• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang"

Copied!
117
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

TRƯỜNG GIANG

HUỲNH THỊ NGỌC HUYỀN

Khóa học: 2017 – 2021

(2)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY

TRƯỜNG GIANG

Sinh viên thực hiện:

Huỳnh Thị Ngọc Huyền

Ngành: Kinh Doanh Thương Mại

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Lê Thị Phương Thanh

Lớp : K51A – KDTM

(3)

Lời Cảm Ơn

Đểhoàn thành bài khóa lun tt nghip này, ngoài s n lc, tìm kiếm ca bn thân, em còn nhận được rt nhiu sự giúp đỡ ca quý thy cô, ban lãnh đạo và toàn thquý anh ch trong Công ty CPhần May Trường Giang.

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn và gửi li tri ân sâu sắc đến Công ty C Phần May Trường Giang đã tạo điều kiện cho em được thc tp ti Công ty. Trong quá trình thc tp, các anh chị trong công ty đã tạo điều kin cho em làm quen vi công vic và giúp em ddàng thu thp các sliu của Công ty đểcó thhoàn thành tt khóa lun tt nghip ca mình.

Vi tình cm sâu sc và chân thành, em xin bày tlòng biết ơn đối vi quý thy, cô giáo Trường Đại hc Kinh tế Huế, đặc bit là quý thy cô Khoa Qun Tr Kinh Doanh đã tn tình truyền đạt nhng kiến thc cho em trong sut nhng năm vừa quá.

Và em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Phương Thanh đã luôn nhit tình ch bo, hướng dn từ lúc định hướng đề tài cho đến khi em hoàn thành khóa lun tt nghip ca mình.

Do thi gian tìm hiu có hn, kiến thc ca bn thân còn hn chếnên bài viết còn nhiu thiếu sót. Kính mong quý thy cô cùng ban lãnh đạo công ty và toàn thquý anh chị trong công ty đóng góp ý kiến để bài khóa lun tt nghip của em được hoàn thiện hơn.

Cui cùng em kính chúc thy cô luôn di dào sc khe và thành công trong s nghiệp cao quý. Đồng thi kính chúc các anh chtrong Công ty CPhần May Trường Giang luôn mnh khỏe và đạt nhiu thành công tốt đẹp trong công vic.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thc hin Hunh ThNgc Huyn

(4)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ... i

MỤC LỤC ... ii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ ...viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ ...viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT... ix

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ... 1

1. Lý do chọn đềtài ... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu... 3

2.1. Mục tiêu chung ... 3

2.2. Mục tiêu cụthể... 3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ... 3

3.1. Đối tượng nghiên cứu ... 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu ... 3

4. Phươngpháp nghiên cứu... 4

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ... 4

4.2. Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu... 4

5. Kết cấu khóa luận ... 6

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU... 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀNGHIÊN CỨU .... 7

1.1. Cơ sởlý luận chung vềhoạt động xuất khẩu hàng hóa ... 7

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu ... 7

(5)

1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ... 8

1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp ... 8

1.1.2.2. Đối với nền kinh tế... 8

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu ... 9

1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp ... 9

1.1.3.2. Giao dịch qua trung gian ... 10

1.1.3.3. Buôn bán đối lưu (Counter –Trade) ... 11

1.1.3.4. Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư... 12

1.1.3.5. Xuất khẩu tại chỗ(On - spot Export) ... 12

1.1.3.6. Gia công quốc tế... 13

1.1.3.7. Tạm nhập tái xuất ... 13

1.1.4. Nội dung hoạt động xuất khẩu... 14

1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường ... 14

1.1.4.2. Tìm kiếm khách hàng ... 16

1.1.4.3. Lập phương án kinh doanh... 17

1.1.4.4. Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng... 18

1.1.4.5. Quy trình tổchức thực hiện hợp đồng xuất khẩu... 20

1.1.5. Các yếu tố ảnh hường đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN ... 27

1.1.5.1. Môi trường vĩ mô... 27

1.1.5.2. Các yếu tốthuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ... 30

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu ... 33

1.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều rộng ... 33

1.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu... 33

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều sâu ... 34

(6)

1.2.2.1. Cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu... 34

1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu ... 34

1.2.2.3. Phương thức xuất khẩu... 37

1.2.2.4. Lợi nhuận xuất khẩu... 37

1.2.2.5. Chỉtiêu hiệu quảkinh tếxuất khẩu... 39

1.2.2.6. Hiệu quảsửdụng nguồn nhân lực... 40

1.3. Cơ sởthực tiễn ... 41

1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam giai đoạn 2018–2020 ... 41

1.3.2. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam giai đoạn 2018–2020 ... 44

1.3.3. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2020 .. 45

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔPHẦN MAY TRƯỜNG GIANG ... 46

2.1. Tổng quan vềCông ty ... 46

2.1.1. Giới thiệu vềcông ty ... 46

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ... 46

2.1.3. Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý của Công ty ... 48

2.1.4. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty ... 51

2.1.5. Quy trình tổchức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty... 52

2.1.6. Công nghệsản xuất một sốmặt hàng chủyếu ... 55

2.1.7. Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2018 - 2020 ... 57

2.1.8. Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018 - 2020... 63

2.1.9. Kết quảhoạt động kinh doanh giai đoạn 2018 - 2020... 67

2.1.8.1. Tình hình doanh thu ... 67

(7)

2.1.8.3. Tình hình lợi nhuận ... 75

2.2. Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ Phần May Trường Giang giai đoạn 2018 - 2020... 77

2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều rộng ... 78

2.2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu... 78

2.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều sâu ... 79

2.2.2.1. Cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu... 79

2.2.2.2. Thị trường xuất khẩu ... 81

2.2.2.3. Phương thức kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty... 82

2.2.2.4. Chỉtiêu lợi nhuận ... 83

2.2.2.5. Chỉtiêu hiệu quảkinh tếxuất khẩu... 86

2.2.2.6. Hiệu quảsửdụng nguồn nhân lực... 88

2.3. Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu của Công ty CổPhần May Trường Giang .. 91

2.3.1. Ưu điểm ... 91

2.3.2. Hạn chế... 92

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔPHẦN MAY TRƯỜNG GIANG... 93

3.1. Ma trận SWOT về hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang ... 93

3.2. Định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty CổPhần May Trường Giang ... 96

3.2.1. Giải pháp sửdụng chi phí kinh doanh có hiệu quả... 96

3.2.2. Giải pháp mởrộng thị trường mới... 96

3.2.3. Giải pháp vềnâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm ... 98

(8)

3.2.4. Giải pháp vềtổchức quản lý nguồn nhân lực ... 99

3.2.5. Giải pháp đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao hiệu suất của máy móc thiết bịhiện có... 100

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... 101

1. Kết luận ... 101

2. Kiến nghị... 102

2.1. Đối với Nhànước ... 102

2.2. Đối với Tỉnh Quảng Nam ... 102

2.3. Đối với Công ty CổPhần May Trường Giang ... 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO... 105

(9)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. 1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 6 và 6 tháng đầu năm

2020 ... 42

Bảng 1. 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 ... 44

Bảng 2. 1: Máy móc và trang thiết bị chính của Công ty dùng trong SXKD ... 56

Bảng 2. 2: Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2018 - 2020 ... 58

Bảng 2. 3: Tình hình tài sản nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 63

Bảng 2. 4: Tình hình doanh thu và cơ cấu doanh thu của Công ty giai đoạn 2018 - 2020 ... 68

Bảng 2.5: Tình hình chi phí và cơ cấu chi phí của Công ty giai đoạn 2018 – 202072 Bảng 2. 6: Tình hình lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 76

Bảng 2. 7 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty giai đoạn 2018 - 2020 ... 78

Bảng 2. 8 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 80

Bảng 2. 9 Lợi nhuận hoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 .... 84

Bảng 2. 10 Tỷ xuất ngoại tệ xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020... 87

Bảng 2. 11 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 89

(10)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu... 20

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty ... 48

Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty ... 51

DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 1.1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam 15 ngày đầu tháng 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019 ... 41

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 3 tháng đầu năm, giai đoạn 2011-2020 ... 43

Biểu đồ 1.3: Tỷ trọng XK hàng dệt may của Việt Nam 2019... 44

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2018 - 2020... 59

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất giai đoạn 2018 - 2020 ... 60

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn giai đoạn 2018 - 2020 ... 61

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2018 – 2020 ... 62

Biểu đồ 2.5: Tình hình tổng doanh thu của Công ty giai đoạn 2018 – 2020... 69

Biểu đồ 2.6: Tình hình tổng chi phí của Công ty giai đoạn 2018 – 2020... 73

Biểu đồ 2.7: Tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2018 – 2020 ... 77

(11)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á B/L : Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

C/O : Giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa (Certificate of Origin) CPTPP :Đối tác Toàn diện và Tiến bộXuyên Thái Bình Dương

DN : Doanh nghiệp

EU : Liên minh châu Âu (European Union)

FOB : Điều kiện giao hàng FOB (Free On Board) - Incoterms FTA : Hiệp định thương mại tự do

HĐ : Hợp đồng

HQ : Hải quan

KCS : Kiểm tra chất lượng sản phẩm L/C : Thư tín dụng (Letter of Credit) LĐGT : Lao động gián tiếp

LĐTT : Lao động trực tiếp

NPL : Nguyên phụliệu

TGC : Công ty CổPhần May Trường Giang TSCĐ : Tài sản cố định

SXKD : Sản xuất kinh doanh

XNK : Xuất nhập khẩu

XK : Xuất khẩu

(12)

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài

Trong xu thếtoàn cầu hóa hiện nay, cùng với sựphát triển của khoa học công nghệ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽcủa hoạt động kinh doanh quốc tế. Nước ta cũng đã có chủ trương mở cửa kinh tế với các nước trên thếgiới. Hoạt động ngoại thương góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua.

Để đẩy nhanh quá trình phát triển và hội nhập thì chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận các công nghệ - kỹthuật tiên tiến của nước ngoài, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng - kỹthuật.

Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tếvà có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh vì nó cho chúng ta biết được vị thế của đất nước ta trên thị trường khu vực và thế giới. Ngành may mặc là một ngành công nghiệp đóng vai trò lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Ngoài việc đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, phát triển xuất khẩu mà cònđóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.

Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Tình hình xuất khẩu dệt may giai đoạn 2018 – 2020 đã gặp nhiều bất ổn. Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại đạt 3,76 tỷ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2019, dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung xuất khẩu ngành Dệt may đã chịu những ảnh hưởng nhất định. Như vậy, mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn trong ngắn hạn do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhưng triển vọng tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may trong trung và dài hạn sẽ được chuyển biến tích cực. Đây là kết quả hết sức đáng khích lệ trong điều kiện khó khăn của cả nước [2].

(13)

Năm 2020, dưới tác động của dịch COVID-19, dệt may là một trong những ngành hàng chịu thiệt hại trực tiếp lớn nhất. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quảkinh doanh kém sắc của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Như chúng ta cũng đã biết việc đẩy mạnh xuất khẩu phải gắn liền với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu bởi trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận thành theo cơ chếthị trường như hiện nay. Làm thếnào để đảm bảo rằng có thểtrụ vững trên thị trường và xa hơn nữa là nâng cao hiệu quảkinh doanh trong tình kinh tế khó khăn, biến động ở từng giai đoạn khác nhau đây luôn là bài toán cần lời giải đáp sáng suốt và là vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh XNK hiện nay.

Công ty Cổ Phần May Trường Giang (TGC) là một đơn vị chuyên sản xuất và gia công các sản phẩm may xuất khẩu, đã có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu dài, trải qua hơn 30 năm tồn tại, gắn bó song song cùng với sự phát triển của thành phố Tam Kỳ. Tổng doanh thu của công ty tăng nhanh qua các năm. Xuất khẩu chiếm một vị trí rất quan trọng trong doanh thu của toàn công ty. Trong những năm gần đây doanh thu về xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ Phần May Trường Giang liên tục bị biến động trên thị trường thế giới, bị giảm dần hạn ngạch xuất khẩu tại các thị trường:

EU, Mỹ,…ngành dệt may Việt Nam trải qua một năm đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và đại dịch COVID-19.

Xuất phát từ những lí do trên nên em quyết định chọn đề tài: “Phân tích hoạt động xut khu hàng may mc ti Công ty C Phần May Trường Giang”, để làm khóa luận tốt nghiệp của mình, nhằm mục đích phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Qua đó giúp cho doanh nghiệp có các định hướng giải pháp phù hợp đểnâng cao hoạt động xuất khẩu vàtăng doanh thu trong những năm tiếp theo.

(14)

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc trong giai đoạn 2018 - 2020. Từ đó đưa ra định hướng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty CổPhần May Trường Giang một cách hiệu quả.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệthống hóa các vấn đềlý luận và thực tiễn liên quan đến công tác tổchức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.

- Phân tích thực trạng, đánh giá vềcông tác tổchức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty CổPhần May Trường Giang.

- Đề xuất, định hướng giải pháp nhằm thúc đẩy công tác tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty CổPhần May Trường Giang.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty Cổ May Trường Giang – Tam Kỳ, Quảng Nam.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nôi dung: Các vấn đề liên quan đến công tác tổchức hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty CổPhần May Trường Giang.

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại Công Ty Cổ Phần May Trường Giang–Thành PhốTam Kỳ, Tỉnh Quảng Nam.

Phạm vi thời gian: Các thông tin, sốliệu được tìm hiểu trong khoảng thời gian thực tập từ 04/01/2021 đến 24/04/2021.

(15)

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập các tài liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa, hiệu quả hoạt động xuất khẩu hàng hóa và thông tin vềngành xuất nhập khẩu Việt Nam

Giáo trình và slide môn Quản trịXuất nhập khẩu 1 & 2.

Các báo cáo, tài liệu vềkết quảkinh doanh, tổchức bộmáy, nguồn vốn, tài sản của Công ty.

Các dữ liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa: các bộchứng từ, hóa đơn thanh toán quốc tế. Thu thập số liệu của Công ty Cổ May Trường Giang trong giai đoạn 2018 - 2020.

Tài liệu khóa luận của sinh viên khóa trước; các trang web chuyên ngành, tạp chí khoa học, các nguồn thông tin đáng tin cậy của các tổ chức kinh tế, tổ chức xúc tiến thương mại Việt Nam và Quốc tế.

Tham khảo các nguồn tài liệu, sách, báo, internet liên quan đến đề tài, phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, sử dụng điện thoại để chụp hình và ghi âm.

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Quan sát, thực hiện việc tiếp cận, tìm hiểu quá trình kinh doanh xuất khẩu tại Công ty.

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

 Phương pháp thống kê, mô tả:

Sửdụng phương pháp thống kê mô tả đểtính toán, so sánh tần suất, tỷlệphần trăm của kết quả đánh giá về những chỉtiêu của vấn đềnghiên cứu, từ đó nhận xét và đưa ra kết luận.

 Phương pháp phân tích, tổng hợp:

(16)

Trên cơ sởnhững số liệu đãđược thống kê, các tài liệu đãđược tổng hợp sử dụng phương pháp phân tích trong thống kê kinh doanh để phân tích các dữ liệu, qua đó đánh giá, tổng hợp thành những vấn đề chủ chốt nhằm đưa ra giải pháp tương ứng để cải thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tại TGC.

 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:

Trên cơ sở phỏng vấn những câu hỏi định tính đối với các chuyên gia tại các phòng: Kế hoạch –Vật tư, Kế toán – Tài chính để có cái nhìn tổng quan về tình hình xuất khẩu của Công ty.

 Phương pháp so sánh:

Trên cơ sởcác sốliệu đã có, tiến hành so sánh và đưa ra các nhận định vềtình hình xuất khẩu hàng hóa tại TGC: xác định mức độ tăng giảm và mối tương quan của các chỉ tiêu hiệu quảhoạt động xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2018–2020, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp cho thời kỳkinh doanh tiếp theo.

 Phương pháp SWOT:

Ma trận SWOT, là viết tắt của bốn chữtrong tiếng Anh. Trong đó:

S – Strengths (những điểm mạnh), W – Weakness (những điểm yếu), O – Opportunities (cơ hội), T–Threats (thách thức). Mục đích của phân tích SWOT là tìm ra điểm mạnh điểm yếu từ nội bộ công ty, trên cơ sở kết hợp cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài để nhằm mục đích phát huy những điểm mạnh, hạn chế điểm bằng những biện pháp, chiến lược cụ thể. Từ đó để hình thành các phương án đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Đây là công cụ quan trọng giúp các nhà quản trị phát triển bốn nhóm chiến lược:

Chiến lược SO: Sửdụng các điểm mạnh đểtận dụng cơ hội.

Chiến lược WO: Khắc phục điểm yếu bằng cách tận dụng cợhội.

Chiến lược ST: Sửdụng các điểm mạnh để tránh các đe họa.

(17)

5. Kết cấu khóa luận PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sởlý luận và thực tiễn của vấn đềnghiên cứu

Chương 2: Phân tích hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang

Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại Công ty Cổ Phần May Trường Giang

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

(18)

PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.1.1. Khái niệm xuất khẩu

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổViệt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổViệt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”

Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế, nó không phải là hành vi bán riêng lẻmà là hệthống bán hàng có tổchức bên trong lẫn bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao mức sống của người dân. Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh dễ đem lại hiệu quả đột biến. Mởrộng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo điều kiện cho nhập khẩu và thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tếmở rộng hoạt động xuất khẩu đểgiải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ. (Theo Trần Chí Thành (2000))

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từ lâu đời và ngày càng phát triển. Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng, vật liệu sản xuất, máy móc, hàng hóa thiết bị công nghệcao. Tất cảcác hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng [4].

(19)

1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 1.1.2.1. Đối với doanh nghiệp

Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thếgiới vềgiá cả, chất lượng sản phẩm, những yếu tố đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có ngoại tệ để đầu tư lại quá trình sản xuất không những về chiều rộng mà cảvềchiều sâu.

Xuất khẩu còn giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận một cách nhanh chóng với các thiết bị kỹthuật hiện đại của các nước tiên tiến và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch bành trướng, tăng doanh số, tăng lợi nhuận. Thu hút và mởrộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt động ngoại thương và mang lại doanh thu cũng như là nguồn lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.

Hoạt động xuất khẩu tạo động lực để doanh nghiệp không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụcủa mình, khiến cho doanh nghiệp có khả năng mởrộng thị trường, khai thác được nguồn lực dư thừa trong nước, tạo nguồn thu nhậpổn định cho cán bộ công nhân viên, giảm chi phí hoạt động nhờ mở rộng quy mô sản xuất, phân tán được rủi ro không phải kinh doanh trên một thị trường nhất định.

Xuất khẩu phát huy cao tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập khẩu cũng như các đơn vị tham gia như: tích cực tìm tòi và mở rộng thị trường, khả năng thương lượng đàm phán để đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.

1.1.2.2. Đối với nền kinh tế

Với thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, muốn tồn tại và phát triển mỗi nước không thểthu mình mà cần phải mở cửa giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trên thế

(20)

giới. Trước bối cảnh đó, ngành xuất nhập khẩu đã vàđang nắm giữ được vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế.

Hoạt động xuất khẩu là điều kiện cần thiết để thúc đẩy kinh tếphát triển do đây là mắt xích đầu tiên của chuỗi cungứng toàn cầu. Cần có hoạt động đưa hàng hóa ra nước ngoài mới có thể đáp ứng mối quan hệcung cầu trên toàn cầu. Đây là phương pháp để giải quyết sự dư thừa hàng hóa ở vùng lãnh thổ này cũng như thiếu hụt hàng hóa ở vùng lãnh thổ khác. Đó là vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Thông qua hoạt động xuất khẩu có thể làm tăng ngoại tệ thu được, tăng tỉ lệgiá trị trong GDP của một quốc gia, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu cho ngân sách nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, tiếp cận được với những hình thức kinh doanh mới. Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hóa nội và ngoại nhập. Ngoài ra đây là hoạt động có thể tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giúp giảm tỉ lệ thất nghiệp, nâng cao mức sống người dân.

Bên cạnh đó xuất khẩu là nguồn vốn chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

1.1.3. Các hình thức xuất khẩu

Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS.TS Võ Thanh Thu (2011), hình thức xuất khẩu bao gồm: [1]

1.1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu, trong đó (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt hoặc thông qua các phương tiện thông tin như thư từ, điện tín, thư điện tử,…) để bàn bạc thỏa thuận về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán và các điều kiện giao dịch khác.

Trong trường hợp doanh nghiệp tham gia xuất khẩu là doanh nghiệp thương mại không tựsản xuất ra sản phẩm thì việc xuất khẩu gồm 2 công đoạn:

(21)

+ Thu mua nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, địa phương trong nước;

+ Đàm phán ký kết với doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng.

Ưu điểm của hình thức giao dịch trực tiếp:

 Giảm chi phí trung gian

 Nâng cao hiệu quảcủa giao dịch, đàm phán.

 Thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường.

 Giúp DN thiết lập, mở rộng được mối quan hệ với bạn hàng một cách tiện lợi nhanh chóng.

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm thì phương thức này còn có những nhược điểm:

 Rủi ro lớn cho DN đối với thị trường mới, mặt hàng mới;

 Khối lượng giao dịch cần phải lớn;

 Chi phí tiếp thị thị trường nước ngoài cao;

 Đòi hỏi có những cán bộnghiệp vụkinh doanh XNK giỏi.

1.1.3.2. Giao dịch qua trung gian

Giao dịch qua trung gian trong thương mại quốc tế là phương thức giao dịch, trong đó mọi việc kiến lập quan hệgiữa người mua và người bán và việc quy định các điều kiện giao dịch đều phải thông qua một người thứ ba. Người thứ ba này gọi là người trung gian mua bán và được hưởng một khoản tiền nhất định.

Điều 3 khoản 11 Luật TM Việt Nam năm 2005 quy định: “Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thươngnhân, môi giới thương mại,ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.”

Ủy thác mua bán hàng hóa: Theo điều 155, Luật Thương mại: “Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán

(22)

hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bênủy thác và được nhận thù lao ủy thác”.

Ưu điểm của hình thức này:

 Người trung gian thường hiểu biết, nắm vững thị trường, pháp luật và tập quán địa phương.

 Tận dụng cơ sởvật chất của trung gian, giảmchi phí đầu tư.

 Sử dụng các dịch vụ của trung gian (phân loại, đóng gói, vận chuyển, bảo hành, sửa chữa).

Tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế như:

 Công ty XNK mất sựliên hệtrực tiếp với thị trường;

 Vốn hay bịbên nhận đại lý chiếm dụng;

 Lợi nhuận bị chia sẻ;

 Phải đáp ứng những yêu sách của người trung gian.

1.1.3.3. Buôn bán đối lưu (Counter – Trade)

Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong đó XK kết hợp chặt chẽvới NK, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương.

Ở đây mục đích của XK không phải nhằm thu ngoại tệ, mà thu về một hàng hóa khác có giá trị tương đương.

Các bên tham gia luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa thể hiệnởnhững khía cạnh sau:

+ Cân bằng về mặt hàng: mặt hàng quý đổi lấy mặt hàng quý, mặt hàng tồn kho khó bán đổi lấy mặt hàng tồn kho khó bán.

+ Cân bằng về điều kiện giao dịch: ví dụ, cùng giao FOB ở cảng đi và cùng giao CIFởcảng đến.

(23)

+ Cân bằng vềtổng giá trịhàng giao cho nhau.

Các hình thức buôn bán đối lưu chủyếu:

+ Hàng đổi hàng (Barter)

+ Mua đối lưu (Counter- Purchase) + Mua lại sản phẩm (Product Buyback) + Trao đổi bù trừ (Compensation) + Hình thức chuyển nợ(Switch)

+ Hình thức giao dịch bồi hoàn (Offset)

1.1.3.4. Xuất khẩu hàng hóa theo nghị định thư

Là hình thức xuất khẩu hàng hóa, thường diễn ra giữa các quốc gia có mối quan hệ mật thiết. Chính phủ hai bên sẽ tiến hành ký kết nghị định (hay được gọi là gán nợ).

Các doanh nghiệp trong nước sẽdựa vào văn bản ký kết với các chỉ định và hướng dẫn cụthể để thực hiện xuất khẩu hàng hóa. Hình thức này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường và không có rủi ro trong thanh toán.

1.1.3.5. Xuất khẩu tại chỗ (On - spot Export)

Là hình thức kinh doanh mới đang phát triển rộng rãi do những ưu việt nó đem lại.

Hình thức xuất khẩu này khá thuận lợi và được ưa chuộng bởi nhiều ưu thếnổi bật.

Người mua vẫn là công ty nước ngoài, nhưng hàng hóa không cần phải vượt qua biên giới quốc gia mà thực hiện hoạt động xuất khẩu ngay trên lãnh thổ của đơn vị bán hàng. Do vậy nhà xuất khẩu không cần phải thâm nhập thị trường nước ngoài mà khách hàng tựtìmđến nhà xuất khẩu, cũng không cần tiến hành các thủtục như thủtục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa,… do đó giảm được chi phí khá lớn.

(24)

1.1.3.6. Gia công quốc tế

Gia công quốc tế là phương thức giao dịch, trong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phầm theo mẫu và định mức cho trước.

Người nhận gia công trong nước tổchức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộsản phẩm làm ra người nhận gia công sẽgiao lại cho người đặt gia công đểnhận tiền công.

Theo điều 178, Luật Thương Mại: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sửdụng một phần hoặc toàn bộnguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia côngđể hưởng thù lao”.

+ Đối bên đặt gia công: Phương thức này giúp họ tận dụng được nguồn lao động, chi phí nguyên vật liệu, nhà xưởng thấp, được nhận ưu đãi về thuế, phương thức để thâm nhập thị trường mới.

Đối với bên nhận gia công: Phương thức này giúp giải quyết công việc làm cho nhiều người lao động, tăng thu nhập, tăng kim ngạch cho đất nước, không cần phải bỏ chi phí cho việc bán sản phẩm bởi vìđã có sẵn thị trường tiêu thụ.

1.1.3.7. Tạm nhập tái xuất

Tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác, những hàng hóa đã muaở nước ngoài nhưng chưa qua chếbiếnở nước tái xuất.

Hình thức xuất khẩu này có thểmang lại lợi nhuận cao mà không cần phải tổchức sản xuất, đầu tư vào cơ sở vật chất, máy móc, nhà xưởng và khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.

(25)

1.1.4. Nội dung hoạt động xuất khẩu 1.1.4.1. Nghiên cứu thị trường

Theo “Kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu” của GS.TS Võ Thanh Thu (2011), hoạt động xuất khẩu bao gồm [1]:

a. Nghiên cứu thị trường hàng hóa thế giới

Nghiên cứu thị trường hàng hóa phải bao gồm việc nghiên cứu toàn bộ quá trình sản xuất của một ngành sản xuất cụthể.

Nghiên cứu thị trường hàng hóa nhằm đem lại sự hiểu biết về quy luật vận động của chúng. Mỗi thị trường hàng hóa cụ thể có quy luật vận động riêng, quy luật đó được thểhiện qua những biến đổi nhu cầu, cung cấp và giá cảhàng hóa trên thị trường, nắm chắc các quy luật đểgiải quyết hàng loạt các vấn đề thực tiễn liên quan như thái độ tiếp thu của người tiêu dùng, yêu cầu của thị trường đối với hàng hóa, các hình thức và biện pháp thâm nhập thị trường.

Muốn kinh doanh xuất khẩu thành công, ta phải xác định các vấn đềsau:

+ Thị trường cần mặt hàng gì?

+ Tình hình tiêu dùng mặt hàng đó như thếnào?

+ Tình hình sản xuất mặt hàng đó như thếnào?

+ Tỷsuất ngoại tệcủa mặt hàng đó?

1.1.4.1.2. Dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng

Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên một phạm vi thị trường nhất định. Nhưng nó không xác định mà thay đổi tình hình theo những nhân tố tổng hợp theo những giai đoạn nhất định.

1.1.4.1.3. Lựa chọn đối tác bán buôn

Mục đích của hoạt động này là lựa chọn bạn hàng sao cho công tác kinh doanh an toàn và có lợi, bao gồm:

(26)

+ Quan điểm kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của họ + Khả năng vốn và cơ sởvật chất của họ

+ Uy tín và mối quan hệtrong kinh doanh của họ

Có thểnói, việc lựa chọn đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện quan trọng đểthực hiện thắng lợi của hoạt động mua bán trong thương mại quốc tế.

1.1.4.1.4. Nghiên cứu giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, đồng thời biểu hiện một cách tổng hợp các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ kinh tế như: quan hệ cung cầu hàng hóa, tích lũy tiêu dùng,…giá cảluôn gắn liền với thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố. Để thích ứng sự biến động của thị trường, các nhà kinh doanh tốt nhất là thực hiện định giá linh hoạt phù hợp với mục đích cơ bản của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải xem xét đến chính phủ nước chủ nhà và nước xuất khẩu đểcó thể định giá sản phẩm đáp ứng đòi hỏi của quy định này.

1.1.4.1.5. Thanh toán trong thương mại quốc tế

Thanh toán quốc tếcó thểhiểu đó là việc chi trảnhững khoản ngoại tệ, tín dụng có liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hóa đã được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế.Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế: hối phiếu, séc, lệnh phiếu, thẻthanh toán.

Các phương thức thanh toán quốc tế thường gặp: Việc lựa chọn phương thức xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và yêu cầu của người nhập hàng là có đúng số lượng, chất lượng, đúng hạn. Các phương thức thanh toán thường được dùng trong ngoại thương gồm:

 Phương thức chuyển tiền (Remittance) là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu...) yêu cầu ngân hàng phục vụmình chuyển một sốtiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán,

(27)

chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi đểthực hiện nghiệp vụchuyển tiền.

 Phương thức nhờ thu (Collection) là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộsốtiền thu ghi trên tờhối phiếu.

 Phương thức giao chứng từ trảtiền (Cash Against Documents –CAD) là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác (Trust Account) đểthanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủnhững chứng từtheo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng sẽxuất trình bộchứng từ cho ngân hàng đểnhận tiền thanh toán.

 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Letter of Credit–L/C) là một văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu của người nhập khẩu (người xin mở thư tín dụng) cam kết trảtiền cho người xuất khẩu (người hưởng lợi) một sốtiền nhất định, trong một thời gian nhất định. Là một sự thỏa thuận mà trong đó, một NH (NH mở L/C) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở L/C) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thứ 3 (người hưởng lợi số tiền của L/C) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ3 này xuất trình cho NH một bộchứng từ thanh toán phù hợp những quy định đềra trong L/C.

 Ngoài ra còn có các phương thức thanh toán khác: Thanh toán bằng tiền mặt, Phương thức ghi sổ, Thanh toán trong buôn bán đối lưu, Tradecart và quy trình thanh toán mới.

1.1.4.2. Tìm kiếm khách hàng

Đểxuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài đòi hỏi trong quá trình nghiên cứu thị trường các đơn vị kinh doanh phải tìm được bạn hàng, mối lái. Lựa chọn các thương nhân uy tín, thời gian hoạt động lâu dài có kinh nghiệm, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, mạng lưới phân phối tiêu thụsản phẩm.

Có thểtìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu qua các nguồn:

(28)

- Tìm kiếm khách hàng qua internet: Đây là cách đầu tiên và đơn giản, dễ dàng nhất. Có thể tìm kiếm các đối tác trên các kênh B2B hoặc tìm kiếm trên các website, diễn đàn của ngành hàng doanh nghiệp đang quan tâm. Từ các thông tin công ty, có thểtìm kiếm ra website công ty và gửi email giới thiệu công ty cũng như gọi điện trực tiếp đến công ty đối tác để trao đổi.

- Tham gia hội chợ, triển lãm:

Hội chợ: Có thểhiểu 1 cách đơn giản là thị trường hoạt động định kỳ, được tổchức tại một địa điểm và thời gian nhất định, tại đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau đểký kết hợp đồng mua bán.

Triễn lãm: được hiểu là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tếhoặc một ngành kinh tế, văn hóa,khoa học, kỹthuật,...

Hội chợ triển lãm, nó chính là sự kết hợp một cách hữu cơ giữa triển lãm hàng hóa và tiêu thụ. Đây cũng là một kênh tìm kiếm khách hàng rất quan trọng. Chi phí bỏ ra để tham dự là không hề nhỏ nhưng nếu như có sự chuẩn bị tốt, xây dựng gian hàng chuyên nghiệp thì sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm được khách hàng ở các hội chợ, triển lãm này.

