• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ"

Copied!
117
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

DỆT MAY HUẾ

NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG

KHÓA HỌC: 2015- 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔPHẦN

DỆT MAY HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Hoài Thương PGS. TS Nguyễn Đăng Hào Lớp: K49A- QTKD

Niên khóa: 2015- 2019

Huế, tháng 12 năm 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương i Lớp: K49A- QTKD

Lời cảm ơn

Sau chặng đường 4 năm Đại học. Khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, thật sựem thấy mìnhđã trưởng thành cảvề lượng lẫn vềchất. Có cái nhìn khách quan, toàn diện, đa chiều khiđối diện giải quyết vấn đề.Đã tích lũy được những kiến thức cũng như kĩ năngnền tảng cần thiết đểcó thểlàm việc tại các doanh nghiệp.

Sau 4 năm ngồi trên giảng đường Đại học, em xin cảm ơnNhà trường cùng Quý thầy cô, đặc biệt là những thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh đãluôn giúp đỡ, ủng hộ, tin tưởng, tạo mọi điều kiện đểmỗi sinh viên đều có thểrèn luyện một cách toàn diện, trởthành những công dân có ích cho đất nước.

Đồng thời, em xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, Thầy đã giúpđỡ định hướng đểem có thểhoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.

Sau cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến các anh chịphòng Kếhoạch xuất- nhập khẩu May tại Công ty Cổphần Dệt May Huế đã yêu quý, tạo điều kiện cho em tiếp xúc với công việc,giúp đỡem hoàn thành tốt khóa luận này.

Trong quá trình thực hiện đềtài, mặc dù đã có nhiều cốgắng tìm hiểu thông tin cũng nhưtiếp thu các ý kiến từcác thầy cô. Nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế không thểtránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện đềtài. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu từcác thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hoài Thương

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTCP Dệt May Huế: Công ty Cổphần Dệt May Huế Cont: Container

FCR: Forwarder Cargo’s Received SI: Shipping Instruction

PO: Purchase Order

VGM: Vertified Gross Mass

TP HCM: Thành phốHồChí Minh FOB: Free on Board

FCA: FreeCarrier L/C: Letter of Credit TT: Telegraphic Transfer

KH- Marketing: Kếhoạch- Marketing

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của Công ty từ năm 2015- 2017... 17 Bảng 2.2: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017... 20 Bảng 2.3: Ma trận đo lường rủi ro... 74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Packing List final ... 28

Hình 2.2: Packing List đính kèm khai hải quan ... 29

Hình 2.3: Comercial Invoice ... 31

Hình 2.4: Booking Confirm ... 32

Hình 2.5: Thông báo giao hàng... 34

Hình 2.6: Forwarder’s Cargo of Receipt... 36

Hình 2.7: Purchase Order ... 38

Hình 2.8: Bảng xác nhận khối lượng toàn bộCont vận chuyển quốc tế... 43

Hình 2.9: Hệ thống khai báo Hải quan điện tử………45

Hình 2.10: Shipping Instruction………..47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức của CTCP Dệt May Huế... 23 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổchức phòng Kếhoạch xuất- nhập khẩu May... 24

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

MỤC LỤC

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀTÀI NGHIÊN CỨU... 1

1. Tính cấp thiết của đềtài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 2

3. Câu hỏi nghiên cứu ... 2

4. Phương pháp nghiên cứu... 3

5. Phạm vi nghiên cứu... 3

6. Kết cấu của đềtài ... 3

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU ... 4

Chương 1: Tổng quan vềrủi ro và quản trịrủi ro ... 4

1.1. Tổng quan vềrủi ro... 4

1.1.1. Khái niệm vềrủi ro ... 4

1.1.1.1 Theo quan điểm truyền thống... 4

1.1.1.2 Theo quan điểm hiện đại ... 5

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản rủi ro... 6

1.1.2.1 Tính ngẫu nhiên ... 6

1.1.2.2. Tính khách quan ... 6

1.1.2.3 Tính không thể đoán trước được ... 7

1.1.2.4 Tính hai mặt ... 7

1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro... 7

1.1.3.1 Tần suất xảy ra rủi ro... 7

1.1.3.2 Mức độnghiêm trọng của các tổn thất có thểxảy ra... 7

1.1.4 Chi phí rủi ro ... 8

1.2 Tổng quan vềquản trịrủi ro ... 8

1.2.1 Khái niệm quản trịrủi ro... 8

1.2.2 Vai trò của quản trịrủi ro trong doanh nghiệp... 9

1.2.3 Các mục tiêu của quản trị rủi ro ... 10

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

1.2.3.1 Các mục tiêu trước khi tổn thất xảy ra ... 10

1.2.3.2 Các mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra... 10

1.2.4 Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ... 11

1.2.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro ... 11

1.2.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹthuật quản trịrủi ro... 11

1.2.4.3 Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật quản trịrủi ro tối ưu... 12

1.2.4.4 Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn... 12

1.2.4.5 Giám sát, đánh giá hiệu quảkinh doanh ... 13

Chương 2: Thực trạng công tác quản trịrủi roởCTCP Dệt May Huế... 14

2.1 Giới thiệu vềCTCP Dệt May Huế... 14

2.1.1 Giới thiệu chung vềCTCP Dệt May Huế... 14

2.1.2 Tầm nhìn và sứmệnh ... 16

2.1.3 Tình hình lao động của công ty... 17

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ... 19

2.1.5 Cơ cấu tổchức... 22

2.2 Giới thiệu chung vềphòng Kếhoạch xuất- nhập khẩu May... 24

2.2.1 Sơ đồbộmáy tổchức... 24

2.2.2 Chức năng nhiệm vụchính của các nhóm chuyên môn nghiệp vụ... 24

2.3 Một sốkhái niệm cơ bản liên quan đến thủtục xuất nhập khẩu tại CTCP Dệt May Huế…... 25

2.4 Quy trình theo dõi tình hình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế... 48

2.5 Những rủi ro xuất hiện trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế... 51

2.5.1 Rủi ro trong quá trình giao hàng ... 51

2.5.2 Rủi ro trong quá trình vận chuyển ... 53

2.5.3 Rủi ro trong quá trình khai hải quan ... 54

2.5.4 Rủi ro trong quá trình lập chứng từ... 56

2.5.5 Rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền vềcông ty ... 57

2.5.5.1 Rủi ro trong thanh toán L/C ... 57

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

2.5.5.2 Rủi ro trong thanh toán TT... 58

2.6 Thực trạng rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế... 59

2.7 Một sốrủi ro được ghi nhận trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu tại CTCP Dệt May Huế... 62

Chương 3: Những giải pháp nhằm hạn chếrủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế... 71

3.1 Nâng cao nhận thức của Doanh nghiệp vềrủi ro và Quản trị rủi ro ... 72

3.2 Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trịrủi ro……… 72

3.3 Đềxuất giải pháp hạn chếrủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế………73

3.3.1 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình giao hàng………... 75

3.3.2 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình vận chuyển... ... 77

3.3.3 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình khai hải quan và lập chứng từgửi khách hàng thanh toán... 78

3.3.4 Giải pháp cho những rủi ro trong quá trình theo dõi dòng tiền vềcông ty... 78

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... 80

1. Kết luận ... 80

2. Hạn chếcủa đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ... 80

3. Kiến nghị đối với CTCP Dệt May Huế... 81

4. Kiến nghị đối với nhà nước... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 1 Lớp: K49A- QTKD PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Rủi ro theo đó cũng phát sinh nhiều hơn. Chúng xuất hiện mọi lúc mọi nơi trong bất kì hoạt động sản xuất- kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp luôn tìm cách giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang lại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tếthế giới, nước ta tham gia vào các tổ chức kinh tế, kí kết các hiệp định thương mại mở ra cơ hội về thị trường cho các doanh nghiệp trong nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế.

Cùng với sự mở cửa giao thương. Hoạt động trao đổi hàng hóa với các nước khác trên thế giới diễn ra ngày càng đa dạng. Hoạt độngxuất nhập khẩu diễn ra ngày càng mạnh mẽgóp phần tăng trưởng nền kinh tế. Trong khoảng 5 năm gần đây (2013- 2017), ngành dệt may liên tục có kinh ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 trong cả nước với giá trị xuất khẩu đóng góp khoảng 15% vào GDP. Dệt may là ngành thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 Việt Nam, chỉ sau lĩnh vực điện tử. Và là ngành có số lượng doanh nghiệp lớn và mức độ sử dụng lao động cao. (Nguồn: Theo báo cáo ngành dệt may, 12/2017). Tại CTCP Dệt May Huế, hơn 70% những sản phẩm may mặc của công ty được xuất khẩu qua các thị trường Mỹ, Châu Âu, EU.

Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra trên một thị trường rộng lớn, vượt khỏi biên giới quốc gia. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩurất phức tạpkhác hẳnvới thương mại trong nước và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn khi các bên thuộc các quốc tịch khác nhau, có nền chính trị khác nhau, thị trườngrộng lớn, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ đối với một hoặc hai bên, chịu sự ảnh hưởng của nhiều thông lệ, luật pháp củacácnước,việc vận chuyểnrấtkhó khănphảiqua biên giớiquốc gia nên thủtụcrất phức tạp... mà những yếu tố này khi rủi ro thực sự xảy ra sẽ mang lại những tổn thất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

nặng nề cho doanh nghiệp. Trong khi đó công tác quản trị rủi ro ở các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại CTCP Dệt May Huếnói riêng vẫn chưa thật sự được chú trọng.

Hiểu rõđược sựquan trọng của hoạt động quản trịrủi ro. Em lựa chọn đểtài: “Phân tích rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty cổphần Dệt may Huế.” làm đềtài tốt nghiệp của mình nhằm góp phần hoàn thiện công tác Quản trịrủi ro ởCTCP Dệt May Huế.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.

Làm rõ thực trạng những rủi ro và công tác quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.

Đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.

3. Câu hỏi nghiên cứu

- Những rủi ro nào xuất hiện trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế?

- Nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế?

- Đo lường tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế?

-Những giải pháp nào được đưa ra nhằm giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của các rủi ro xảy ra trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế?

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định tính. Dựa trên việc xem xét quy trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế và phỏng vấn trực tiếp các chuyên viên Xuất khẩu là những người trực tiếp tham gia thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc, tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan.

Từ đó:

Nhận dạng những rủi ro có thểxảy ra trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế.

Thu thập thông tin về những rủi ro và phân tích nguyên nhân xảy ra rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặcởCTCP Dệt May Huế.

Đềxuất các giải pháp nhằm giảm thiểu mức độnghiêm trọng của các rủi ro gây ra trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế.

5. Phạm vi nghiên cứu Vềnội dung:

Nghiên cứu tìm hiểu về những rủi ro có thể phát sinh, nguyên nhân phát sinh và những giải pháp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc của CTCP Dệt May Huế.

Thời gian nghiên cứu: từ 10/09/2018 đến 28/12/2018.

Không gian nghiên cứu: CTCP Dệt May Huế.

6. Kết cấu của đề tài Đềtài gồm có 3 phần:

Phần I: Giới thiệu về đềtài nghiên cứu Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu

Chương 1: Tổng quan những vấn đềlí luận vềrủi ro và quản trịrủi ro

Chương 2: Thực trạng những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

Chương 3: Đềxuất những giải pháp giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong quá trình thực hiện thủtục xuất khẩu hàng may mặc tại CTCP Dệt May Huế

Phần III: Kết luận và kiến nghị

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro 1.1. Tổng quan về rủi ro

1.1.1. Khái niệm về rủi ro

Từlâu rủi ro đã xuất hiện trong cuộc sống của con người. Mọi hoạt động của con người điều hướng tới những mục tiêu định trước. Nhưng hiếm khi những kết quả đạt được trong thực tế lại trùng khớp với những gì chúng ta mongđợi. Mọi khi xuất hiện những kết quả sai lệch ngoài dự kiến. Chúng ta thường giải thích bằng sựrủi ro. Dần dần rủi ro đi sâu vào tiềm thức của mỗi người là những điều không mong muốn, gây nguy hại và tổn thất. Ngày nay khi khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển. Các nhà khoa học có những cách thức tiếp cận rủi ro thú vị. Rằng rủi ro không chỉ đơn thuần gây nên những hậu quả tiêu cực mà còn đem đến những điều tích cực, xuất hiện ở khắp mọi nơi. Từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, của các quán café hay trong trường học, các đơn vị hành chính sự nghiệp,… rủi ro được xem là một gia vị lúc cay, lúc đắng, lúc ngọt, lúc bùi khiến cho cuộc sống của con người thêm phần thú vị.

Trong nghiên cứu này, chúng ta sẽtiếp cận với hai quan điểm khác nhau vềrủi ro đó là quan điểm truyền thống và quan điểm hiện đại.

1.1.1.1 Theo quan điểm truyền thống

Theo quan điểm này, khái niệm rủi ro thường được hiểu là một trạng thái ngẫu nhiên, nằm ngoài tầm kiểm soát của chủthểvà mang tính tiêu cực, gắn liền với những kết quảxấu, những thiệt hại, tổn thất về người và tài sản, gây bất lợi cho chủthể.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Theo từ điển Tiếng việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm 1995:

“Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến.”

Theo Giáo sư Nguyễn Lân, Từ điển Từvà NgữTiếng Việt:“Rủi ro là sựkhông may.”

Theo từ điểm Oxford –English for Advanced Learner: “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bịnguy hại, tổn thất.”

Theo PGS. TS Đoàn Thị Hồng Vân trong giáo trình Quản trị rủi ro và khủng hoảng (2009): Rủi ro là những thiệt hại, mất mác, nguy hiểm, hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn xảy ra cho con người.

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh: là sựtổn thất vềtài sản và các nguồn lực. Sự giảm sút về lợi nhuận hay những yếu tố xảy ra bên ngoài ý muốn, tác động xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và quá trình tồn tại phát triển của doanh nghiệp.

1.1.1.2 Theo quan điểm hiện đại

Xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động của con ngườiđược thực hiện có quy mô lớn hơn, mức độ thường xuyên hơn và kèm theo đó rủi ro xuất hiện ngày một nhiều với quy mô lớn hơn và gây nên những tác động nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu chuyên sâu vềlĩnh vực rủi ro đãđược thực hiện nhằm tìm ra phương pháp phòng ngừa và ngăn chặn rủi ro. Trong quá trình này, nhận thức của con người vềrủi ro có sự thay đổi theo hướng linh hoạt hơn, mởrộng hơn, đa chiều và khách quan hơn.

Theo William và Michael Smith trong tập Risk Management and Insurance (1995):“Rủi ro là sựbiến động tiềmẩnởnhững kết quả.”

Theo tác giả Doherty trong tập Corporate Risk Management: “Rủi ro là những biến cốkhông thể đoán trước được.”

Một số học giả trong lĩnh vực quản trị rủi ro đưa ra các định nghĩa chi tiết hơn, vừa thể hiện bản chất của rủi ro, vừa gợi ra cách thức đểquản trị rủi ro. Cụ thể, theo học giả người Mỹ, Frank Knight: “Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được.”

hoặc theo từ điển kinh tế học hiện đại thì “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó một sự kiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp quy mô của sự kiện đó có một phần phân phối xác suất.”

Nhìn chung các quan điểm hiện đại về rủi ro đều có những đặc điểm chung thể hiện trên ba khía cạnh:

Thứ nhất: Đều nhấn mạnh tính ngẫu nhiên, tính không chắc chắn về những kết quảmang lại.

Thứhai: Các định nghĩa này không chỉ giới hạn rủi ro là gắn liện với sựbất lợi mà chỉ xem rủi ro là một điều không thể đoán trước được- có thể tốt và cũng có thể xấu.

Thứba: Là quan điểm hiện đại đã gắn rủi ro với hai thuật ngữ “biến cố” và “xác suất” điều này có nghĩa là rủi ro cũng có thể đo lường được, đánh giá ở một mức độ nào đốthông qua các phép toán và mô hình trong khoa học xác suất, thống kê.

Tất cả những điều này đã tạo ra sự khác biệt giữa hai quan điểm hiện đại và truyền thống.

1.1.2 Những đặc điểm cơ bản rủi ro Rủi ro có 4 đặc trưng cơ bản như sau:

1.1.2.1 Tính ngẫu nhiên

Khi đề cập đến tính ngẫu nhiên, chúng ta có thểhình dung rằng rủi ro xuất hiện một cách tình cờ, không tuân theo bất kì một quy luật, trình tựhay chu kỳnào cả.

1.1.2.2 Tính khách quan

Đặc điểm này cho thấy rủi ro có xuất hiện hay không, ảnh hưởng như thế nào đến kết quả mong đợi đều nằm ngoài sựkiểm soát và ý muốn của con người. Rủi ro xuất phát từ môi trường khách quan nên rất khó nắm bắt, kiểm soát hay điều chỉnh kết quả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

1.1.2.3 Tính không thể đoán trước được

Khi nói đến đặc điểm này, chúng ta sẽ hiểu rằng trong cùng một điều kiện như nhau nhưng rủi ro có thểxuất hiện hoặc không. Ngay cảkhi rủi ro xuất hiện, chúng ta cũng không thể nào đoán trước được nó xảy ra như thế nào, với ai, khi nào, ở đâu, mức độ ra sao…Vì vậy, rủi ro thường gắn liền với khái niệm xác suất.

1.1.2.4 Tính hai mặt

Đặc điểm này thể hiện tác động của rủi ro đến các hoạt động của con người.

Xuất phát từbản chất của rủi ro là không thể đoán trước được nên tác động của nó có thể gây bất lợi cho chủ thể nhưng cũng có thể mang lại sự thuận lợi cho chủ thể.

Trong kinh doanh, rủi ro có thể gây thiệt hại, tạo ra các mối hiểm họa, đe dọa, thách thức nhưng cũng có thể mang lại lợi ích, thế mạnh, những cơ hội tốt đẹp cho doanh nghiệp.

1.1.3 Các thành phần cơ bản của rủi ro

Mục tiêu của rủi ro chính là đo lường, đánh giá được tác động của rủi ro đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của con người trong trường hợp rủi ro xuất hiện.

Tác động của rủi ro được đặc trưng bởi hai yếu tố là tần suất xảy ra rủi ro và mức độ nghiêm trọng của các tổn thất có thểxảy ra.

1.1.3.1 Tần suất xảy ra rủi ro

Là kết quả thống kê số lần xảy ra rủi ro trong một thời gian cố định (thường là một năm).Có rủi ro chỉ xảy ra một lần nhưng córủi ro xảy ra thường xuyên, lặp đi lặp lại.

1.1.3.2 Mức độnghiêm trọng của các tổn thất có thểxảy ra

Hay còn gọi là độ lớn của những tổn thất có thể xảy ra. Rủi ro được xem là có mức độ nghiêm trọng lớn nếu khi rủi ro xuất hiện, xảy ra một sự ảnh hưởng lớn, tác động mạnh đến kết quảhoạt động, tạo ra sự đảo lộn trong các hoạch định vềtài chính, nhân sự, môi trường,…Ngược lại, trường hợp xuất hiện rủi ro nhưng không gây ra sự thay đổi lớn trong kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì gọi là rủi ro có

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

mức độnghiêm trọng nhỏ.Thông thường người ta đo lường mức độnghiêm trọng của rủi ro bằng tiền và so sánh dựa trên một đơn vịtiền tệnhất định.

1.1.4 Chi phí rủi ro

Chi phí rủi ro là toàn bộ những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phòng ngừa, hạn chếsựxuất hiện của rủi ro và những tổn thất, thiệt hại tạo ra khi rủi ro xuất hiện. Các khoản mục của chi phí rủi ro bao gồm:

Chi phí tổn thất ước tính: là khoản chi phí chỉthật sự phát sinh trong trường hợp rủi ro đã xảy ra. Chi phí tổn thất ước tính được hiểu là toàn bộnhững khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để khắc phục hậu quảdo rủi ro gây nên như: phục hồi sức lao động cho cán bộcông nhân viên, phục hồi năng lực thiết bị máy móc, phục hồi thị trường, phục hồi uy tín sản phảm và uy tín doanh nghiệp…

Chi phí ngăn ngừa tổn thất: là toàn bộ chi phí liên quan đến việc tập huấn, tuên truyền, trang thiết bị kĩ thuật, những giải pháp đồng bộ trong quản trị rủi ro… nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tránh xảy ra những rủi ro tổn thất trên cả hai góc độ: hạn chế vềtần suất xảy ra và giảm thiểu mức độnghiêm trọng.

Chi phí tài trợ tổn thất: là toàn bộ những chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp tự lưu giữrủi ro hoặc chuyển giao rủi ro cho đối tác khác.

Chi phí cho hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp: bao gồm chi phí nhân công quản lí, chi phí đào tạo nghiệp vụ, chi phí xử lí sơ bộnhằm làm cho rủi ro không nghiêm trọng hơn, không trởthành nguyên nhân của các rủi ro khác.

Ngoài ra, vẫn còn một số khoản chi phí bất định khác rất khó đo lường và rất khó xác định phạm vi ảnh hưởng như bỏ lỡ cơ hội kinh doanh, mất uy tín, mất khách hàng, thị trường giảm sút,… Những chi phí này thường tiềm ẩn, gián tiếp, rất khó nhận biết nhưng lại ảnh hưởng lâu dài đến kết quảkinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 Tổng quan về quản trị rủiro 1.2.1Khái niệm quản trị rủi ro

Chúng ta có thểtiếp cận quản trịrủi ro dưới bốn cấp độ:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Thứ nhất: Khi xem quản trị rủi ro là một phần trong hoạt động quản trị nói chung. Lúc này, quản trị rủi ro là một quá trình quản trị các nguồn lực và các hoạt động nhằm làm giảm đến mức thấp nhất các hậu quả của những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp với chi phí chấp nhận được.

Thứ hai: Khi xem xét rủi ro như là quá trình ra quyết định. Trong trường hợp này, Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệthống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mác và nhữngảnh hưởng bất lợi của rủi ro đồng thời tìm cách biến rủi ro thành cơ hội thành công. (Đoàn ThịHồng Vân, 2009)

Thứ ba: Nghiên cứu quả trị rủi ro trong mối quan hệ lợi ích- chi phí. Với cách tiếp cận này quản trị rủi ro được xem là những hoạt động nhằm từng bước làm giảm đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro- dưới tất cả các hình thức- và làm cực đại những lợi ích của rủi ro. (Nguyễn Quang Thu, 1998)

Cuối cùng chúng ta cũng có thể tiếp cận khái niệm quản trị rủi ro dưới góc độ phạm vi xửlí rủi ro. Ở đây, người ta quan niệm rằng, quản trị rủi ro chỉ quan tâm xửlí trong giới hạn các rủi ro thuần túy cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình xửlí các rủi ro thuần túy một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện thông qua các hoạt động nhận diện và đánh giá rủi ro, xây dựng và thực thi các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, thực hiện việc kiểm soát, giảm thiểu những tổn thất gây ra cho doanh nghiệp mỗi khi xảy ra rủi ro cũng như dựphòng về tài chính để bù đắp các tổn thất đó.”(Nguyễn ThịQuy, 2006)

1.2.2Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Quản trị rủi ro là hoạt động giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng ngăn ngừa và phòng tránh rủiro, thông qua đó nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp.

Hạn chế, giảm thiểu những tác động bất lợi, những hậu quả phát sinh do rủi ro gây ra, duy trì hoạt độngổn định cho doanh nghiệp và cho cảnền kinh tế.

Khoanh vùng tổn thất khi xảy ra rủi rovà ngăn chặn những hậu quảgián tiếp của rủi ro.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

Để phát huy vai trò của quản trị rủi ro, nhà quản trị rủi ro phải thực hiện các nhiệm vụsau:

 Xây dựng quy trình, tiêu chuẩn để phát hiện, nhận dạng các dạng rủi ro tiềm ẩn, đặc thù của doanh nghiệp.

 Xây dựng phương pháp đánh giá, đo lường mức độ rủi ro, xếp loại các rủi ro theo thứtự ưu tiên đểquản trị.

 Đềxuất các biện pháp quản trịrủi ro cụthể tương ứng với các dạng rủi ro. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình kiểm soát, ngăn chặn rủi ro, cảnh báo sớm những nguy cơ xảy ra rủi ro đểhạn chếnhững tổn thất đáng tiếc.

 Tư vấn cho ban giám đốc doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện chương trình tài trợ rủi ro trong kinh doanh.

1.2.3Các mục tiêu của quản trị rủi ro

1.2.3.1 Các mục tiêu trước khi tổn thấtxảy ra

Chuẩn bị để đối phó với rủi ro tiềmẩn một cách có hiệu quảnhất.

Giảm thiểu sựlo lắng của các cấp quản trị doanh nghiệp bằng cách đánh giá khả năng tác động của rủi ro. Nếu rủi ro là quá lớn thì phải loại bỏ. Trường hợp chấp nhận rủi ro, cần tài trợbằng các phương pháp thích hợp như tài trợ, bảo hiểm,…

Thực hiện các yêu cầu về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật như an toàn lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm tai nạn, kiểm định an toàn thiết bị,…

1.2.3.2 Các mục tiêu sau khi tổn thất xảy ra

Khắc phục tổn thất duy trì sựsống còn của doanh nghiệp.

Phục hồi các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đảm bảo sự ổn định của doanh thu, hạn chếsựsụt giảm lợi nhuận.

Đảm bảo kếhoạch tăng trưởng của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Làm giảm sự tác động tiêu cực của những tổn thất do rủi ro doanh nghiệp gây ra lên hoạt động của những đối tượng khác trong môi trường kinh doanh như người lao động, khách hàng, nhà cung cấp,…

1.2.4Quy trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

Ởdoanh nghiệp có thểcó nhiều mô hình tổchức hoạt động quản trịrủi ro nhưng hoạt động quản trịrủi ro sẽtrải qua các bước như sau:

1.2.4.1 Nhận dạng và đánh giá rủi ro

Để quản trị rủi ro nhà quản trị trước hết phải nhận dạng hay phát hiện rủi ro.

Nhận dạng rủi ro là môt quá trình liên tục và có hệthống các rủi ro nảy sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là bước khởi đầu trong quá trình xác định tất cảcá dạng rủi ro mà doanh nghiệp đã,đang và sẽ đối mặt, đồng thời đánh giá mức tác động và tầm quan trọng của từng dạng rủi ro đối với doanh nghiệp.

Kết quả của bước nhận dạng và đánh giá rủi ro cần trả lời được những câu hỏi như: Doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro nào? Mức độ nghiêm trọng và tần suất xảy ra của từng loại rủi ro ra sao? Cần lưu ý đặc biệt những dạng rủi ro nào? Những rủi ro nào cần ưu tiên quản trị trước?

1.2.4.2 Nghiên cứu các nhóm phương pháp và kỹ thuật quản trị rủi ro

Các kĩ thuật được sử dụng để đối phó với rủi ro và tổn thất có thể chia làm hai nhóm cơ bảnđó là kiểm soát rủi ro và tài trợrủi ro.

Kiểm soát rủi ro là phương pháp nhằm đánh giá tần suất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro xảy ra. Những kĩ thuật để kiểm soát rủi ro là né tránh rủi ro và kiểm soát tổn thất. Trong đó kiểm soát tổn tất có hai mức độ là ngăn ngừa tổn thất và giảm thiểu hoặc hạn chếtổn thất.

Tài trợ rủi ro là phương pháp nhằm cung cấp những hỗtrợ tài chính nhằm khắc phục những tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Những kĩ thuật chính đểtài trợ rủi ro là lưu giữ tổn thất, chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm, chuyển giao rủi ro bằng hình thức bảo hiểm thương mại hoặc công dụng của những công cụ tài chính để phong tỏa rủi ro.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

Trong quá trình nghiên cứu lựa chọn các nhóm phương pháp và kĩ thuật quản trị rủi ro, nhà quản trị cần làm rõ những vấn đề chủ yếu như có bao nhiêu phương pháp và kĩ thuật để quản trị rủi ro của doanh nghiệp? Ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp là gì? Chi phí rủi ro tương ững khi sử dụng các kĩ thuật này là bao nhiêu? Phương pháp nào là hiệu quả và đáng sửdụng? ...

1.2.4.3 Lựa chọn phương pháp và kĩ thuật quảntrị rủi ro tối ưu

Đây là hoạt động quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đối với quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp. Việc lựa chọn một phương án tối ưu tùy thuộc vào chi phí rủi ro. Phương án nào có chi phí càng thấp thì càng được ưu tiên lựa chọn.

Ngoài ra, nhà quản trị cần phải quan tâm đến các yếu tố khác như mục tiêu kinh doanh, nguồn lực tài chính hiện tại của doanh nghiệp, các yếu tố trong doanh nghiệp có thểhỗtrợ hay cản trởviệc triển khai các phương pháp và kĩ thuật quản trịrủi ro sắp được lựa chọn.

1.2.4.4 Triển khai các phương pháp quản trị rủi ro tối ưu đã lựa chọn

Triển khai thực hiện các phương pháp quản trị rủi ro là việc xây dựng các chương trình quản trị rủi ro cụ thể và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp. Các quyết định được đưa ra trong giai đoạn này có thểchia làm hai loại chính.

Các quyết định mang tính kĩ thuật.

Các quyết định mang tính điều hành, quản lí.

Để ra các quyết định này, các nhà quản trị rủi ro phải dựa trên một sốcác công cụhỗtrợcho việc ra quyết định như: Công khai chính sách quản trịrủi ro, Sổtay quản trịrủi ro, Thiết lập hệthống thông tin quản trị rủi ro.

Công khai chính sách quản trị rủi ro: Một chương trình quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ được bắt đầu bằng việc công khai chính sách quản trị rủi ro. Thông qua việc công khai chính sách quản trị rủi ro, các cấp quản trị doanh nghiệp và những người tác nghiệp đặt được sự thông hiểu và đi đến sự thống nhất chung về mục tiêu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

trong công tác quản trị rủi ro cũng như các chính sách, quan điểm của doanh nghiệp liên quan đến việc đối phó các rủi ro và những tổn thất do nó gây nên.

Sổtay quản trị rủi ro: là tập hợp những thông tin thểhiện sự tiên lượng, chỉ dẫn cách thức để đạt được mục tiêu đềra trong công tác quản trị rủi ro. Sổtay quản trị rủi ro thểhiện các nguyên tắc chỉ đạo để đối phó với từng dạng rủi ro cụthể, hướng dẫn tác nghiệp, danh mục các kĩ thuật quản trị rủi ro dược áp dụng, đồng thời, quy định quyền và trách nhiệm của các chức danh quản trị rủi ro và các bộ phận tác nghiệp có liên quan trong doanh nghiệp.

Hệ thống thông tin quản trị rủi ro: Trong quản trị rủi ro, việc đưa ra các quyết định thường được dựa vào các sốliệu thống kê những tình trạng rủi ro trong quá khứ.

Hệthống thông tin quản trị rủi ro là nơi lưu giữnhững thông tin cần thiết này. Những thông tin cần được chú trọng thểhiện: mô tảchi tiết danh mục các rủi ro, thời gian xảy ra, diễn biến rủi ro, kinh nghiệm phòng tránh, kinh nghiệm khắc phục và xửlí rủi ro…

Hệthống thông tin quản trị rủi ro là một hệthống hỗtrợ tích cực cho các nhà quản trị trong việc phân tích, nhận dạng, đo lường rủi ro cũng như việc đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc kiểm soát và tài trợrủi ro kinh doanh.

1.2.4.5 Giám sát, đánh giá hiệu quả kinh doanh

Trước khi kết thúc một chu kì quản trị, doanh nghiệp sẽ tiến hành tổng hợp kết quả của cả quá trình quản trị rủi ro. Trên cơ sở đó, các cấp quản trị sẽ đánh giá hiệu quảcủa công tác quản trị rủi ro trong doanh nghiệp, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh sắp tới.

Kết quảcủa quá trình nàyđược tổng hợp thành báo cáo chi tiết, trong đó thể hiện những nội dung sau: So với những mục tiêu đề ra, những nội dung nào đã thực hiện được, những nội dung nào chưa hoàn tất? Chương trình phòng chống tổn thất đang triển khai có tác dụng làm giảm rủi ro không? Nếu tiếp tục thực hiện trong thời gian tới, chương trình quản trịrủi ro cần bổsung những gì?

Sựcần thiết của hoạt động giám sát và đánh giáhiệu quảkinh doanh:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

Trước hết, việc giám sát, kiểm tra có thể giúp doanh nghiệp phát hiện được những sai lầm, sơ suất có thểxảy ra trong quá trình thực hiện. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời trước khi chúng có thểgây nên những tác hại nghiêm trọng.

Tiếp theo, nó là cơ sở để đưa ra những giải pháp tốt hơn cho chu kì quản trị sau.

Điều này tạo ra tính thường xuyên vàổn định trong hoạt động quản trị rủi ro, gắn hoạt động quản trị rủi ro với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương2: Thực trạng công tác quản trịrủiroởCTCP Dệt May Huế 2.1 Giới thiệu vềCTCP Dệt May Huế

2.1.1 Giới thiệu chung vềCTCP Dệt May Huế - Tên tiếng Việt:CTCP DỆT MAY HUẾ

- Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt : HUEGATEX

- Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước-Phường Thủy Dương- Thị xã Hương Thủy- Tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Điện thoại: (84).0234.3864337 - (84).0234.3864957 - Fax: (84).0234.3864338

- Website: huegatex.com.vn

CTCP Dệt May Huế (Huegatex) là thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm sợi, vảidệt kim, hàng may mặc, nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may... Doanh thu hàng nămgần1.800 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu hơn70%.

Công ty có một đội ngũ cán bộ quảnlý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015. Bên cạnh đó, Công ty cũng được chứng nhận về trách nhiệm tuân thủ các tiêu chuẩn xã hội trong sản xuất hàng may mặc (SA-8000)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

của các khách hàng lớn tại Mỹ như: Perry Ellis, Sears, Hansae, Li & Fung, Jc Penny, Kohl's, Valley View, Regatta,… Có chứng nhận của tổ chức Wrap và chương trình hợp tác chống khủng bố của hải quan Hoa Kỳ và Hiệp hội Thương mại (CT-PAT).

Công ty chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh, kêu gọi vốntừ các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bìnhđẳng các bên cùng có lợi.

Ngoài ra, Công ty cũng luôn tuân thủ theo Bộ luật Lao động và Thỏa ước lao động tập thể. Mọi chế độ hợp pháp của người lao động được thực thi nghiêm chỉnh.

Hằng năm, các đoàn kiểm tra của Sở lao động Thương binh- Xã hội, các ban ngành liên quanvà khách hàng đều đánh giá tốt về chế độ làm việc của nhân viên tại công ty.

Công ty có 1 nhà máy Dệt nhuộm, 1 nhà máy sợi, 5 nhà máy may với 3 nhà máy nằmtại trụ sở chính của Công ty ở Hương Thủy.

Nhà máy Sợi:Được trang bị đồng bộ 04 dây chuyền thiết bị nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Nhật Bản với hơn 68.000 cọc sợi, kế hoạch sản lượng năm 2018 là 14.400 tấn sợi.

Nhà máy Dệt - Nhuộm:Được trang bị đồng bộ các thiết bị dệt kim, nhuộm, hoàn tất nhập khẩu từ Đức, Thụy Sĩ, Đài Loan với sản lượng vải dệt kim hàng năm là 1.500 tấn. Nhưng với tình hình đơn hàng khó khăn, kế hoạch sản lượng vải dệt kim năm 2018 là 800 tấn.

Nhà máy May: Với 5 nhà máy May trực thuộc công ty và 74 chuyền may, được trang bị các máy may hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, với sản phẩm chính là áo T- shirt, Polo- shirt, áo Jacket, quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệt thoi. Sản lượng hàng năm của nhà máy đạt hơn 20 triệu sản phẩm.

Sản phẩm của công ty hiện nay đang được xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Đài Loan, Hàn Quốc (đối với hàng may mặc); Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Bồ Đào Nha (đối với sản phẩm sợi) và được bán rộng rãi trên thị trường nội địa. Sản phẩm Công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

nhiều năm được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, giải thưởng Sao vàng đất Việt và các giải thưởngkhác.

2.1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh

CTCP Dt May Huếluôn chủ trương:

- Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập đoàn Dệt May Việt Nam, cung cấp sản phẩm may mặc và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế.

- Sáng tạo và đa dạng sản phẩm mang tính thời trang phục vụ cho mọi tầng lớp người tiêu dùng trong và ngoài nước.

- Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù với bản sắc văn hóa Việt Nam.

Tầm nhìn của Huegatex:

Trở thành một trong những Trung tâm Dệt May của Khu vực miền Trung và của cả nước, có thiết bị hiện đại, môi trường thân thiện, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong ngành Dệt May Việt Nam.

Phương châm của Huegatex:

- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại.

- Mọi hoạt động đều hướng đến khách hàng.

- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình, được quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, hiệu quả của cá nhân đóng góp, được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.

Triết lý kinh doanh:

- Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược.

- Làm đúng ngay từ đầu.

- Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, trách nhiệm xã hội.

- An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

2.1.3 Tình hình laođộng của công ty

Nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong tổchức. Một bộ máy tổchức hoạt động hiệu quả luôn đi kèm với một nguồn nhân lực trung thành, chất lượng cao.

Tình hình biến động của lao động qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017 được thểhiện qua bảng sau.

Bảng 2.1: Tình hình laođộng của Công ty từ năm 2015- 2017

Chỉtiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng (người)

Tỉlệ (%)

Số lượng (người)

Tỉlệ (%)

Số lượng (người)

Tỉlệ (%)

Tổng số lao động 3950 100 3960 100 3936 100

Phân loại theo giới tính

Nam 1241 31.42 1233 31.14 1184 30.08

Nữ 2709 68.58 2727 68.86 2752 69.92

Phân loại theo tính chất công việc

Trưc tiếp 3570 90.38 3573 90.23 3535 89.81

Gián tiếp 380 9.62 387 9.77 401 10.19

Phân loại theo trìnhđộchuyên môn

Đại học 195 4.94 202 5.1 207 5.26

Cao đẳng, trung

cấp 402 10.18 416 10.51 410 10.42

Phổthông 3353 84.88 3342 84.39 3319 84.32

(Nguồn: Tổng hợp từsốliệu phòng Nhân sự)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 18 Lớp: K49A- QTKD Bảng số liệu thống kê từ năm 2015 đến năm 2017 cho thấy tình hình lao động

của công ty ít thay đổi, từ đó cho thấy tình hình kinh doanh của công ty khá ổn định.

Ta thấy tổng số lao động năm 2016 tăng so với năm 2015 là 10 người tương ứng với 0.25%. Năm 2017, tình hình lao động có xu hướng giảm, cụthể giảm 24 người so với năm 2016 tương ứng với 0.61%.

Xét chỉ tiêu phân loại theo giới tính: ta thấy tỉ lệ giới tính của người lao động qua các năm ít biến động. Trong đó lao động nữluôn chiếm ưu thếnổi trội cao gấp hai lần so với lao động nam, chiếm tỉ lệ lần lượt là 65.58%, 68.86%, 69.92%. Điều này được lí giải do đặc thù công việcở các khu công nghiệp dệt may đòi hỏi lao động phải khéo tay, cẩn thận, siêng năng phù hợp với nữgiới nên những sốliệu thu thập được là phù hợp. Ngoài ra, tỉ lệ lao động nam chiếm khoảng 30% vì trong một khu công nghiệp rộng lớn, để đáp ứng công tác phục vụsản xuất kinh doanh, nhu cầu vận hành nhà máy, xí nghiệp cơ điện, hệ thống điện nước an toàn, đảm bảo chất lượng và hiệu quảthì cũng cần một lượng lao động là nam giới.

Xét theo tính chất công việc: Tình hình lao động qua các năm không có quá nhiều biến động. Trong đó lao động trực tiếp chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm cụthể là 99.38% (2015), 90.23% (2016), 89.81% (2017). Lao động gián tiếp chiếm tỉlệnhỏ nhưng cũng có xu hướng tăng dần qua các năm tới tỉ lệ tương ứng là 9.62% (2015), 9.77% (2016) và 10.19% (2017). Không quá khó hiểu khiở các khu công nghiệp tỉlệ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm chiếm tuyệt đại đa số. Vì hoạt động kinh doanh của CTCP Dệt May Huếchủ yếu là sản xuất suất khẩu và nhận gia công các sản phẩm với số lượng lớn nên cần một lượng lớn nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất đểhoàn thành kịp tiến độ. Còn laođộng gián tiếp tham gia gián tiếp vào hoạt động sản xuất làm việc ở các phòng ban chức năng, quản lí, điều hành hoạt động của công ty nên cần một lượng nhân lực nhỏ hơn đáng kể.

Xét theo trình độ chuyên môn: Theo tiêu chí này, lao động phổthông chiếm tỉ lệ cao so với lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp. Tỉ lệ lao động phổ thông qua các năm 2015, 2016, 2017 lần lượt là 84.88%, 84.39% và 84.32% chiếm tỉ trọng cao hơn hẳn lao động ở trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp 15.12% (2015), 15.61%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

(2016) và 15.68% (2017). Xét theo tính chất công việc, lao động trực tiếp chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu lao động. Mà hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa ở CTCP Dệt May Huế là những hoạt động không phức tạp, là lao động giản đơn. Vì vậy, lao động phổ thông là lực lượng lao động chiếm ưu thế so với lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp là một trong những yếu tố phản ánh hiệu quảsửdụng vốn, sửdụng nhân lực cũng như những nguồn lực khác của một tổchức. Hiệu quảtrong kinh doanh của các doanh nghiệp là nền tảng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Một doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định an sinh xã hội và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. CTCP Dệt May Huế từ khi thành lập đến nay đã không ngừng mở rộng quy mô, trang bị các trang thiết bị công nghệhiện đại,đẩy mạnh sản xuất tạo ra các giá trị bền vững cho xã hội. Kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Dệt May Huế từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện trong bảng sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 20 Lớp: K49A- QTKD Bảng 2.2: Kết quảhoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017 Đơn vị: Việt Nam Đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Giá trị Giá trị Giá trị (+/-) (%) (+/-) (%)

1. Doanh thu thuần 1,480,821,947,310 1,478,313,233,193 1,653,863,285,807 - 2,508,714,117 -0.17 175,550,052,614 11.88 2. Giá vốn hàng bán 1,309,806,567,507 1,341,164,869,410 1,508,275,712,384 31,358,301,903 2.39 167,110,842,974 12.46 3.Lợi nhuận gộp 171,015,379,803 137,148,363,783 145,587,573,423 - 33,867,016,020 -19.80 8,439,209,640 6.15 4. Doanh thu hoạt

động tài chính 10,101,340,067 10,405,316,289 10,275,431,993 303,976,222 3.01 - 129,884,296 -1.25 5. Chi phí tài chính 20,052,056,831 19,032,991,745 14,173,521,574 - 1,019,065,086 -5.08 - 4,859,470,171 -25.53 7. Chi phí quản lí

doanh nghiệp 53,208,868,522 26,805,777,811 39,822,902,934 - 26,403,090,711 -49.62 13,017,125,123 48.56 8. Lợi nhuận thuần

từ HĐKD 56,311,167,056 49,471,541,843 46,492,793,668 - 6,839,625,213 -12.15 - 2,978,748,175 -6.02 9. Thu nhập khác 3,142,579,159 5,381,432,357 7,268,588,499 2,238,853,198 71.24 1,887,156,142 35.07 10. Chi phí khác 2,745,037,876 2,226,688,507 3,374,441,487 - 518,349,369 -18.88 1,147,752,980 51.55 11. Lợi nhuận khác 397,541,283 3,154,743,850 3,894,147,012 2,757,202,567 693.56 739,403,162 23.44 12. Tổng lợi nhuận

trước thuế 56,708,708,339 52,626,285,693 50,386,940,680 - 4,082,422,646 -7.20 - 2,239,345,013 -4.26 13. Chi phí thuế

TNDN 12,645,060,209 9,848,520,356 9,785,039,657 - 2,796,539,853 -22.12 - 63,480,699 -0.64

14 Tổng lợi nhuận

sau thuế 44,063,648,130 42,777,765,337 40,601,901,023 - 1,285,882,793 -2.92 - 2,175,864,314 -5.09 (Nguồn: Tổng hợp sốliệu từtrang web chính thức của công ty)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 21 Lớp: K49A- QTKD Qua những sốliệu được thểhiện trên bảng. Ta có thểthấy doanh thu thuần năm

2016đạt 1,478,313,233,193đồnggiảm so với năm 2015, cụthểgiảm 2,508,714,117 đồng tương ứng với 0,17%.Trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2016 lại tăng

31.358.301.903 đồngtương ứng với 2,39% làm lợi nhuận gộp của Công ty suy giảm 33,867,016,020 đồng tương ứng với 19,8%.Đếnnăm 2017 doanh thu tăngnhanh 175,550,052,614 đồng tương ứng với 11,88%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng giá vốn hàng bán năm 2017tăng lên đến 167,110,842,974đồngtương ứng với 12,46%. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận gộp của Công ty chỉ tăng 8,439,209,640 đồng tương ứng với 6,15%.

Chi phí quản lí doanh nghiệp của công ty biến động mạnh qua các năm. Cụthể trong năm 2015 chi phí quản lí doanh nghiệp là 53,208,868,522 đồng. Sangnăm 2016, chi phí quản lí doanh nghiệp giảm 26,403,090,711 đồng tương ứng giảm 49,62%.

Nhưng năm 2017 chi phí quản lí doanh nghiệp đạt 39,822,902,934 đồng tương ứng tăng 48,56% so với năm 2016.

Lợi nhuận thuần từhoạt động kinh doanh giảm qua các năm trong đódoanh thu tài chínhtăng nhẹ303,976,222đồng tương ứng là 3,01%. Đến năm 2017giảm nhẹ 129,884,296đồng, tương ứng giảm 1,25%. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từhoạt động tài chính chiếm tỉtrọng nhỏtrong tổng lợi nhuận của công ty nên khoản mục này cũng ảnh hưởng ít đến kết quảkinh doanh của công ty.

Sựbiến động của các yếu tốtrên làm cho lợi nhuận sau thuếcủa công tăng trưởng âm.Điều này chứng tỏthị trường tiêu thụcác sản phẩm dệt may của Công ty đã bảo hòa.Năm 2015 lợi nhuận sau thuếcủa Công ty đạt 44,063,648,130 đồng.Năm 2016 lợi nhuận sau thuếcủa Công ty giảm 1,285,882,793 đồngtương ứng giảm

2.92%.Năm 2017 lợi nhuận sau thuếcủa Công ty so với năm 2016 giảm 5.09% tương ứng với 2,175,864,314 đồng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

2.1.5 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổchức bộmáy vận hành CTCP Dệt May Huế theo cơ cấu trực tuyến, chức năng.Tất cảcác phòng ban, nhà máyđược tổchức linh hoạt nhằm góp phần vào hiệu quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

SVTH: Nguyễn Thị Hoài Thương 23 Lớp: K49A- QTKD Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổchức của CTCP Dệt May Huế

(Nguồn: Trang Web chính thức của Công ty) Quan hệtrực tuyến

Quan hệchức năng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2.2 Giớithiệu chung vềphòng Kế hoạchxuất- nhập khẩuMay 2.2.1 Sơ đồ bộ máytổ chức

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổchức phòng Kếhoạch xuất- nhập khẩu May

(Nguồn: Phòng Kếhoạch xuất- nhập khẩu May)

2.2.2 Chức năng nhiệm vụ chính của các nhóm chuyên môn nghiệp vụ

Phó phòng phụ trách công tác Kế hoạch-Marketing và Điều độ sản xuất: Giúp trưởng phòng trong công tác tìm kiếm, giao dịch với khách hàng, xem xét tính giá thành kế hoạch, xem xét và cân đối năng lực sản xuất để nhận các đơn hàng may và công tác điều độsản xuất các đơn hàng may.

Phó phòng phụ trách công tác Cung ứng và Xuất khẩu: Giúp Trưởng phòng trong công tác chuẩn bị nguyên phụliệu may phục vụcho sản xuất các đơn hàng may, công tác nhập khẩu nguyên phụ liệu may phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu thành phẩm may và theo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

dõi đôn đốc quá trình thanh toán hàng xuất khẩu, theo dõi thủ tục xin không thu/hoàn thuế đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và thanh khoản đối với loại hình gia công xuất khẩu; giúp Trưởng phòng trong công tác xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu may.

Nhóm Kế hoạch-Marketing: Trực tiếp thực hiện công việc tìm kiếm khách hàng, giao dịch với khách hàng để nhận đơn hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất May, Dệt nhuộm đểtrình Lãnhđạo phòng và Lãnh đạo Công ty phê duyệt.

Nhóm Cung ứng: Trực tiếp thực hiện đặt nguyên phụliệu may mặc và theo dõi tiến độnguyên phụliệu vềkho công ty.

Nhóm Điều độ sản xuất: Theo dõi vàđề xuất các biện pháp xử lý liên quanđến tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, tiến độ cung ứng nguyên phụ liệu và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiến độgiao hàng may mặc.

Nhóm Xuất khẩu: Trực tiếp thực hiện công tác xuất khẩu, công tác thanh toán tiền hàng xuất khẩu và các thủ tục thanh khoản theo tờ khai đối với loại hình sản xuất xuất khẩu và thanh khoản theo hợp đồng đối với loại hình gia công xuất khẩu.

Các nhóm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phối hợp tác nghiệp với nhau theo quy trình hướng dẫn công việc của phòng.

2.3 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu tại CTCP Dệt May Huế

Điều khon FOB trong Incoterm 2010: FOB- Free on Board là thỏa thuận của người bán và người mua trong hợp đồng vềcác vấn đềliên quan vềtrách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán. Điều khoản FOB được sử dụng trong hợp đồng giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Cụ thể, nếu người mua và người bán thỏa thuận giao nhận hàng hóa theo điều khoản FOB. Người bán chịu mọi rủi ro trong quá trình giao thành phẩm đến lan can tàu chở hàng. Người bán chịu các chi phí làm hàng, phí vận chuyển, phí hải quan nước xuất. Địa điểm chuyển giao rủi ro là ở lan can tàu. Sau khi hàng được giao qua lan can tàu, mọi trách nhiệm sẽ thuộc về người mua. Người mua sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(37)

phải chịu chi phí thuê phương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hóa tới điểm đến và các chi phí phát sinh khác trong quá trình vận chuyển.

Điều khoản FCA (sân bay) trong Incoterm 2010: FCA-Free Carrier- Giao hàng cho ngườivậnchuyển. Là thỏa thuận của người bán và người mua trong hợp đồng về các vấn đề liên quan về trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua và người bán. Điều khoản FCA được sử dụng trong trường hợp giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không. Khi lựa chọn điều khoản FCA. Người bán sẽ chịu chi phí làm hàng, vận chuyển hàng hóa đến sân bay.Người bán sẽkết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho hãng vận chuyển do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giaocho hãng vận chuyển.

Phương thức thanh toán L/C-Letter of Credit:

Các đối tác ký kết hợp đồng thường có trụsở ởnhững quốc gia khác nhau nên giữa các bên vẫn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau, phương thức tín dụng chứng từ giúp 2 bên yên tâm về quyền lợi của mình. L/Clà thư do ngân hàng phát hành, theo yêu cầu của người nhập khẩu, cam kết với người bán về việc thanh toán một khoản tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định, nếu người bán xuất trình được một bộ chứng từ hợp lệ, đúng theo quy định trong L/C.

Ưu nhược điểm của L/C Ưu điểm:

Lợiíchđốivới ngườixuấtkhẩu:

–Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.

–Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.

–Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(38)

–Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

Lợiíchđốivới ngườinhậpkhẩu:

–Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phảitrả tiền.

– Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

LợiíchđốivớiNgân hàng:

– Được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ…) –Mở rộng quan hệ thương mại quốc tế.

Nhược điểm: lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỷ mỷ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ.

Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành, sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.

Phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer-điện chuyn tin): Là phương thức thanh toán mà ngân hàng của người mua sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mìnhở nước ngoài thanh toán tiền cho người bán.

Có 2 phương thứcđiện chuyển tiền là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trảsau.

Chuyển tiền trả trước gồm các bước sau:

B1: Người mua đến ngân hàng của người mua ra lệnh chuyển tiền để trả cho nhà xuất khẩu.

B2: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ đến người mua.

B3: Ngân hàng bên mua chuyển tiền cho ngân hàng bên bán.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(39)

B4: Ngân hàng người bán gửi giấy báo có cho người bán.

B5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

Chuyển tiền trả sau gồm các bước sau:

B1: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

B2: Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.

B3: Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.

B4: Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán.

B5: Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.

Packing List: hay cònđược gọi là phiếu đóng gói/ bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa.

Hình 2.1: Packing List final

(Nguồn:Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩuMay)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(40)

Hình 2.2: Packing Listđính kèm khai hải quan

(Nguồn:Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(41)

Trên Packing List thểhiệncác thông tinnhưTên sảnphẩm,Màu sắc,Mã màu, Hệ Size, Số lượngchiếc,Số lượngthùng, Sốthứ tự thùng, Thểtích, Trọng lượng,…

Chức năng của Packing List:

Packing List cho chúng ta biết đượctrọng lượngtịnh, trọng lượngbao gồmcảbao bì,phươngthức đónggói củahàng hóa, loạihàng hóa, số lượng, quy cáchđónggói. Từ đó:

Sắpxếpkho chứahàng.

Bốtríđược phươngtiện vậntải.

Bốcdởhàng dùng thiếtbịchuyên dụng nhưmáy móc hay thuê công nhân.

Gửicho hãng vận chuyểnvà khách hàngđể họcó thểtìmđượcthùng hàng cầntìm mộtcách nhanh chóng.

Commercial Invoice: hay còn gọi là Hóa đơn thương mại là chứng từ thương mại được sửdụng cho việc thanh toán giữa hai bên xuất và nhập khẩu, yêu cầu người nhập khẩu chi trả đúng đủsốtiền đã ghi cho người xuất khẩu.

Chức năng của Commercal Invoice:

Thứ nhất: Là căn cứ để người nhập khẩu thanh toán cho người xuất khẩu.

Thứ hai: Làcơ sở để tính toán thuế xuất nhập khẩu.

Và thứ ba: Làcơ sở để đối chiếu thông tin với các loại chứng từ khác trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng cũng như thực hiện các thủ tục xuất nhậpkhẩu liên

quan.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(42)

Hình 2.3: Comercial Invoice

(Nguồn:Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May) Booking Confirm: Hay còn gọi là xác nhận đặt tàu. Tại CTCP Dệt May Huế, hầu hết các hợp đồng được kí kết với các Khách hàng truyền thống. Khi kí kết hợp đồng, Khách hàng yêu cầu Công tyđặt tàu thông qua sựchỉ định hãng tàu của Khách hàng (Khách hàng trả cước phí theo điều khoản FOB).Khi chuyên viên Đơn hàngtiến hành đặt tàu đểxuất hàng, hãng tàu sẽtiến hành gửi xác nhận đặt tàu cho Công ty.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(43)

Hình 2.4: Booking Confirm

(Nguồn: Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩuMay)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(44)

Trên Booking confirm thểhiện các thông tin quan trọng như:

- Sốbooking - Ngày tàu chạy - Tên tàu vận chuyển - Cảng đi

- Cảng đích -…

Chuyên viên Xuất khẩu sẽgửi Booking confirm cho đơn vịvận tải đểsắp xếp kéo Cont về đóng hàng tại Công ty.

Thông báo giao hàng: Là chứng từ Chuyên viên Đơn hàng lập gửi cho các bộphận liên quan theo dõi ngày giờ giao hàng. Là căn cứ để chuyên viên Xuất khẩu cung cấp cho đơn vị vận tải kéo Cont về đóng hàng tại Công ty, Phòng Điều hành may theo dõi thực hiện bốc hàng lên Container.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(45)

Hình 2.5: Thông báo giao hàng

(Nguồn:Phòng Kế hoạch xuất- nhập khẩu May)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(46)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Và công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An cũng như vậy có mặt trên thị trường từ rất sớm, công ty luôn hướng đến việc làm hài lòng khách hàng, công ty phải nỗ lực rất

Đặt biệt đối với cán bộ nhân viên và lãnh đạo của bộ phận xuất nhập khẩu phải là những người giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời phải có khả năng sử dụng

các khoản vay nhỏ lẻ, số lượng nhiều, tính chất khách hàng khác nhau nên đi đôi với việc hỗ trợ vốn cho dân cư thì khâu nhận dạng, đánh giá, kiểm tra, giám sát để hạn chế rủi

Với mục đích mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về các ý kiến, nhận định của chính các cán bộ đang hoạt động trong lĩnh vực tín dụng khách hàng cá nhân đối với các nguyên

Những khó khăn và vấn ñề tồn tại Bên cạnh những kết quả ñã ñạt ñược, trong công tác phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại DAB Kon Tum còn có những khó khăn và tồn tại sau: - Chưa có

Tiếp cận dưới góc độ các biện pháp, công cụ mà NH thực hiện, nội dung hạn chế rủi ro bao gồm: - Hạn chế khả năng hay xác suất xảy ra RRCV: Đây là những biện pháp, công cụ mà NH thực

Giới hạn sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn nhìn từ góc độ kỹ thuật quản trị rủi ro chênh lệch đáo hạn  Hoàng Công Gia Khánh Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG

Rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Trà Vinh Nguyễn Thanh Hùng Nguyễn Thị Ngọc Nhi Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm