• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2018 - 2020

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC CỦA

2.1. Tổng quan về Công ty

2.1.7. Cơ cấu lao động của công ty giai đoạn 2018 - 2020

Công ty Cổ Phần May Trường Giang chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu nên cơ cấu lao động của công ty được quản lý và giám sát một cách chặt chẽnhằm đảm bảo số lượng lao động, hoàn thành kếhoạch đặt ra, giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng. Để tiện cho công tác quản lý TGC phân loại lao động theo 4 tiêu thức: theo giới tính, quan hệ sản xuất, trìnhđộ lao động và theo độ tuổi của người lao động. Hiện tại, cơ cấu lao động của Công ty được xác định như sau: (tính đến ngày 31/12/2018,

31/12/2019 và ngày 31/12/2020).

Bảng 2. 2: Tình hình nhân sự của Công ty giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: Lao động

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 2019/2018 2020/2019

Người % Người % Người % +/- % +/- %

Tổng số lao động 470 100 451 100 394 100 -19 -4,04 -57 -13

Phân theo giới tính

Nam 52 11,06 49 10,43 45 11,42 -3 -5,77 -4 -8,16

Nữ 418 88,94 402 85,53 349 88,58 -16 -3,83 -53 -13,18

Phân theo quan hệ sản xuất

Lao động gián tiếp 32 6,81 32 7,10 33 8,38 0 0.00 1 3,13

Lao động trực tiếp 438 93,19 419 92,90 361 91,62 -19 -4,34 -58 -13,84 Phân theo trình độ học vấn

Đại học và trên đại học 7 1,49 7 1,55 7 1,78 0 0 0 0

Cao đẳng, trung cấp 17 3,62 16 3,55 17 4,31 -1 -5,88 1 6,25

Phổ thông 446 94,89 428 94,90 370 93,91 -18 -4,04 -58 -14

Phân theo độ tuổi

Độ tuổi 18- 25 10 2,13 6 1,33 4 1,02 -4 -40,0 -2 -33,33

Độ tuổi 26- 35 125 26,60 100 22,17 72 18,27 -25 -20,0 -28 -28,00

Độ tuổi 36- 45 239 50,85 234 51,88 209 53,05 -5 -2,09 -25 -10,68

Trên 45 96 20,43 111 24,61 109 27,66 15 15,63 -2 -1,80

(Nguồn: Phòng TổChức–Hành Chính)

Bảng sốliệu 2.2 cho thấy tình hình laođộng của Công ty giai đoạn 2018–2020 có xu hướng giảm. Ta thấy tổng số lao động năm 2019 là 451 người giảm so với năm 2018 là 19 người tương ứng với 4,04%. Năm 2020 có 394 người, số lượng lao động giảm mạnh so với tổng số lao động của Công ty, cụthểgiảm 57người so với năm 2019 tương ứng với 13%. Thực trạng vấn đề này một phần cũng do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ- Trung và đại dịch Covid-19 gây ra sự suy thoái kinh tếthếgiới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, trong năm 2020 do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên số lượng lao động giảm do số lượng đơn đặt hàng của đối tác Quốc tế đã hạn chế nên đã dẫn đến tình trạng người lao động không có việc làm và thậm chí là nghỉviệc.

Cơ cấu lao động theo giới tính

Qua bảng sốliệu 2.2 và biểu đồ 2.1, trong cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm, nữ luôn chiếm tỉ lệ cao hơn nam rất nhiều lần. Điều này được lí giải do đặc thù công việcởcác công ty vềdệt may đòi hỏi lao động phải khéo tay, cẩn thận, siêng năng phù

Biểu đồ 2. 1: Cơ cấu lao động theo giới tính giai đoạn 2018 - 2020

bộ phận quản lý văn phòng, bộ phận kỹ thuật, và chủ yếu là nhân viên bốc xếp, bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa máy móc.

Cụ thể năm 2018, lao động nữ chiếm số lượng với 470 người, với tỷ lệ 88,94%, trong khi đó lao động nam chỉ chiếm 52 người chiếm11,06%.Vào năm 2019, số lượng lao động nữ giảm xuống 402 chiếm đa số với tỷ lệ 85,53%, lao động nam giảm xuống còn49 người, chiếm 10,43%. Bước sang năm 2020, số lượng lao động nữlại giảm còn 349 lao động, chiếm 85,58%, lượng lao động nam cũng giảm còn 45 lao động, chiếm tỷ lệ 22,9%. Mặc dù số lượng lao động giảm xuống nhưng tỉ lệ giữa số lao động nam và nữ tương đối ổn định và hầu như không đổi. Để có thể cải thiện và mở rộng thêm quy mô xuất khẩu sản phẩm cho công tytrong những năm tiếp theo. Công ty nên tăng số lượng lao động nam và nữ để phục vụ cho các công việc khác nhau, tăng năng suất và hiệu quả trong công việc. Đảm bảo đúng tiến độ giao hàng theo đúng yêu cầu trong các hợp đồng ngoại thương. Sự biến động về lao động theo giới tính phản ánh đúng thực trạng về nhu cầu nhân sự của một doanh nghiệp trong ngành may mặc thời trang.

Cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động theo quan hệ sản xuất giai đoạn 2018 - 2020

Theo quan hệsản xuất, Số LĐTT luôn chiếm tỷlệ cao hơn số LĐGT. Trong đó lao động trực tiếp chiếm ưu thế nhưng có xu hướng giảm dần qua các năm. Số lượng lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ và có sự biến đổi qua các năm không nhiều, vì công việc của họ là ở các bộ phận quản lý có trình độ từ trung cấp cao đẳng trở lên, những công việc này thường có một số lượng cố định và ít thay đổi nhân sự nhiều. Cụthểlà:

Năm 2018, số LĐTT là 438 người chiếm tỷlệlà 93,19% còn số LĐGT là 32 người (11,06%). Năm2019, số LĐTT giảm đi16 người chiếm tỷlệ4,34%, còn LĐGT không thay đổi. Đến năm 2020 có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2019 LĐTT năm 2020 giảm mạnh lên đến 58 người (13,84%), LĐGT tăng 1 người chiếm tỷ lệ 3,13%. Từ năm 2018 đến năm 2020, LĐTT giảm 77 người còn LĐGT tăng 1 người. Không quá khó hiểu khiở các khu công nghiệp tỉ lệ lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm chiếmđại đa số.

Vì công việc chủ yếu tại công ty là gia công hàng xuất khẩu, cần một số lượng nhân công sản xuất, gia công lớn để đáp ứng hoàn thành đơn hàng phù hợp với yêu cầu đềra của công ty.

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn

Qua bảng 2.2 và biểu đồ 2.3, ta thấy Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhất, trong khi đó lao động theo trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm tỷ lệ rất thấp. Tỷ lệ lao động phổ thông qua các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 94,89%, 94,9% và 93,91%.

Trung bình 3 năm, số lao động có trìnhđộ đại học, cao đẳng của công ty chiếm khoảng hơn 5% trong tổng số lao động. Đây là bộphận lao động có trình độ cao, phần lớn làm công tác lãnh đạo, quản lý nhằm đưa ra các chiến lược kinh doanh cho công ty. Mặt khác vì nghành nghề đòi hỏi sự chăm chỉkhéo léo là chủyếu nênchưa đòi hỏi nhiều về trình độ. Cơ cấu lao động theo trình độ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của công ty, tùy vào năng lực củangười lao động để bốtrí công việc một cách hợp lý. Tuy vậy, công ty nên nâng cao tay nghề lao động để nâng cao SXKD, bằng cách tổ chức, đào tạo nhân viên đểnâng cao tay nghề, tuyển dụng nhân viên có trình độcao.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi

Công ty Cổ Phần May Trường Giang là một công ty khá lâu đời với hơn 30 năm gắn bó với hoạt động sản xuất, gia công hàng may mặc. Dựavào cơ cấu lao động theo

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2018 – 2020

chiếm tỷ lệ cao nhất. Qua các năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 50,85%, 51,88% và 53,05%. Lý do số lượng công nhân ở độtuổi này chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động là do những công nhân này đều là những công nhân lành nghềgắn bó với công ty ngay từ lúc mới thành lập cho đến nay. Lao động theo độ tuổi từ 26 – 35 tuổi đang có xu hướng giảm mạnh. Trong 3 năm (2018 - 2020) lượng lao động này đã giảm đến 53 người tương ứng 42,40%. Vì trên địa bàn TP. Tam Kỳcó rất nhiều doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty Cổ Phần May Trường Giang và việc trả lương theo giờ làm việc của họ rất dễ dàng thu hút số lượng lớn lao động so với việc trả lương theo sản phẩm làm ra mà công ty đang áp dụng. Từ đó có thể dễdàng nhận thấy rằng những lao động này sẽ chuyển sang làm việc cho các công ty đối thủ. Việc trả lương theo sản phẩm của công ty cũng sẽ có nhiều lợi ích cho cả công ty và người lao động. Nhưng để có thể giữ chân hoặc thu hút được lao động thì công ty nên có thêm một vài chính sách phúc lợi tốt hơn so với đối thủ để cải thiện nguồn nhân lực cho công ty.

Ngoài ra, cơ cấu lao động theo độtuổi cũng phản ánh được một phần nguyên nhân số lượng lao động bịgiảm đi là do những lao động đó đãđến tuổi nghỉ hưu trí.