- Nghiên cứu trực tiếp thị trường: Cần xác định thị trường trọng tâm của công ty là thị trường nào và liên hệvới Đại sứ quán để lấy thông tin thị trường, tìm hiểu về tập quán kinh doanh tại thị trường đó. Liên hệ với các đối tác trên thị trường và sang gặp trực tiếp tại thị trường đấy cũng như đề xuất hợp tác mở cửa hàng, gửi mẫu miễn phí, chào hàng dự án… đểxúc tiến bán hàng.

1.1.4.3. Lập phương án kinh doanh

Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu thị trường, đơn vị kinh doanh lập phương án kinh doanh cho doanh nghiệp. Phương án này là kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt tới những mục tiêu xác định trong kinh doanh.

Việc xây dựng phương án này bao gồm:

(29)

- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, phác họa bức tranh tổng quát về tình hình hoạt động kinh doanh, những thuận lợi vàkhó khăn.

- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.

- Đề ra mục tiêu cụ thể: khối lượng, giá bán, thị trường xuất khẩu. Đề ra và thực hiện các biện pháp để đạt được mục tiêu đó. Và những biện pháp này bao gồm:

ký kết hợp đồng kinh tế, quảng cáo,…

- Sơ bộ đánh giá hiệu quảkinh tế của việc kinh doanh thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: Tỷsuất ngoại tệ, tốc độ tăng trưởng, tỷsuất lợi nhuận,…

1.1.4.4. Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng

 Đàm phán.

Đàm phán “hợp đồng kinh doanh quốc tế”: Là một loại đàm phán “hợp đồng kinh doanh”, trong đó yếu tốquốc tế được thểhiệnở việc có ít nhất hai chủthểcó quốc tịch khác nhau tham gia đàm phán để lập nên (ký kết) các hợp đồng kinh doanh quốc tế.

Giao dịch đàm phán trong hoạt động xuất khẩu là một quá trình trongđó diễn ra sựtrao đổi, bàn bạc giữa doanh nghiệp ngoại thương và khách hàng nước ngoài về các điều kiện mua bán một loại hàng hoá để đi đến thoảthuận, nhất trí giữa hai bên.

Muốn đàm phán thành công thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng vai trò quan trọng nhất. Chuẩn bịnội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bịcác thông tin vềthịtrường kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, pháp luật hay những thông tin về đối tác.

Sau khi lựa chọn được đối tác thì nhà xuất khẩu phải giao dich đàm phán với đối tác vềthời gian xuất khẩu, mặt hàng, hình thức vận chuyển, phương thức thanh toán để đi đến kí kết hợp đồng. Có thể giao dịch đàm phán theo các cách sau đây: Đàm phán qua thư tín, Đàm phán qua điện thoại, Đàm phán trực tiếp.Nhưng ởViệt Nam hiện nay hai hình thức là đàm phán qua thư tín và đàm phán qua điện thoại là được sử dụng phổ biến nhất.

Các bước tiến hành đàm phán:

(30)

Bước 1: Hỏi hàng: hỏi hàng còn gọi là hỏi giá, tuy không ràng buộc trách nhiệm củangười hỏi, nhưng nếu hỏi nhiều nơi, nhiều hãng quá có thểgây lên hiểu lầm vềnhu cầu của mình. Dễgây nên tốn thời gian và chi phí.

Bước 2: Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng từ phía người bán đưa ra. Trong buôn bán thì chào hàng là việc người xuất khẩu thể hiện ý định bán hàng của mình.

Tùy vào đơn chào hàng nào mà chúng có tính chất pháp lý khác nhau.

Bước 3: Đặt hàng: đặt hàng là lời đềnghị chắc chắn vềviệc ký kết hợp đồng, xuất phát từ người mua. Do đó, người mua chỉ đặt hàngở nhà cung cấp nào mà đã biết rõ về chất lượng hàng, mức giá cả, khả năng giao hàng của họ. Người bán cần nắm được điều này để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của kháchhàng tăng hiệu quảkinh doanh.

 Kí kết hợp đồng

Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký hợp đồng xuất khẩu.

Việc kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng. Hợp đồng xuất khẩu được hình thành dưới hình thức văn bản. Hai bên sau khi thống nhất thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch nếu cần thì có thểghi lại mọi điều đã thoảthuận gửi cho bên kia. Đó là văn kiện xác nhận có cảchữký của cảhai bên.

Hợp đồng xuất khẩu là những thoả thuận về các điều kiện mua bán hàng hoá như tên hàng, khối lượng, chất lượng, giá cả, thanh toán…giữa doanh nghiệp xuất khẩu với khách hàng cụ thể. Về mặt pháp lý, hợp đồng xuất khẩu là căn cứpháp luật ràng buộc các trách nhiệm và quyền lợi của các bên. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp phải xem xét lại các điều khoản thoảthuận trước khi ký kết hợp đồng.

(31)

1.1.4.5. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

(Trích Slide Môn Quản Trị Xuất Nhập Khẩu 2, Th.S Dương Đắc Quang Hảo, Chương 6, Trang 10)

1. Xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)

Giấy phép là tiền đề quan trọng về mặt pháp lý để tiến hành các khâu khác trong mỗi chuyến hàng xuất khẩu.ỞViệt Nam, thủtục xin giấy phép được thay đổi rất nhiều trong thời gian qua, theo hướng ngày càng đơn giản và thuận lợi. Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và thủ tục xuất nhập khẩu được quy định 12/2006/NĐ - CP, ngày 23/01/2006.

2. Thực hiện những công việc ở giai đoạn đầu của khâu thanh toán:

 Nếu thanh toán bằng L/C Người bán cần phải:

- Nhắc nhở người mua mở L/C theo đúng yêu cầu

Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu

(32)

- Kiểm tra L/C: Bên nhập khẩu có trách nhiệm mở L/C và bên xuất khẩu cần kiểm tra L/C có phù hợp với hợp đồng được ký kết hay không trước khi tiến hành giao hàng.

 Nếu thanh toán bằng CAD: Người bán cần nhắc người mua mở tài khoản tín thác đúng theo yêucầu

 Nếu thanh toán bằng T/T trả trước: Cần nhắc nhở người mua chuyển tiền đủ và đúng hạn

 T/T trả sau, Clean Collection, D/A, D/P: Người bán phải giao hàng rồi có thểthực hiện những công việc của khâu thanh toán

3. Chuẩn bị hàng xuất khẩu:

 Sản xuất, thu gom hàng XK

- Đối với những đơn vịsản xuất hàng XK

- Đối với những đơn vịchuyên kinh doanh XNK

 Đóng gói, bao bì

- Tránh đóng gói sai quy cách dẫn đến bên NK từ chối nhận hàng, giảm giá hàng XK, từchối thanh toán bằng tiền mặt,...

- Cần nắm vững loại bao bìđónggói mà hợp đồngquy định và những yêu cầu cụthể của việc bao gói đểlựa chọn cách bao gói thích hợp.

- Yêu cầu chung: an toàn, rẻ đẹp và thẩm mỹ.

 Kẻký mã hiệu

- Dấu hiệu cần thiết đối với người nhận hàng;

- Dấu hiệu hướng dẫn cách xếp đặt, bốc dỡ và bảo quản hàng hóa trên đường đi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ;

- Yêu cầu chung: sáng sủa, dễ đọc, không phai màu, không thấm nước, sơn/mực không làmảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa ngoại thương.

Các công việc này phải được thực hiện theo đúng quy định của hợp đồng vả đảm bảo tiến độ cho công tác giao hàng. Chuẩn bị hàng xuất khẩu bao gồm rất nhiều công

(33)

việc từ thu gom tập trung thành lô hàng xuất khẩu đến việc bao bì đóng gói, ký mã hiệu.

4. Kiểm tra hàng xuất khẩu

- Hệthống kiểm tra được tiến hànhở2 cấp: cấp CƠSỞvà cấp CỬA KHẨU - Các phương thức kiểm tra:

+ Kiểm nghiệm:

 Kiểm tra phẩm chất, số lượng, trọng lượng...

 Ởcấp cơ sở: do tổchức kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) tiến hành, đóng vai trò quyết định. Phải có chữký của thủ trưởng đơn vị.

 Ởcấp cửa khẩu: Công ty giám định hàng hóa XNK kiểm tra.

+ Kiểm dịch:

 Nếu hàng xuất khẩu là động, thực vật, hàng thực phẩm thì còn phải kiểm tra thêm khả năng lây lan bệnh dịch.

 Ở cấp cơ sở: Phòng bảo vệ thực vật/Trạm thú y, Trung tâm chuẩn đoán - kiểm dịch động vật tiến hành.

 Ở cấp cửa khẩu: Cục thú y và Cục bảo vệ thực vật đều có chi nhánh ở các cửa khẩu (cảng, ga quốc tế) nhằm thẩm tra lại kết quả ởcấp cơ sở.

- Quy trình giámđịnh hàng hóa:

1. Nộp hồ sơ yêu cầu giám định

 Giấy yêu cầu giám định.

 Hợp đồng + phụkiện hợp đồng (nếu có)

 L/C và tu chỉnh L/C (nếu có)

2. Cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa tại hiện trường Phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm

3. Cơ quan giám định thông báo kết quả và cấp giấy chứng nhạn tạm thời để làm thủ

(34)

4. Kiểm tra vệsinh hầm hàng (xuất gạo, nông sản...) 5. Giám sát quá trình xuất hàng:

Tại nhà máy, kho hàng, tại hiện trường 6. Cơ quan giám định cấp chứng thư chính thức.

Nếu hàng hóa phải khử trùng thì phải làm đơn gửi đến Công ty khửtrùng - chi cục kiểm dịch thực vật xin khử trùng. Sau khi hàng hóa được khử trùng, chủhàng sẽ được giấy chứng nhận.

- Một sốloại Giấy chứng nhận:

 Giấy chứng nhận số lượng

 Giấy chứng nhận chất lượng

 Giấy chứng nhận trọng lượng

 Giấy chứng nhận kiểm dịch

o Sản phẩm động vật: Animal product sanitary inspection certificate o Thực vật: Phytosanitary certificate

 Giấy chứng nhận vệsinh

 Giấy chứng nhận khử trùng 5. Làm thủ tục hải quan:

Thủtục hải quan là một cách thức để Nhà nước quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Làm thủtục hải quan đến xác nhận hàng hóa vận chuyển có nguồn gốc xuất xứ, có đầy đủgiấy phép để có thểvận chuyển qua biên giới, kiểm tra hàng lậu, sai sót, giảmạo.

Quy trình làm thủtục hải quan của doanh nghiệp:

- Khai hải quan

- Nộp tờ khai HQ; Nộp và xuất trình bộchứng từkhai HQ - Đưa hàng đến địa điểm quy định đểkiểm tra

- Nộp thuếvà các nghĩa vụtài chính khác

(35)

- Chữ ký số

- Thời hạn khai & nộp tờkhai hải quan - Thời gian kiểm tra hàng hóa

- Địa điểm đăng ký tờkhai

Theo khoản 2 điều 23 và khoản 1 điều 24 thông tư 38/2015/TT-BTCquy định các trường hợp chuyển luồng gồm:

- Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật vềthuế;

- Người khai hải quan không nộp được chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc qua kiểm tra các chứng từ, cơ quan hải quan chưa đủ cơ sở để xác định tên hàng, mã sốhàng hóa, mức thuế;

- Trường hợp cơ quan hải quan chưa đủ căn cứ để xác định tính chính xác của nội dung khai báo.

6. Thuê phương tiện vận tải:

- Hàng hóa XNK Việt Nam chủyếu vận chuyển bằng đường biển.

- Việc thuê phương tiện vận tải trực tiếpảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đến sự an toàn của hàng hóa và có liên quan đến nhiều nội dung của hợp đồng ngoại thương.

- Việc thuê tàu chở hàng được tiến hành dựa vào 03 căn cứsau:

 Những điều khoản của HĐ ngoại thương;

 Đặc điểm hàng mua bán;

 Điều kiện cơ sởgiao hàng.

7. Giao hàng cho người vận tải:

Hàng XK vận chuyển bằng tàu chợ + Hàng rời

+ Hàng container (FCL, LCL)

Hàng XK vận chuyển bằng tàu chuyến

+ XK hàng nguyên tàu, nguyên hầm hoặc với số lượng lớn

(36)

 Nội dung công việc khi giao hàng cho người vận chuyển:

+ Lập Cargo list

+ Kiểm tra S/O (Shipping order) và sơ đồxếp hàng (cargo plan or stowage plan) + Giám sát quá trình bốc hàng

+ Lấy biên lai thuyền phó– Mate’s receipt

+ Đổi biên lai thuyền phó lấy clean Bill of Lading 8. Mua bảo hiểm cho hàng hóa XK:

Mua bảo hiểm là hoạt động nhằm giảm thiểu rủi ro cho lô hàng trong quá trình vận chuyển. Hợp đồng bảo hiểm có thểchia thành hai loại: Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy); hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy).

Bảo hiểm hàng hóa đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương do thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất.

Mua bảo hiểm bảo vệ được lợi ích của DN khi có tổn thất và tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh XNK.

Khi mua bảo hiểmcho hàng XK, người được bảo hiểm cần chú ý:

 Nên mua bảo hiểm trước khi hàng rời khỏi kho;

 XK theo CIF: mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm tối thiểu.

 XK theo FOB/CFR: người XK phải thông báo sớm cho người NK ngày xếp hàng xuống tàu để họ mua bảo hiểm cho hàng hóa (muộn nhất là ngay trước khi hàng bịtổn thất và sau khi người XK đã nhận B/L).

Mua bảo hiểm chuyến và bảo hiểm bao. DN Việt Nam thường mua bảo hiểm từng chuyến một.

9. Lập bộ chứng từ thanh toán:

Sau khi giao hàng, nhà sản xuất nhanh chóng lập bộchứng từ thanh toán trình ngân

(37)

cầu của L/C về cảnội dung và hình thức. Bộ chứng từ thanh toán, thông thường gồm:

phương tiện thanh toán (thường là hối phiếu) và các chứng từ gửi hàng Cụ thể thường có:

- Hối phiếu thương mại.

- Vận đơn đường biển sạch.

- Đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu bán CIF, CIP).

- Hóa đơn thương mại.

- Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa.

- Giấy chứng nhận: trọng/ khối lượng.

- Giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa.

- Phiếu đóng gói hàng hóa.

- Giấy kiểm dịch thực vật (nếu hàng bán phải kiểm dịch).

10. Giải quyết khiếu nại

 Người bán khiếu nạingười mua

Khi người mua vi phạm hợp đồng, trong các trường hợp như trả tiền chậm so với quy địnhngười bán có quyền khiếu nại, hồ sơ khiếu nại gồm:

- Đơn khiếu nại, nội dung của đơn: tên địa chỉ bên nguyên, bên bị, cơ sởpháp lý của việc khiếu nại (căn cứ vào điều khoản...hợp đồng số...) lý do khiếu nại, tổn hại đối phương gây ra cho mình, yêu cầu giải quyết.

- Các chứng từkèm theo:

- Hợp đồng ngoại thương.

- Hóa đơn thương mại.

- Các thư từ, điện, fax... giao dịch giữa hai bên.

- Khiếu nại các cơ quan hữu quan (Hồ sơ tương tựtrên).

 Người mua/ các cơ quan hữu quan khiếu nại

(38)

- Người mua khiếu nại người bán: giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, quy cách, phẩm chất, nguồn gốc như trong hợp đồng quy định, bao bì, kí mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển.

- Nếu nhận được hồ sơ khiếu nại của người mua hoặc các bên hữu quan khác, người bán cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ, tìm phương hướng giải quyết một cách thỏa đáng.

11. Thanh lý hợp đồng:

Sau khi hai bên đã hoàn thành hợp đồng XNK hàng hóa thì cần tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng nhằm chấm dứt một hợpđồng nào đó đãđược ký kết.

Thanh lý hợp đồng nhằm xác định lại nghĩa vụ và quyền của các bên theo hợp đồng đã hoàn thành hay chưa và các vấn đềcần giải quyết sau khi chấm dứt hợp đồng.

Trong thực tếthì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường không phải thanh lý.

1.1.5. Các yếu tố ảnh hường đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN 1.1.5.1. Môi trường vĩ mô

a. Môi trường kinh tế

Tình hình phát triển kinh tếcủa thị trường xuất khẩu có ảnh hưởng tới nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng, do đó môi trường kinh tế là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tiêu thụsản phẩm của doanh nghiệp.Khi đưa ra các chiến lược đầu tư cho doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần phải nắm rõ và phân tích kỹ sự biến động tình hình kinh tế mà doanh nghiệp mình tham gia. Các nhân tố ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tếcủa thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập dân cư, tình hình làm phát, tình hình lãi suất.

Lạm phát là một trong những yếu tố tác động đến xuất khẩu. Lạm phát cao sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, vì cùng với một lượng ngoại tệ, doanh nghiệp sẽ thu được một lượng ngoại tệ ít hơn trước bị lạm phát cao. Ngoài ra,

(39)

Tỉgiá hối đoái nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa quốc tế. Tỷgiá hối đoái tăng, giá đồng nội tệgiảm, xuất khẩu có lợi.

Tình hình kinh tế thế giới là yếu tố tác động lớn đến hoạt động xuất khẩu. Ảnh hưởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp nhập khẩu và mức cầu thị trường thếgiới với doanh nghiệp xuất khẩu.

b. Môi trường văn hóa – xã hội

Các yếu tố xã hội về thị hiếu – trào lưu, phong cách sống, phong tục tập quán,…

ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để có thể thành công trong các giao dịch ký kết hợp đồng ngoại thương hay nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng quyết định đến cách thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho việc thõa mãn nhu cầu của những con người sống trong môi trường đó. Chính vì vậy cung cấp sản phẩm phù hợp với văn hóa của khách hàng đều cần phải có quá trình nghiên cứu, tìm hiều rõ ràng các văn hóa tại thị trường, đối tác mà doanh nghiệp mình muốn hợp tác đểtiến hành hoạt động xuất khẩu.

c. Môi trường tự nhiên

Khoảng cách địa lý giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng đến chi phí, thời gian vận chuyển, do đó nó ảnh hưởng đến việc chọn lựa mặt hàng và thị trường tiêu thụ.

Thêm vào đó, khi vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra hết sức phức tạp. Thời gian thực hiện hợp đồng sẽbị kéo dài do thiên tai, bão,… Đặc biệt trong năm 2020 cho đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, các hoạt động kinh tế, xã hội bị ngưng trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu của rất nhiều doanh nghiệp gây tồn đọng hàng từ đó dẫn đến tình trạng chậm thu hồi vốn và có thể dẫn đến phá sản của một sốdoanh nghiệp hiện nay.

d. Môi trường chính trị - pháp luật

Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản dưới luật. Mọi quy định về kinh doanh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hay nói cách khác 52,4% các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty CP Vinatex Đà Nẵng được giải thích bởi sự tác động của 5 nhân tố: Mối quan hệ

Để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ta tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động tài chính thông qua một số chỉ tiêu như: khả năng thanh toán hiện thời, khả

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

Theo cách tiếp cận này thì: “ Bán hàng là một khâu mang tính chất quyết định trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận cấu thành thuộc hệ thống tổ chức quản lý

Chi nhánh có hai kho hàng chính tại khu Công nghiệp Nam thành phố Đông Hà là nơi tập trung hàng hóa của Chi nhánh trước khi phân phối đến điểm bán lẻ và các đại lý, diện

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

Công Ty cũng có thể thu thập thông tin từ các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, biểu diễn thời trang hoặc tìm hiểu thị trường, khách hàng bằng cách liên kết với các

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác KTQT chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung như lập dự toán chi phí sản xuất, tập hợp