• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA

2.1. Tổng quan về Công ty

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

(Nguồn: Phòng Kếhoạch –Vật Tư)

Chức năng của các phòng ban:

Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất, được đại hội đồng cổ đông bầu ra có quyền quyết định mọi vấn đềcủa công ty có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty.

Ban kiểm soát: Là đại diện thành viên của đại hội đồng cổ đông bầu ra, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty, kiểm tra báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý.

Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc: là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềmọi hoạt động SXKD của công ty theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần May Trường Giang. Lập kế hoạch chương trình hoạt động của Hội đồng quản trị, chuẩn bị chương trình nội dung, triệu tập và chủtọa cuộc họp Hội đồng quản trị, giám sát kiểm tra mọi hoạt động điều hành công ty của Giám đốc và cán bộquản lý quan trọng khác.

Phó chủ tịch hội đồng quản trị kiêm phó giám đốc: Là người được giám đốc phân công nhiệm vụquản lý nhân sự,ở công đoạn sản xuất theo quy trình công nghệtừ khâu thiết kế đến hoàn chỉnh sản phẩm. Khi Giám đốc đi vắng, được sự ủy quyền của giám đốc có quyền quyết định toàn bộ công việc trong doanh nghiệp, trong phạm vi quyền hạn giám đốc đã giao và chịu trách nhiệm trước Giám đốc vềcác quyết định của mình.

Phòng Kế toán - Tài chính: tham mưu, cố vấn cho Giám đốc công tác tài chính của công ty theo quy định của Pháp luật. Thực hiện tất cả các công việc kế toán tài chính doanh nghiệp của công ty. Quản lý tài sản của công ty, tính lương cho nhân viên, quyết toán định kỳvới ngân hàng, thu hồi công nợcho công ty.

Phòng Kế hoạch - Vật tư:Là bộ phận tham mưu cho giám đốc việc xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đề ra kếhoạch, nhằm đảm bảo sản xuất theo đúng năng lực.

Cung ứng giao nhận vật tư, nguyên phụ liệu cho sản xuất theo hợp đồng kinh tế thực hiện các thủ tục quản lý các giấy tờ, hợp đồng liên quan đến xuất nhập khẩu. Tổchức quản lý bộphận thủkho và bộphận cấp phát nguyên liệu.

Phòng Kỹ thuật – Công nghệ: theo dõi giám sát mọi vấn đề kỹ thuật và công nghệ. Lập kếhoạch trang bị máy móc, bốtrí mặt bằng nhà xưởng. Đảm bảo chất lượng

sản phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Xây dựng kế hoạch tiến độ, kế hoạch năng lực sản xuất.

Phân xưởng cắt: Tổ chức thực hiện kếhoạch tác nghiệp theo thời gian, cung cấp đầy đủ kịp thời các loại bán thành phẩm cho từng phân xưởng may theo kếhoạch tiến độ, bán thành phẩm được cắt ra phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức sơ đồthiết kế.

Tổchức tốt công tác việc thu hồi phếphẩm sau cắt và nhập lại kho.

Phân xưởng may: có 2 phân xưởng may I và II. Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ phân xưởng cắt về may theo yêu cầu của phòng kĩ thuật. Trong quá trình sản xuất phải sử dụng đúng định mức vật tư, phụ liệu, tiết kiệm, an toàn trong sửdụng máy móc thiết bịvừa tăng hiệu quảsử dụng vừa tránh lãng phí. Tổchức tốt công tác thu hồi phếliệu sau khi cắt.

Tổ kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS): Bộ phận KCS được phân công theo nhóm kiểm tra, mỗi tổ sản xuất được bố trí một người kiểm tra sản phẩm ra khỏi dây chuyền. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, phụ liệu trước khi đưa vào kho và đưa vào sản xuất. Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Chịu trách nhiệm về kiểm tra chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất. Có nhiệm vụxây dựng các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Phân xưởng hoàn thành: Có trách nhiệm hoàn tất công đoạn cuối cùng của quy trình công nghiệp như ủi sản phẩm, đóng gói, bốc vác lên phương tiện vận chuyển.

Việc thực hiện công đoạn này phải đúng quy trình công nghiệp và chịu sự kiểm tra theo dõi của bộphận KCS. Tùy theo khối lượng công việc của mỗi thời kì mà có sự bố trí sửdụng lao động thích hợp.

Tổ cơ điện: Quản lí các hệ thống điện của công ty và xử lí các vấn đề về điện.

Trên 2 chuyền may thì có một thợ máy để chỉnh sửa, bảo trì máy móc, tạo điều kiện sản phẩm sản xuất ra đảm bảo chất lượng, số lượng và thời gian. Theo dõi nắm bắt quá trình cung cấp điện của công ty điện lực, có kếhoạch báo cáo kịp thời cho ban lãnhđạo công ty.