• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro ở CTCP Dệt May Huế

2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục

2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi rotrong quá trình thực hiện thủ

Rủi ro lập sai bộchứng từ gửi khách hàng thanh toán ghi nhận một trường hợp cho rằng rủi ro này thường xuyên xảy ra và gâyảnh hưởng rất nghiêm trọng. Một trường hợp ghi nhận rủi ro này xảy ra với tần suất trung bình và gâyảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại đánh giá rủi ro này ít xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro khách hàng nhận hàng nhưng chậm thanh toán, không thanh toán chiếm dụng vốn của Công ty (Thanh toán TT) được ghi nhận xảy ra với tần suất trung bình nhưng lại gâyảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.

Rủi ro ngân hàng từ chối không thanh toán vì chứng từ bất hợp lệ, L/C hết hiệu lực được đánh giá xảy ra với tần xuất trung bình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho Công ty.

Rủi ro sửa tờ khai, hủy tờ khai được 02 nhân viên đánh giá ít xảy ra nhưng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Và 01 nhân viên đánh giá xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro gửi bộ chứng từ thanh toán quá thời hạn quy định có 02 chuyên viên đánh giá rất ít xảy ra và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. 01 chuyên viên khác nhận định xảy ra với tần suất thường xuyên và gâyảnh hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro thành phẩm sản xuất xuất khẩu hoặc hàng gia công xuất khẩukhông đạt chất lượng ghi nhận 02 trường hợp đánh giá xảy ra thường xuyên và gây ảnh hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại đánh giá xảy ra với tần suất trung bình và gâyảnh hưởng trung bìnhđến hoạt động của Công ty.

Rủi ro hàng hóa không hoàn thành kịp tiến độ giao hàng ghi nhận 02 trường hợp cho rằng rủi ro này xảy ra với tần suất trung bình và gây ảnh hưởng trung bình đến hoạt động của Công ty. Trường hợp còn lại cho rằng rủi ro này xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng trung bìnhđến hoạt động của Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Rủi ro phương tiện vận chuyển gặp sự cố trên đường vận chuyển được 02 nhân viên đánh giá xảy ra với tần suất ít, với mức độ nghiêm trọng trung bình và nhân viên còn lại ghi nhận rủi ro này ít xảy ra và không gâyảnh hưởng nghiêm trọng.

Rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách là rủi ro ít xảy ra và ko gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Công ty. Trong số 03 chuyên viên tham gia phỏng vấn, có 02 chuyên viên đánh giá họ chưa từng gặp rủi ro hàng hóa đóng gói không đúng quy cách, trong đó có 01 nhân viên mới làm việc tại Công ty được 05 tháng và 01 chuyên viên làm việc đã trên 10 năm.

Đối với câu hỏi 3:Anh/Ch có cho rng nếu chúng ta tiến hành tt qun tr ri ro, chúng ta có thdbáo nhng ri ro có thxy ra và hn chế được nhng tn tht mà ri ro gây ra không?

Kết quả khảo sát cho thấy cả 03 chuyên viên Xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế đều cho rằng có thể dự báo và hạn chế được những tổn thất mà rủi ro gây ra nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn. Kết quả điều tra là phù hợp khi tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế không có phòng ban Quản trị rủi ro. Các chuyên viên thực hiện Công việc không được đào tạo một cách bài bản trong quá trình nhận diện, dự báo các rủi ro có thể xảy đến và các rủi ro tiềm năng. Các Chuyên viên thực hiện né tránh rủi ro và chấp nhận rủi ro bằng những kinh nghiệm trong quá khứ. Chỉ khi xuất hiện rủi ro thì mới tìm hướng giải quyết, khắc phục.

Đối với câu hỏi4: “Trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc, Anh/Chị có tiến hành các biện pháp quản trị rủi ro hay không?”

Và câu hỏi 5: “Nếu Anh/ Chị đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro, xin Anh/Chị cho ý kiến về hiệu quả của Công tác này?”

Ở phòng Kế hoạch Xuất- nhập khẩu May tại CTCP Dệt May Huế. Rủi ro được ghi nhận 01 tháng 01 lần. Nhờ vào Công tác này, rủi ro đãđược nhận diện, cảnh báo. Từ đó các phòng ban đề xuất đóng góp ý kiến, tìm kiếm giải pháp giảm thiểu những tác động

Trường Đại học Kinh tế Huế

của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng ở đây các biện pháp giảm thiểu rủi ro không đầy đủ, chung chung và không cụ thể bằng hành động. Vẫn tồn tại tình trạng các chuyên viên không nhận thức đầy đủ và toàn diện về rủi ro. Chưa nhận thức được sự cần thiết và quan trọng của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Các rủi ro trong phòng được nhận dạng một cách thiếu sót, không đầy đủ. Công tác quản trị rủi ro vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Kết quả khảo sát cho thấy có 01 chuyên viên chưa bao giờ thực hiện công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện công việc. Trong khi đó 02 chuyên viên cho rằng mình có thực hiện công tác quản trị rủi ro và thực hiện rất thường xuyên, hiệu quả. Điều này được lí giải là do các chuyên viên làm việc lâu năm đúc rút kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề và chưa thật sự hiểu rõ về quản trị rủi ro nên dẫn đến những suy nghĩ sai lệch về việc thực hiện công tác quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một quá trình cần thiết trong doanh nghiệpđể nhận dạng, đo lường và thực hiện các biện pháp né tránh, tài trợ rủi ro để hạn chế một cách tối đa những thiệt hại mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp.

2.7 Một số rủi ro được ghi nhận trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu