• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu

1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu theo chiều sâu

1.2.2.2. Thị trường xuất khẩu

a. Khái niệm về thị trường xuất khẩu

Thị trường là chỉ tiêu phản ánh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp; là nhân tố quyết định đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, vì thế quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thị trường cung cấp thông tin cho cả doanh nghiệp và khách

hàng thông qua những biến động vềnhu cầu hàng hóa trên thị trường vềsố lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã, tình hình cungứng hàng hóa. Thị trường chính là nơi quyết định được các vấn đề về kinh doanh (sản xuất cái gì? như thế nào? và cho ai?) và thị trường cũng chính là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chức năng thực hiện thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho doanh nghiệp và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Theo quan điểm Marketing hiện đại cho rằng thị trường xuất khẩu là tập hợp các khách hàng nước ngoài tiềm năng của doanh nghiệp đó.

Theo kinh tếhọc “Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp là tập hợp người mua và người bán có quốc tịch khác nhau tác động với nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủyếu bằng ngoại tệmạnh và phải làm thủ tục hải quan”. Thị trường xuất khẩu có một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu nó là nơi sống còn của doanh nghiệp. Thị trường chính là môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều được giải quyết trên thị trường. Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang một thị trường cụthểtrên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu.

b. Phân loại thị trường xuất khẩu

Dựa trên những căn cứ khác nhau mà thị trường xuất khẩu được phân loại thành:

- Căn cứvào vị trí địa lý:

+ Thị trường Châu lục: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi,…

+ Thị trường khu vực: ASEAN, EU, Bắc Mỹ (NAFTA),…

+ Thị trường trong nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ,…

- Căn cứvào lịch sử quan hệngoại thương, bao gồm:

+ Thị trường truyền thống là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp trước đó đã có quan hệ trao đổi, buôn bán trong một thời gian dài. Thông thường khi kinh doanh tại thị trường truyền thống, quốc gia hay doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục nhập khẩu,... từ bên nhập khẩu và đổi lại quốc gia và doanh nghiệp bên xuất khẩu cũng có những ưu đãi về giá, tín dụng,… đối với bên mua.

+ Thị trường mới là thị trường mà quốc gia hay doanh nghiệp mới thiết lập quan hệ buôn bán trên thị trường đó. Kinh doanh trên thị trường mới thường mang tính chất thăm dò và bước đầu thiết lập quan hệvới các đối tác để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu trong tương lai.

+ Thị trường tiềm năng là thị trường mà các quốc gia hay doanh nghiệp chưa chiếm lĩnh được.

- Căn cứ vào mức độ quan tâm và tính ưu tiên, thị trường xuất khẩu được chia thành:

+ Thị trường xuất khẩu trọng điểm hay thị trường chính là thị trường mà các quốc gia hay doanh nghiệp tập trung các chính sách, biện pháp xúc tiến thương mại nhằm khai thác tối đa khả năng tiêu thụ hàng hóa của thị trường đó trên cơ sở trị trường có nhu cầu lớn đối với hàng hóa mà quốc gia hay doanh nghiệp có thể đáp ứng.

+ Thị trường xuất khẩu phụ là thị trường mà các quốc gia hay doanh nghiệp có mức độ ưu tiên kém hơn trong phát triển thị trường do các yếu tố như thị trường có sức mua thấp, không có nhu cầu vềchủng loại hàng hóa đó, quan hệ thương mại giữa hai quốc gia chưa phát triển.

- Căn cứ vào mức độ mở cửa của thị trường, mức độ bảo hộ, tính chặt chẽvà khả năng xâm nhập thị trường:

+ Thị trường “khó tính”

- Căn cứvào loại hình cạnh tranh trên thị trường, bao gồm:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

+ Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo + Thị trường độc quyền

- Căn cứ vào cán cân thương mại giữa nước xuất khẩu và nhập khẩu, bao gồm:

+ Thị trường xuất siêu là thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu.

+ Thị trường nhập siêu là thị trường có kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu.