• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.1.5. Các yếu tố ảnh hường đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của DN

1.1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

Khoa học công nghệ phát triển trên thế giới làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải căng mình mà chạy theo những thay đổi đó, đầu tư vào để thay đổi công nghệ mới. Sự thay đổi này cũng làm cho vòng đời của các sản phẩm đó bị rút ngắn đòi hỏi trong định hướng đầu tư của doanh nghiệp phải có sự cân nhắc chu đáo, lựa chọn máy móc sao cho vừa phù hợp với ngân sách đầu tư và vừa phù hợp với các yêu cầu của thời đại.

1.1.5.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp

nhập khẩu luôn cần nhiều vốn, vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến sự tăng trưởng của nguồn vốn đểbảo toàn vốn kinh doanh.

b. Nguồn cung ứng đầu vào

Đầu vào là yếu tốrất quan trọng và không thểthiếu trong bất cứhoạt động sản xuất kinh doanh nào, cả trong nông nghiệp, công nghiệp cũng như các hoạt động dịch vụ.

Bao gồm các yếu tố như vốn, lao động, kỹ thuật, nguyên vật liệu,… Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu việc tìm kiếm được nguồn cung giá rẻ nó liên quan trực tiếp đến chi phí đầu vào, nguồn tài chính của doanh nghiệp. Lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp là điều vô cùng quan trọng vì nóảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, sản phẩm cungứng đến khách hàng.

Các nguồn nhập lượng đầu vào có thể ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất , XK về cả số lượng, năng xuất và chất lượng do đó có thể làm giảm độ tin cậy của doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Thiếu nguồn nguyên liệu để sản xuất trong hoạt động xuất khẩu nó ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho bên đối tác có thể dẫn đến bồi thường hợp đồng do vi phạm trong các điều khoản hợp đồng ngoại thương.

Ngoài ra cònảnh hưởng đến công việc của người lao động trong doanh nghiệp. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, lựa chọn nhà cung ứng, đừng nên đưa ra tiêu chí nhà cung cấp nào tốt nhất mà hãy tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp nhất.

c. Cơ sở vật chất của công ty

Cơ sởvật chất của doanh nghiệp là yếu tốkhông thểthiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố vật chất bao gồm các thiết bị, máy móc, nhà xưởng,… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ởcác mức độ và chiều hướng khác nhau. Doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất và tạo sự khác biệt hóa sản phẩm của doanh nghiệp mình thì trong chiến lược đầu tư phải chú trọng cả việc hiện đại hóa và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đẩy nhanh quá trình tạo ra sản phẩm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu diễn ra nhanh hơn, thị trường nhanh chóng được mởrộng.

d. Lực lượng lao động

Yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh của tổ chức là rất quan trọng. Sự lãnh đạo đềcập vai trò của lãnh đạo trong tổchức; sự tham gia của lãnhđạo trong việc xây dựng nền tảng văn hóa và các giá trị của tổchức; vai trò của lãnhđạo trong quản lý sự thay đổi lãnh đạo quản lý cần có những biện pháp kỷ luật thưởng rõ ràng để giữ vững kỷ cương, ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng xấu. Nguồn nhân lực của doanh nghiệpkhi được trang bị tốt vềkiến thức, chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu về thị trường quốc tế, thông thạo ngoại ngữthì những định hướng, chiếnlược phát triển sẽ xác thực hơn, doanh nghiệp nhanh chóng đề cập những diễn biến của thị trường xuất khẩu một cách chính xác, nắm bắt được thời cơ và dự báo được nhu cầu.

Nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi đểxuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động như hàng thủcông mỹnghệ, may mặc,... Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị trường khách hàng đến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn và hết sức năng động. Đây là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm sự thành công của kinh doanh, tạo ra hiệu quảcao nhất.

e. Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty

Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh của doanh nghiệp là tổng hợp các yếu tố vềtổchức, quản lý và nguồn lực sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh với mong muốn đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất nhờ vào việc sử dụng hiệu có hiệu quả TSCĐ, lao động hiện có. Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quyết định quy mô sản xuất gia công và khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thểhiệnở quy mô vốn, máy móc, thiết bị, chất lượng đội ngũ kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp.Đối với

một doanh nghiệp cụ thể, năng lực sản xuất kinh doanh sản phẩm được đo lường bằng các chỉtiêu cụthể như sau:

- Chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất, cơ cấu chất lượng các nguồn nhân lực: lao động, TSCĐ, vốn sản xuất kinh doanh,…

- Chỉ tiêu phản ánh vềkết quảsản xuất: giá thành, lợi nhuận, doanh thu, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm,…

- Chỉtiêu phản ánh trình độtổchức quản lý, năng lực kinh doanh.

- Chỉ tiêu phản ảnh quyền lực thị trường: danh mục chủng loại sản phẩm, tỷ lệ khách hàng phục vụ,…