• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong tháng 12/2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 40,08 tỷ USD, giảm 7,5% so với tháng 11.

Trong đó xuất khẩu đạt 19,64 tỷ USD, giảm 9,7% so với tháng trước (tương ứng giảm 2,11 tỷ USD); nhập khẩu đạt 20,45 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 1,15 USD).

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước năm 2018 đạt 480,17 tỷ USD, tăng 12,2% (tương ứng tăng 52,05 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% và nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1%.

Cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 12/2018 thâm hụt 0,81 tỷ USD. Tuy nhiên kết thúc năm 2018, cán cân thương mại của Việt Nam vẫn thặng dư 6,8 tỷ USD.

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam) Biểu đồ 2.1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại

giai đoạn 2011-2018

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong năm 2018 đạt 313,21 tỷ USD, tăng 11,7%, tương ứng tăng 32,83 tỷ USD so với năm 2017 và chiếm 65,2% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 13 tỷ USD, giảm 17% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong năm 2018 lên 171,53 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm trước. Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2018 đạt 11,67 tỷ USD, giảm 10,8%

so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong năm 2018 đạt 141,68 tỷ USD, tăng 10,8% so với 12 tháng/2017.

Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 12/2018 có mức thặng dư trị giá 1,33 tỷ USD, đưa mức thặng dư thương mại của khối này trong năm lên mức 29,85 tỷ USD.

1.3.2. Thị trường xuất nhập khẩu

Kết thúc tháng 12/2018, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với các châu lục đều tăng so với năm 2017, trong đó tăng mạnh nhất là Châu Đại Dương (tăng 19,1%) tiếp theo là Châu Mỹ (tăng 14,6%).

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với Châu Á trong năm 2018 đạt 321,4 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2017 và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (66,9%) trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.

Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước thuộc Châu Mỹ đạt kim ngạch 78,37 tỷ USD, tăng 14,6% so với năm trước; với Châu Âu đạt 64,11 tỷ USD, tăng 10,5%; Châu Đại Dương đạt 9,31 tỷ USD, tăng 19,1%; Châu Phi đạt 6,98 tỷ USD, tăng 3,9%.

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,77 tỷ USD, tăng 9% so với tháng trước. Qua đó, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong năm 2018 lên30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn năm 2018

Thị trường

Xuất khẩu Nhập khẩu

Kim ngạch (Tỷ USD)

So với năm 2017

(%)

Tỷ trọng (%)

Kim ngạch (Tỷ USD)

So với năm 2017

(%)

Tỷ trọng (%)

Châu Á 131,36 16,15 53,95 190,04 9,14 80,29

ASEAN 24,52 13,76 10,07 31,77 12,23 13,42

Trung Quốc 41,27 16,56 16,95 65,44 11,68 27,65

Hàn Quốc 18,20 22,85 7,48 47,50 1,14 20,07

Nhật Bản 18,85 11,82 7,74 19,01 11,98 8,03

Châu Âu 46,30 7,68 19,01 17,81 18,65 7,53

EU(28) 41,88 9,42 17,20 13,89 13,95 5,87

Châu Đại Dương 4,90 21,05 2,01 4,41 17,10 1,86

Châu Mỹ 58,04 10,95 23,84 20,33 26,66 8,59

Hoa Kỳ 47,53 14,27 19,52 12,75 36,42 5,39

Châu Phi 2,88 8,18 1,18 4,10 1,14 1,73

Tổng 243,48 13,19 100,00 236,69 11,12 100,00

(Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam) 1.3.3. Dựbáo vềsựphát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huếtrong những năm tới

Những năm trở lại đây, trước diễn biến bất lợi của tình hình kinh tế thế giới, trong nước và của tỉnh nói riêng, hoạt động của ngành dệt may ở Thừa Thiên Huế liên tục phát triển, trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm lực và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của địa phương. Từ một vài cơ sở quốc doanh ban đầu, đến nay trên địa bàn đã hình thành ngành công nghiệp dệt may khá quy mô.

Hiện toàn tỉnh có hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và gia công hàng dệt may. Nhờ sự hoạt động ổn định và tăng trưởng mạnh của các công ty lớn như Công ty Cổ phẩn Dệt may Huế, Công ty Cổ phần Dệt may Phú Hòa An, Công ty HBI, Scavi Huế...và nhờ năng lực tăng thêm của ngành dệt may do các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng đưa vào hoạt động trong giai đoạn như: Dự án Nhà máy may tại KCN Phú Đa của Công ty Cổ phần Dệt may Hương Phú với 16 chuyền, công suất 5

Trường Đại học Kinh tế Huế

Dệt may Huế với công suất 4,8 triệu sản phẩm/năm; Dự án nhà máy may xuất khẩu tại Sịa, Quảng Điền của Công ty Cổ phần May mặc Triệu Phú với 12 chuyền, công suất 292.000 sản phẩm/năm; Dự án nhà máy may mặc Hanex của Công ty TNHH Hanex (Hàn Quốc) với công suất 1,92 triệu sản phẩm/năm; Dự án Nhà máy may thứ ba của Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế (HB1) với công suất 39,9 Triệu sản phẩm/năm... Trong những năm đến Thừa Thiên Huế sẽ trở thành trung tâm dệt may của vùng và cả nước.

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế) Bảng 2.2: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của các công ty may mặc trên địa bàn tỉnh

Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Đơn vị: 1000 USD

TT Tên doanh nghiệp KH 2019 KH 2020

1 Công ty CP Dệt May Huế 100,000 110,000

2 Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 38,081 42,650

3 Cty Cổ phần May xuất khẩu Huế 10,099 11,311

4 Cty CP Dệt may Thiên An Phát 48,364 54,168

5 Cty TNHH Hanesbrands VN- CN Huế 293,704 357,541

6 Công ty Scavi 88,269 94,902

7 Công ty TNHH dệt kim và may mặc Huế 16,325 18,228

8 Cty CP Dệt may Phú Hòa An 21,864 24,488

9 Cty CP May XK Đại Việt 1,138 1,275

10 Công ty CP Dệt may Thiên An Thịnh 6,274 7,027

11 Công ty CP May Xuất khẩu Ngọc Châu 1,609 1,802

12 Công ty CP Đầu tư Dệt may Thiên An Phú 3,963 4,439

13 Công ty CP may mặc Triệu Phú 1,283 1,437

14 Công ty TNHH may xuất khẩu Kim Hằng 502 562

(Nguồn: Thư viện pháp luật Thừa Thiên Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.3.4. Tình hình dựbáo cầu ngành dệt may trong năm 2019

Theo ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex),có thể gọi năm 2018 là năm tăng trưởng "đột biến" của ngành dệt may trong nước. Bởi lẽ, những năm "hoàng kim" như 2007- 2008, mức tăng của ngành này đạt 34% nhưng thực tế về giá trị tuyệt đối cũng chỉ đạt hơn 2 tỷ USD, trong khi những năm gần đây, mức tăng 10% thì trung bình cũng chỉ tăng từ 2,5-3 tỷ USD về kim ngạch. Do đó, con số 5 tỷ USD tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của năm 2018 được coi là con số đặc biệt, bằng 100% kim ngạch xuất khẩu của 2007.

Bối cảnh năm nay không thuận lợi đối với ngành dệt may, khi lợi thế khách quan về việc giảm thuế từ các Hiệp định thương mại tự do cho Việt Nam là không có, tổng cầu không tăng lên. Trong đó, có 3 khía cạnh khó khăn.

Thứnhất, Việt Nam là nước phá giá đồng tiền ít nhất trong số các quốc gia xuất khẩu dệt may, tăng khoảng 3%, trong khi nhân dân tệ là 9%, Rupial Ấn Độ là 15%.

Như vậy, đứng trên mặt tỷ giá, hàng hóa Việt Nam đắt hơn hàng hóa Trung Quốc khoảng 6% và đắt hơn hàng hóa từ Ấn Độ khoảng hơn 12%.

Thứhai, từ khi bắt đầuchiến tranh thương mạiMỹ - Trung, dù đến thời điểm này chưa có sắc thuế nào đánh vào hàng hóa dệt may nhưng nó đã tác động khiến cầu trong quý IV giảm mạnh. Tăng trưởng 3 quý đầu năm tốt hơn quý IV, thậm chí đã có thời điểm dự báo cả năm ngành có thể đạt trên 37 tỷ USD, song do tác động của chiến tranh Mỹ - Trung khiến tốc độ tăng trưởng giảm, rõ rệt nhất là ngành sợi.

Thứba, khi lãi suất của các quốc gia tăng lên thì sức cầu có xu hướng giảm. Đơn cử, Mỹ tăng lãi suất đúng 1%.

Việc dệt may trong nước tăng trưởng đột biến nằm ở 3 nguyên nhân sau:

+ Do sự dịch chuyển từ khu vực sản xuất cực lớn của thế giới là Trung Quốc sang Việt Nam. Trung Quốc đang xuất 250 tỷ USD mặt hàng dệt may, cung ứng 53%

lượng vải thế giới. Do đó, sự dịch chuyển sản xuất dệt may của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của ngành.

+ Sau một thời gian đặt sản xuất tại các nước khác thì tiêu chuẩn về lao động, môi trường, nhà xưởng... chưa theo kịp như Việt Nam, dù lương thấp nhưng năng suất chỉ bằng một nửa. Do đó, giá thành trong 1 đơn vị sản phẩm không tiết kiệm trong khi chất lượng có thể có vấn đề. Vì vậy, số lượng khách hàng mong muốn đặt sản xuất tại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Việt Nam đã tăng lên và đây là cơ hội cho Việt Nam phát triển tương đối tốt.

+ Cho đến thời điểm này gần 100% các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa trong ngành có tất cả chứng chỉ đánh giá của các hãng thế giới về tăng trưởng xanh, tiêu thụ năng lượng xanh, sản xuất xanh... Điều đó cho thấy chuẩn mực của ngành tại tất cả các nơi được khách đặt hàng là tương đối tốt.

Biểu đồ2.2: Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may giai đoạn 2011–2018

(Nguồn: Sốliệu từTổng cục Thống kê) Dự báo về năm 2019, ngành dệt may sẽ không bừng sáng về cầu khi các dự báo cho thấy nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, châu Âu tăng trưởng đều thấp hơn. Trong bối cảnh đó, xu thế thắt chặt dòng tiền tại các quốc gia nhập khẩu vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, Trung Quốc xuất khẩu hơn 53% vải thế giới, nếu Trung Quốc tăng thuế mặt hàng vải, thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi hiện nay, Việt Nam mua 45% vải từ Trung Quốc.

Dù vậy, lợi thế dành cho Việt Nam đến từ CPTPP với hai thị trường xuất khẩu dệt may tiềm năng là 20 tỷ USD của Canada và 40 tỷ USD của Úc. Việt Nam hiện mới chỉ có 4-5% từ các thị trường này.

Theo dự báo năm nay, 6 tháng cuối năm 2019 Việt Nam sẽ có thêm thị trường EU, từ đó có thể tăng thêm khoảng 1 tỷ USD. Chính vì thế, đứng trong phương án giữ được các thị trường xuất khẩu chính ổn định, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA) đi vào hiệu lực, tận dụng tốt hiệp định CPTPP, ngành dệt may trong nước đặt mục tiêu xuất khẩu 40 tỷ USD trong năm 2019.

(Nguồn: TheLEADER diễn đàn của các nhà quản trị)

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DỰBÁO