• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank

2.2. Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank

nhánh là sự lựa chọn đáng tin cậy của khách hàng khi năm 2018 lọt top 10 NHTM Việt Nam uy tín.

Để có được sự tăng trưởng vượt bậc trên là nhờ ngân hàng đã thấy được tầm quan trọng của việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và nâng cao chất lượng dịch vụ. Trước sựcạnh tranh gay gắt của các NHTM khác, để giữvững và tăng cường huy động vốn, chi nhánh đã chủ động triển khai mạnh mẽnhiều biện pháp thu hút vốn như:

áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳhạn với lãi suất bậc thang linh hoạt theo số tiền và kỳhạn gửi tiền; triển khai đầy đủcác sản phẩm huy động vốn VNĐ và ngoại tệ để khách hàng lựa chọn; triển khai kịp thời các đợt tiết kiệm dự thưởng kèm quà khuyến mãi, chủ động quảng cáo và đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng.

2.2.2. Về cơ cấu huy động vn

2.2.2.1. Về cơcấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng

Từ bảng 2.2, ta thấy nguồn vốn huy động từ cá nhân luôn đạt giá trị cao hơn và có xu hướng tăng lên trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 3 năm qua. Năm 2016 nguồn vốn huy động cá nhân 1.874 tỷ đồng, nguồn vốn tổ chức đạt 165 tỷ đồng. Năm 2017, quy mô nguồn huy động cá nhân lại tăng lên đáng kể, đạt mức 2.336 tỷ đồng, tăng 462 tỷ đồng tương ứng với 24,65% so với năm 2016. Trong khi đó, nguồn vốn từ tổ chức lại có xu hướng giảm chỉ còn 115 tỷ đồng, giảm 50 tỷ tương ứng giảm 30,3% so với năm 2016. Năm 2018, nguồn vốn huy động cá nhân lại tiếp tục tăng trưởng, đạt mức 2.716 tỷ đồng, tăng 380 tỷ đồng tương ứng với 16,27%

so với năm 2017. Đồng thời, nguồn vốn tổchức cũng tăng theo, đạt 117 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng tương ứng với 1,74% so với năm 2017.

Bảng 2.2: Cơ cấu tiền gửi phân theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: Tỷ đồng

Đối tượng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Cá nhân 1,874 2,336 2,716 462 24.65 380 16.27

Tổ chức 165 115 117 -50 -30.3 2 1.74

Tổng: 2,039 2,451 2,833 412 20.21 382 15.59

( Nguồn: Phòng kếtoán Sacombank Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguyên nhân mà nguồn vốn huy động cá nhân ngày càng tăng là do chính sách lãi suất ngày càng linh hoạt và các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng bấp bênh hoặc rất khó sinh lời như trước trong khi tiềmẩn nhiều rủi ro nên người dân vẫn lựa chọn gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng - một trong những cách đầu tư mang lại thu nhậpổn định. Tuy nhiên, vốn huy động tổchức giảm là do các tổchức kinh tế tập trung sửdụng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.2.2.2. Về cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ

Bảng 2.3: Cơ cấu tiền gửi phân theo loại tiền tệ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

VNĐ 1,994 2,405 2,788 411 20.61 383 15.93

Ngoại tệ quy đổi VNĐ 32 36 31 4 12.5 -5 -13.89

Tổng: 2,026 2,441 2,819 415 20.48 378 15.49

(Nguồn: Phòng kếtoán Sacombank Huế) - Đối với nguồn tiền VNĐ:

Qua bảng cho thấy nguồn tiền gửi bằng VNĐ tại ngân hàng năm 2016 đạt 1.994 tỷ đồng; năm 2017 đạt 2.405 tỷ đồng, tăng 411tỷ đồng tương ứng với 20,61% so với năm 2016; năm 2018 nguồn tiền gửi này tăng lên gần 2.788 tỷ đồng, tăng 383 tỷ đồng tương ứng với 15,93% so với năm 2017. Sởdĩ nguồn tiền bằng VNĐ có xu hướng gia tăng do các nguyên nhân chủ yếu sau: Uy tín của ngân hàng đã tác động rất lớn đến người dân trong thời gian qua, với bềdày hoạt động của mình đãđủ sức tạo ra một sự tin tưởng lớn đối với khách hàng. Bằng việc triển khai và phát triển mạnh mẽ mạng lưới hoạt động, ngân hàng khẳng định thêm sự vững mạnh của mình trong lòng người dân trên địa bàn. Ngân hàng đã mạnh dạn trong việc nâng cao, đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi của mình trong thời gian qua.

- Đối với nguồn tiền ngoại tệ quy đổi VNĐ:

Đối với loại tiền gửi này thì lãi suất thường rất thấp và giá của đồng ngoại tệluôn thay đổi lúc lên lúc xuống vì vậy người dân ít ưa chuộng cũng như lựa chọn gửi. Do vậy nó chiếm một tỷ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể,

năm 2016nguồn tiền này đạt 32 tỷ đồng; năm 2017 đạt 36 tỷ đồng tăng 4tỷ đồng tương ứng với 12,5% so với năm 2016. Tuy nhiên, đến năm 2018 lượng tiền gửi này giảm đáng kểxuống còn 31 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng tương ứng với giảm 13,89% so với năm 2017.

Nhìn chung tình hình huy động vốn theo loại tiền thể hiện được khả năng huy động vốn của ngân hàng về cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Tuy nhiên, số vốn huy động được bằng ngoại tệcủa ngân hàng vẫn chưa cao. Ngoài nguyên nhân đã nêuở trên, hầu hết khách hàng đều ưa thích gửi tiền bằng nội tệ để tránh sự biến động sức mua trong nước vì sức mua đồng nội tệ trong nước thường ổn định hơn đồng ngoại tệ. Hơn nữa, những khách hàng nắm giữngoại tệhầu hết là những khách hàng có nhu cầu giao dịch bằng ngoại tệ, do vậy họ chủ yếu sử dụng dịch vụ thanh toán của ngân hàng hơn là nhằm mục đích gửi tiết kiệm sinh lời.

2.2.2.3. Về cơ cấu tiền gửi phân theo kỳhạn huy động

Bảng 2.4: Cơ cấu tiền gửi phân theo kỳ hạn huy động

Đơn vị: Tỷ đồng

KỲ HẠN

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2016 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

TGKKH 198 166 213 -32 16.16 47 28.31

TGCKH < 12 tháng 1,685 1,797 2,046 112 6.65 249 13.86 TGCKH > 12 tháng 112 442 529 330 294.6 87 19.68

Tổng: 1,995 2,405 2,788 410 20.55 383 15.93

(Nguồn: Phòng kếtoán Sacombank Huế) Từbảng 2.4 cho thấy, cả3 kỳhạn gửi tiền đều tăng lên đáng kể qua 3 năm, tăng từ1.995 tỷ đồng năm 2016 lên đến 2.788 tỷ đồng năm 2018 nhờviệc đa dạng hóa các loại hình tiền gửi, trong đó tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 có giá trị lớn nhất và tiền gửi không kỳhạn có giá trị thấp nhất.

Năm 2016 tiền gửi không kỳ hạn là 198 tỷ đồng. Sang năm 2017, số tiền này giảm còn 166 tỷ đồng, giảm 16,16% so với năm 2016. Năm 2018, số tiền này tăng đáng kểlên 213 tỷ đồng, tăng 28,31% so với năm 2017. Việc tiền gửi không kỳhạn ở mức thấp và chiếm tỷtrọng nhỏdo mục đích sử dụng nhằm đảm bảo tính thanh khoản cũng như hưởng các dịch vụthanh toán từ ngân hànghơn là mục đích sinh lời, do đó thường chiếm tỷ

Trường Đại học Kinh tế Huế

trọng thấp và biến động thất thường là điều tất yếu.

Đối với nguồn tiền gửi kỳhạn dưới 12 tháng trở xuống tăng đều và khá ổn định.

Năm 2016 đạt 1.685 tỷ đồng. Năm 2017 tăng lên 1.797 tỷ đồng, tăng 6,65% . Con số này tiếp tục tăng đến năm 2018 đạt 2.046 tỷ đồng, tăng 13,86% so với năm 2017. Điều này cho thấy chi nhánh đã có nhiều biện pháp nỗlực trong việc huy động tiền gửi, đa dạng trong các loại tiền gửi, đối tượng huy động, cơ cấu huy động hợp lý để mang lại tính cân bằng, ổn định và tăng trưởng. Tiền gửi ngắn hạn được đánh giá là nguồn vốn bền vững của chi nhánh, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm tiền gửi từ 12 tháng trở xuống do có lãi suất phù hợp với nhu cầu và nếu rút trước hạn, khách hàng vẫn được thanh toán bằng lãi suất không kỳhạn.

Sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2016 đạt 112 tỷ đồng. Năm 2017 tăng lên442 tỷ đồng, tăng lên đến 294,6% và đến năm 2018 số tiền này tăng lên 529 tỷ đồng, tăng 19,68% so với năm 2017. Đối tượng gửi tiền này là những khách hàng có nguồn thu nhập tương đối ổn định, hay những người có kế hoạch chi tiêu trong dài hạn như mua nhà cửa, mua xe, du học,… Hiện nay đối tượng này ở địa bàn chưa cao nên bộphận gửi tiền tiết kiệm trên 12 tháng thấp hơn. Hơn nữa, tâm lý của người gửi tiền chưa quen với việc gửi kỳhạn dài, kỳhạn càng dài thì rủi ro càng cao.

2.2.2.4 Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợcho vay

Bảng 2.5: Sự tương quan giữa vốn tiền gửi và dư nợ cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh 2017/2016

So sánh 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Nguồn vốn huy động 2,039 2,451 2,833 412 20.21 382 15.59 Dư nợ cho vay 1,180 1,410 1,690 230 19.49 280 19.86 Thừa/thiếu vốn 859 1,041 1,143 182 21.19 102 9.8 Hệ số sử dụng vốn (%) 42.13 42.47 40.35 0 0.81 -2 -4.99

( Nguồn: Phòng kếtoán Sacombank Huế) Qua bảng trên cho thấy, năm 2016 hệ số sử dụng vốn là 42,13%, dư thừa 859 tỷ đồng so với mức độ huy động. Năm 2017 hệ số sử dụng vốn cũng đạt 42,47% và dư thừa 1.041 tỷ đồng, tăng 0,81% so với năm 2016. Đến năm 2018, hệsốsử dụng vốn là 40.35% vàdưthừa 1.143 tỷ đồng so với mức độ huy động, tuy nhiên hệsốsửdụng vốn đã giảm 4,99% so với năm 2017. Nhìn chung, xét về

Trường Đại học Kinh tế Huế

mức độthừa hay thâm hụt vốn qua

3 năm trên, ta thấy rõ chi nhánhđều ởtrong tình trạng dư thừa vốn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã có sự mất cân đối giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động cao hơn nhiều so với dư nợcho vay.

2.3. Đánh giá công tác huy động vốn tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thừa