượt đuổi nhau từng bước khi liên tục mở rộng quy mô. Chiến lược không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ chính là “chìa khóa” giúp các doanh nghiệp này chiếm lĩnh thị trường.

Theo các chuyên gia trong ngành, hiện nay cuộc chiến trên thị trường điện máy tập trung vào các tên tuổi lớn như Trần Anh, Hệ thống điện máy Xanh của Thế giới di động, HC, Mediamart và gần đây nhất là Vinpro một thương hiệu điện máy của tập đoàn Vingroup. Mỗi ông lớn đều chiếm giữ một lợi thế riêng, hướng phát triển riêng để cạnh tranh và giành giật miếng bánh thị trường vốn đã bị chia ra rất nhỏ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này hiểu rằng họ cần có những bước đi đúng đắn nếu như không muốn thất bại trên cuộc đấu đầu cam go.

Trong thời gian tới dự báo còn có nhiều biến động khi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài cộng với sự trỗi dậy mạnh mẽ của một số tên tuổi lớn như Pico, cuộc chiến trên thị trường bán lẻ điện máy hứa hẹn sẽ còn nhiều gay cấn. Các công ty cần kiên định với chiến lược kinh doanh của mình đồng thời tìm kiếm thêm các giải pháp để đa dạng lĩnh vực kinh doanh, có thêm những vũ khí mới đểnâng cao khả năng cạnh tranhvà gia tăng cơ hội thành công.

1.4.3 Khái quát về thị trường điện máy ở Thừa Thiên Huế

Trong những năm gần đây, đời sống của người dân Huế đang ngày càng được cải thiện và nâng cao kéo theo nhu cầu sửdụng các sản phẩm điện máy tăng nhanh. Để đem lại sự thuận tiện và hiện đại trong cuộc sống thì các sản phẩm điện máy là một trong những giải pháp tốt nhất. Vì vậy thị trường điện máy đang phát triển mạnh mẽ không chỉ ở Thừa Thiên Huếmàở cảkhắp các tỉnh thành Việt Nam. Và ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập thị trường nàyở Huế.

Các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực điện máy ở huế như Công ty TNHH Toàn Thủy, siêu thị điện tử-điện lạnh Việt Tuấn, cửa hàng Ngọc Thạch, cửa hàng Quang Niên,.. đây là những công ty doanh nghiệp có thâm niênlâu năm và chủyếu là tọa lạc trên con đường mua bán điện máy điện tử sầm uất ở huế đó là đường Phan Đăng Lưu. Các doanh nghiệp lớn mới gia nhập gần đây phải kể đến Điện Máy Xanh và Nguyễn Kim.

Và ngoài những công ty doanh nghiệp trên thì cũng có nhiều cửa hàng kinh doanh theo hình thức hộ gia đìnhởthành phốcũng như các huyện.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Chương 2: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH