• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, ngành dệt may là một trong 3 ngành có tổng giá trị xuất khẩu lớn nhất trong 10 nhóm hàng của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 1/2020.

Đứng đầu là mặt hàng điện thoại và các loại linh kiện. Thứ hai là hàng dệt may. Thứ ba là điện thoại và linh kiện. Như vậy, ngành dệt may vẫn là một ngành xuất khẩu mũi

nhọn của Việt Nam.

(Nguồn: Tổng cục hải quan) Việt Nam hiện nằm trong top 3 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Trong năm 2019, Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng đầu năm 2019 đạt 29,89 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, xuất

Biểu đồ 1. 1: Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam 15 ngày đầu tháng 1/2020 so với cùng kỳ năm 2019

năm 2019, dưới tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung xuất khẩu ngành Dệt may đã chịu những ảnh hưởng nhất định. Cụ thể, biến động tỷ giá đồng tiền do ảnh hưởng của chiếntranh thương mại Mỹ-Trung đã khiến giá hàng hóa gia công hàng dệt may tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc [3].

Theo số liệu thống kê sơ bộ, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tháng 12/2020 ước đạt 3,08 tỷ USD, tăng 9,74% so với tháng 11/2020 và giảm 13,40% so với tháng 12 năm 2019. Tính chung năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam ước đạt 35,29 tỷ USD, giảm 10,91% so với năm 2019. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam năm 2020 giảm mạnh so với năm 2019, nhưng vẫn khả quan khi kết quả xuất khẩu chỉ giảm 10,9%, thấp hơn nhiều so với dự đoán giảm 15% trong các dự báo hồi tháng 6/2020. Xuất khẩu hàng may mặc

Bảng 1. 1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2020

trong tháng 12/2020 ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng 11,55% so với tháng 11/2020 và giảm 15,63% so với tháng 12/2019. Tính chung cả năm 2020, xuất khẩu hàng may mặc ước đạt 29,47 tỷUSD, giảm 10,22% so với năm 2019. Phần kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc giảm chiếm 77,61% trong tổng kim ngạch giảm của toàn ngành. (Nguồn: Hiệp Hội Bông Sợi Việt Nam (VCOSA))

Hiện nay trên thế giới, tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực của dịch bệnh có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụthuộc vào tình hình dịch bệnh trên thếgiới. Các Hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Trong đó, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và châu Âu chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kí kết tháng 11/2020 được kỳvọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam. Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh

Biểu đồ 1.2: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương

doanh của Dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 3/2020 đạt 29,28 tỷ USD, tăng 14,2% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong quý I/2020 đạt 77,37 tỷ USD, tăng 3,8%, tương ứng tăng 2,85 tỷUSD so với cùng kỳ năm 2019.

1.3.2. Thị trường xuất khẩu hàng may mặc tại Việt Nam giai đoạn 2018 – 2020 (Nguồn: https://bvsc.com.vn/det-may-viet-nam-trong-cho-tin-hieu-sang-2020)

(Nguồn: www1.tvsi.com) Về thị trường xuất khẩu, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 15,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với năm 2018 và chiếm tỷtrọng 38,97% tổng kim

Bảng 1. 2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường của Việt Nam

ngạch xuất khẩu; EU đạt 4,4 tỷ USD tăng 2,23%, chiếm tỷtrọng 11,28%; Trung Quốc đạt 4,25 tỷ USD tăng 7,05%, chiếm tỷ trọng 10,9%; Nhật Bản đạt 4,2 tỷ USD, tăng 4,79%, chiếm tỷ trọng 10,77%; Hàn Quốc đạt 4 tỷ USD tăng 4,42% chiếm tỷ trọng 10,26%; ASEAN đạt 2,1 tỷ USD, tăng 7,75 tỷUSD, chiếm 5,38%.

1.3.3. Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc tại Quảng Nam giai đoạn 2018 - 2020 Hiện nay, toàn tỉnh hiện có 128 DN may và 44 DN dệt, sợi với hơn 43 nghìn lao động (chiếm khoảng 44% tổng số lao động của toàn ngành công nghiệp). Giá trị sản xuất ngành dệt may là 9.026 tỷ đồng vào năm 2018. Các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của dệt may bao gồm sản xuất sợi, dệt vải, sản xuất nguyên phụ liệu như chỉ, hóa chất, in, thêu, bao bì,...

Ngành may mặc Quảng Nam đã phát triển bước đầu với các doanh nghiệp xuất khẩu nổi tiếng như Panko Tam Thăng hay dệt may Hòa Thọ nhưng CNHT lại là rào cản lớn.

Ông Nguyễn Quang Thử - Giám đốc Sở Công Thương cho biết: “Tuy CNHT dệt may đã phát triển nhưng giá trị còn thấp, năng lực và công nghệcủa DN còn hạn chế, chủng loại sản xuất còn nghèo nàn. Đối với dệt may, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp, phụ thuộc rất lớn vào nguyên, phụliệu nhập khẩu (90%). Năng lực DN của CNHT dệt may nội địa còn yếu vềchất và thiếu về lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm kém, giá thành cao. Trước thực trạng phát triển cộng với xu hướng hội nhập, đã phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải giải quyết đểphát triển bền vững ngành dệt may”.

Do dung lượng thị trường nhỏ và hệ thống doanh nghiệp ngoài nhà nước còn non yếu; chính sách khuyến khích ưu đãi cho phát triển công nghiệp hỗ trợ chưa cụ thể, hiệu quả, nên các doanh nghiệp ít quan tâm đầu tư vào lĩnh vực này. Tại tỉnh Quảng Nam có gần 130 DN may mặcnhưng đa sốlà doanh nghiệp nhỏ, chủyếu sản xuất hàng gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, không chủ động được nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như mẫu mã, thương hiệu của riêng mình nên bị lệ thuộc về thị trường và chịu thua thiệt hơn so với doanh nghiệp sản xuất làm hàng FOB (mua đứt,

bán đoạn). Giá trị xuất khẩu hàng dệt may tuy lớn nhưng chủ yếu là hàng gia công nên giá trị gia tăng rất thấp. Có những nguyên phụ liệu tưởng chừng như đơn giản, như:

kim chỉ, dây néo, móc áo, bao bì, nhãn mác... nhưng vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài.

Theo Sở Công Thương, vải chính để may hàng xuất khẩu của ngành may hầu như DN phải nhập khẩu 100%, chỉ có sốít vải lót là mua thêmở trong tỉnh và trong nước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến ngành dệt may phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. [8]

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC