• Không có kết quả nào được tìm thấy

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ"

Copied!
105
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TUẤN DŨNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TUẤN DŨNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

HUẾ, 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡcho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đãđược chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên

Nguyễn Tuấn Dũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

LỜI CẢM ƠN

Đểthực hiện và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡvà tạo điều kiện từnhiều cơ quan, tổchức và cá nhân.

Trước hết, tôi xin cám ơn đến PGS.TS. Nguyễn Tài Phúc người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã giành nhiều thời gian, công sức, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng và hoàn thiện luận vănnày.

Tôi xin cảm ơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế cùng toàn thể các giảng viên đã truyền đạt những kiến thức cơ bản, những kinh nghiệm quý báu, giúp đỡtôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Sở Công ThươngThừa Thiên Huế, các phòng ban của Sở Công Thương, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗtrợ cung cấp, các số liệu, các kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình công tác nhằm giúp tôi có được những thông tin cần thiết đểhoàn thiện luận vănnày.

Tuy có nhiều cốgắng, nhưng luận vănkhông thểtránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tôi kính mong các thầy cô giáo, các bạn bè đồng nghiệp, những người quan tâm đến đề tài tiếp tục tham gia ý kiến đóng góp, giúp đỡ để luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Học viên

Nguyễn Tuấn Dũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN

Họvà tên học viên: NGUYỄN TUẤN DŨNG

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Định hướng đào tạo:Ứng dụng

Mã số: 8340410 Niên khóa: 2016-2018

Người hường dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN TÀI PHÚC

Tên đề tài: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAYTỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

- Mục đích: Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới.

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong thời kỳhội nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu thập số liệu;

phương pháp tổng hợp, phân tích.

Các kết quảnghiên cứu chính:

- Khái quát được cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

- Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017; nêu rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân.

-Đềxuất giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế.

Học viên

Nguyễn Tuấn Dũng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT

ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

CN : Công nghiệp

CNCB : Công nghiệp chếbiến

CTTPP :Đối tác Toàn diện và Tiến bộXuyên Thái Bình Dương

DN : Doanh nghiệp

DM : Dệt may

EU : Liên minh Châu Âu

LĐ : Lao động

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA : Hiệp định thương mại tựdo GDP : Tổng sản phẩm quốc nội

KCN : Khu công nghiệp

TPP : Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương

TTH : Thừa Thiên Huế

UBND :Ủy ban nhân dân tỉnh

USD : Đô la Mỹ

XNK : Xuất nhập khẩu

XK : Xuất khẩu

WTO : Tổchức thương mại thếgiới

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN... i

LỜI CẢM ƠN... ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN... iii

DANH MỤC CÁC CHỮVIẾT TẮT ... iv

MỤC LỤC...v

DANH MỤC BẢNG BIỂU ... viii

PHẦN I. MỞ ĐẦU ...1

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu ...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu chung:...2

2.2. Mục tiêu cụthể:...2

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu: ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu:...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập sốliệu:...3

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích: ...3

5. Cấu trúc luận văn...4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY...5

1.1. Cơ sởlý luận vềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may ...5

1.1.1. Một sốkhái niệm...5

1.1.2. Đặc điểm của hàng dệt may ...9

1.1.3. Vai trò của của xuất khẩu hàng dệt may ...9

1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huếnói riêng ...10

1.1.5. Sựcần thiết đẩy mạnh xuất khẩu trong thời kỳhội nhập kinh tếquốc tế...12

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

1.1.6. Một sốchỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa...13

1.2. Cơ sởthực tiễn vềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may ...15

1.2.1. Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam vềxuất khẩu hàng dệt may...15

1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của một số nước trên thế giới và của các địa phương trong nước...17

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG ...26

DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2013-2017 ...26

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu ...26

2.1.1. Điều kiện tựnhiên ...26

2.1.2. Điều kiện kinh tếxã hội ...27

2.1.3. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế..29

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...32

2.2.1. Quy mô xuất khẩu ...32

2.2.2. Chủthểtham gia xuất khẩu:...37

2.2.3. Sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm:...46

2.2.4. Thị trường và đối thủcạnh tranh...48

2.2.5. Phương thức sản xuất phục vụxuất khẩu: ...56

2.2.6. Nguyên phụliệu phục vụngành dệt may...57

2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may ...58

2.3.1. Công tác định hướng, ban hành chính sách vềquản lý nhà nước...58

2.3.2. Công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗtrợ...63

2.3.3. Công tác phát triển nguồn nhân lực ...68

2.4. Đánh giá chung vềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may ...70

2.4.1. Kết quả đạt được ...70

2.4.2. Tồn tại, hạn chếvà nguyên nhân...70

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU ...74

HÀNG DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...74

3.1. Bối cảnh tác động đến xuất khẩu hàng dệt may...74

3.1.1. Bối cảnh quốc tế...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

3.1.2. Bối cảnh trong nước ...77

3.2. Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...78

3.2.1. Định hướng...78

3.2.2. Mục tiêu ...79

3.3. Một sốgiải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...79

3.3.1. Giải pháp vềphát triển thị trường ...79

3.3.2. Giải pháp vềphát triển và tăng cường liên kết các doanh nghiệp dệt may ....81

3.3.3. Giải pháp vềphát triển sản phẩm...82

3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực...83

3.3.5. Giải pháp vềphát triển khoa học và công nghệ...87

3.3.6. Giải pháp vềphát triển công nghiệp hỗtrợ...87

3.3.7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may: ...89

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...90

1. Kết luận ...90

2. Kiến nghị...91

TÀI LIỆU THAM KHẢO...93 Quyết định Hội đồng chấm luận văn

Nhận xét của phản biện 1 Nhận xét của phản biện 2

Biên bản của Hội đồng chấm luận văn Bản giải trình nội dung chỉnh sữa luận văn Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các mục tiêu cụthểcủa ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030...16 Bảng 2.1: Hiện trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế...27 Bảng 2.2: Giá trịsản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 (Giá so sánh năm 2010)...31 Bảng 2.3: Sản lượng hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013- 2017 ...33 Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017 ...34 Bảng 2.5: Một sốDoanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớntrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...35 Bảng 2.6: Giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế...36 Bảng 2.7: Số lượng DN dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo ngành kinh tế...37 Bảng 2.8: Số lượng DN dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo thành phần kinh tế...38 Bảng 2.9: Phân bốcác doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017 ...39 Bảng 2.10: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp dệt may tỉnh đang hoạt động phân theo ngành kinh tế...40 Bảng 2.11: Số lượng lao động ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếgiai đoạn 2013-2017...42 Bảng 2.12: Trìnhđộ chuyên môn lao động ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...42 Bảng 2.13: Tổng hợp vềviệc thành lập phòng/bộ phận phụ trách XNK năm 2017 của các DN dệt may xuất khẩu...44 Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình công nghệ, thiết bị của các DN dệt may xuất khẩu 45 Bảng 2.15: Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ngành dệt may giai đoạn 2013-2017 phân theo loại hình kinh tế...47

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Bảng 2.16: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017...48 Bảng 2.17: Đối thủcạnh tranh chủyếu của các DN dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế50 Bảng 2.18: Đánh giá của doanh nghiệp về ưu điểm/hạn chế so với đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...53 Bảng 2.19: Cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế...55 Bảng 2.20: Tình hình nhập khẩu nguyên phụliệu dệt maygiai đoạn 2013-2017 ....58 Bảng 2.21: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác định hướng, ban hành chính sách vềquản lý nhà nước vềxuất khẩu...61 Bảng 2.22: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗtrợxuất khẩu ...66 Bảng 2.23: Đánh giá của các doanh nghiệp đối với công tác Phát triển nguồn nhân lực...69

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

PHẦN I. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đềtài nghiên cứu

Trong những năm qua, ngành dệt may tỉnhThừa Thiên Huế luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao (tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2016 đạt 18,1%) và là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Đến năm 2017, ngành dệt may chiếm 40,1% tỷ trọng công nghiệp và giải quyết việc làm cho hơn 26.900 lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Ngành dệt may đã gia nhập sân chơi toàn cầu khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Việt Nam ký hàng loạt FTAs (hiệp định thương mại tự do song phương). Điều này đã khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trên địa bàn tỉnh đã tăng trưởng đáng kể, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể: kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 29,72 triệu USD, tăng 34,61% so với năm 2006; năm 2008 đạt 49,57 triệu USD, tăng 66,77%; năm 2009 đạt 90,90 triệu USD, tăng 83,40%; năm 2010 đạt 188,62 triệu USD, tăng 107,49%;

năm 2011 đạt 273,08 triệu USD, tăng 44,78%; năm 2012 đạt 352,48 triệu USD, tăng 29,07%; năm 2013 đạt 423,17 triệu USD, tăng 20,05%; năm 2014 đạt 493,52 triệu USD, tăng 12,89%; năm 2015 đạt 516,99 triệu USD, tăng 8,23%; năm 2016 đạt 582,59 triệu USD, tăng 12,69% so với năm 2015; năm 2017 đạt 638,75 triệu USD và chiếm đến79,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của toàn tỉnh.

Tuy nhiên, tăng trưởng xuất khẩu có dấu hiệu chững lại; đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn thấp. Chưa có nhiều dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu của tỉnh, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi mới. Kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất, xuất khẩu còn yếu và thiếu đồng bộ. CácDNchưa khai thác một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý… để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Các DN chưa chủ động nắm bắt những cơ hội để thâm nhập và khai thác thị trường xuất khẩu một cách hiệu quả, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các hiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

định thương mại tự do song phương và đa phương. Phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc (chiếm hơn 50% tổngkinh ngạch nhập khẩu của hơn 30 thị trường nhập khẩu trên thế giới). Đáng chú ý là dệt may hiện phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc, chiếm đến 55% tổng kinh ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may trong khi xuất khẩu dệt may của các DN tỉnh Thừa Thiên Huế sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ lệ không đáng kể. Công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, tỷ lệ nhập khẩu lớn về nguyên phụ liệu sản xuất, đặc biệt là nguyên phụ liệu gia công (gia công vẫn là hình thức chủ yếu), cho thấy tính bền vững của xuất khẩu không cao, phụ thuộc quá nhiều vào thị trường cung cấp ở nước ngoài.

Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế”.

2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung:

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huếtrong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụthể:

- Hệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềhoạt động xuất khẩu;

- Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017;

-Đềxuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt mayđến năm 2025.

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may trong thời kỳhội nhậptrên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian: Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thời gian: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giai đoạn 2013-2017; đề xuất giải pháp đến năm 2025.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương phápthu thập sốliệu:

4.1.1 Sliuthứ cấp:

- Thu thập từcácbáo cáo, văn bản, sốliệu củacơ quan quản lý nhà nước có liên quannhưBộ Công Thương,Sở Công Thương, Cục Hải Quan, Cục Thống kê...

- Thu thập từ nguồn thông tin trên các ấn phẩm, báo chí; website của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp…

4.1.2 Sliệu sơ cấp:

- Số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở điều tra, khảo sát, phỏng vấn các đối tượng:

+Đối với DN: Hiện nay, trên địa bản tỉnh Thừa Thiên Huếcó 33 DN có hoạt động xuất khẩu hàng dệt may; mỗi một DN đều có người phụ trách vấn đề xuất khẩuvà đây là các đối tượng am hiểu vềhoạt động xuất khẩu của DN. Vì vậy, tiến hành gửi phiếu khảo sát cho các đối tượng này để thu thập thêm thông tin về DN, lấy ý kiến đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Tiến hành phỏng vấn (trực tiếp, qua điện thoại), gửi phiếu khảo sát cho 10 chuyên gia đang công tác tại Sở Công Thương, Cục Hải Quan. Đây là những chuyên gia có kiến thức, am hiểu sâu vềhoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh. Nội dung phỏng vấn, khảo sát tập trung vào nội dung: cơ chế, chính sách; đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và các giải pháp để đẩy mạnh đối xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh.

4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích:

- Phương pháp thống kê mô tả: Sửdụng phương pháp thống kê mô tả đểtính toán, so sánh tần suất, tỷ lệ phần trăm của kết quả đánh giá về những chỉ tiêu của từng vấn đềnghiên cứu, từ đó nhận xét và đưa ra kết luận.

- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh, đối chiếu số liệu thống kê được qua các năn đểthấy được tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

5. Cấu trúc luận văn

Luận văn được chia là 3 phần:

- Phần I. Mở đầu

- Phần II. Nội dung nghiên cứu: Gồm có 3 chương:

+ Chương 1. Cơ sởlý luận và thực tiễn vềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

+ Chương 2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017.

+ Chương 3. Định hướng, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Phần III. Kết luận.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG1. CƠ SỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY

1.1. Cơ sởlý luận vềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may 1.1.1. Một sốkhái niệm

1.1.1.1. Thương mại:

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác .

Hàng hoá được mua bán bao gồm: Tất cảcác loại động sản, kểcả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai…

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụthanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sởhữu hàng hoá theo thoảthuận.

Cungứng dịch vụlà hoạt động thương mại, theo đó một bên có nghĩa vụthực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sửdụng dịch vụcó nghĩa vụ thanh toán cho bên cungứng dịch vụvà sửdụng dịch vụtheo thỏa thuận [8].

Theo nghĩa rộng: Thương mại là một quá trình từ mua đến bán vì mục đích lợi nhuận. Theo nghĩa này, thương mại có đặc điểm là: thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, và bao gồm các hành vi hướng đến lợi nhuận.

Theo nghĩa hẹp: Thương mại là hoạt động trao đổi hàng hóa thông qua mua bán trên thị trường. Theo nghĩa này, thương mại có các đặc điểm sau: thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là lĩnh vực phân phối trao đổi hàng hóa.

1.1.1.2. Xuất khẩu:

a) Khái niệm:

Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổViệt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật [8].

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nó đã xuất hiện từrất sớm trong lịch sửphát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh mẽcảvềchiều rộng và chiều sâu. Hình thức sơ khai của chúng chỉlà hoạt động trao đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và được biểu hiện dưới nhiều hình thức.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từxuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các DN tham gia nói riêng.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

b) Các hình thức xuất khẩuhàng dệt maychủ yếu:

- Xuất khẩu trực tiếp:

Xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu do một DN trong nước trực tiếp xuất khẩu hàng hoá cho một DN nước ngoài thông qua các tổ chức của chính mình. Để có thể xuất khẩu trực tiếp, DN phải có bộ phận chuyên trách xuất khẩu.

Bộphận này có thể độc lập với bộphận bán hàng trong nước và được cung cấp tài chính theo yêu cầu. Nhân viên của bộ phận này nhất thiết phải được đào tạo về nghiệp vụngoại thương.

- Xuất khẩu gián tiếp:

Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu phải thông qua một người thứ ba, người này là trung gian.

- Xuất khẩu gia công uỷthác:

Xuất khẩu gia công uỷthác là một hình thức xuất khẩu trong đó đơn vịngoại thương đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các xí nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để bán cho bên nước ngoài, đơn vị được hưởng phí ủy thác theo thoảthuận với các xí nghiệpủy thác.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

- Xuất khẩuủy thác:

Xuất khẩuủy thác là hình thức xuất khẩutrong đó DN xuất khẩu đóng vai trò trung gian, đại diện cho nhà sản xuất, kí kết hợp đồng xuất khẩu và làm thủtục xuất khẩu, sau đó DN được hưởng % theo lợi nhuận hoặc một số tiền nhất định, theo thương vụ hay theo kì hạn. Hình thức này có thể phát triển mạnh khi DN đại diện cho người sản xuất có uy tín và trìnhđộnghiệp vụcao trên thị trường quốc tế.

- Gia công xuất khẩu:

Là hoạt động mà một bên - bên đặt hàng - giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia bên kia - bên nhận gia công - để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hóa đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu.

Như vậy, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên liệu) từ nước ngoài về đểsản xuất hàng hóa, nhưng không để tiêu dùng trong nước mà đểxuất khẩu thu ngoại tệchênh lệch do tiền công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng đượcở nước sởtại.

-Phương thức mua bán đối lưu:

Buôn bán đối lưu là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽvới nhập khẩu, người mua đồng thời là người bán, lượng hàng trao đổi với nhau có giá trị tương đương, người ta còn gọi phương thức này là xuất khẩu liên kết hoặc phương thức hàng đổi hàng.

Phương thức này thông thường được thực hiện nhiều ở các nước đang phát triển, các nước này hầu như là rất thiếu ngoại tệ cho nên thường dùng phương pháp hàng đổi hàng để cân đối nhu cầu trong nước. Phương thức này tránh được rủi ro do biến động tỷgiá hối đoái trên thị trường nhưng nhược điểm của phương thức này là thời gian trao đổi (thanh toán trên thị trường) lâu, do vậy không kịp tiến độsản xuất mất cơ hội kinh doanh và phương thức này không linh hoạt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

-Phương thức mua bán tại hội chợ triển lãm:

Hội chợ là một thị trường hoạt động định kì, được tổchức vào một thời gian và một địađiểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán đem trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua đểký hợp đồng mua bán.

Triển lãm là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một ngành kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật: ví dụ hội chợ triển lãm hàng công nghiệp. Triển lãm liên quan chặt chẽ đến ngoại thương tại đó người ta trưng bày các loại hàng hoá nhằm mục đích quảng cáo để mở rộng khả năng tiêu thụ.

Ngày nay ngoài các mục đích trên, hội chợ triển lãm còn trở thành nơi đểgiao dịch ký kết hợp đồng cụthể.

- Xuất khẩu tại chỗ:

Xuất khẩu tại chỗ là một hình thức xuất khẩu mà hàng hoá không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia mà được sử dụng ở các khu chế xuất hoặc DN bán sản phẩm cho các tổ chức nước ngoài ở trong nước. Ngày nay hình thức này càng phổ biến rộng rãi hơn nhưng nhược điểm là các DN bán hàng sẽ thu được lợi nhuận ít hơn nhưng nó cũng có nhiều thuận lợi là các thủtục bán hàng, quản lí được rủi ro, hợp đồng được thực hiện nhanh hơn, tốc độquay vòng sản phẩm nhanh hơn.

- Tạm nhập tái xuất:

Tạm nhập tái xuất là loại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chếbiếnở nước tái xuất. Hình thức này ngược chiều với sự vận động của hàng hoá là sự vận động của đồng tiền: nước tái xuất trả tiền nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.

- Chuyển khẩu:

Trong đó hàng hoá đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu. Lợi thế của hình thức này là hàng hoá được miễn thuếxuất khẩu [8].

1.1.1.2.Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may:

Thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may là một phương thức thúc đẩy tiêu thụhàng dệt may mà trong đó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức của Nhà nước và DN nhằm tạo ra cơ hội và khả năng để tạo ra giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

1.1.2. Đặc điểm của hàng dệt may

1.1.2.1. Đặc điểm về nhu cầu và tiêu thụ: Sản phẩm phong phú, đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng khác nhau thì nhu cầu sẽ khác nhau; sản phẩm mang tính thời trang cao, mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu thay đổi thường xuyên; mang tính thời vụvà phụthuộc nhiều vào thu nhập, thói quen của người tiêu dùng.

1.1.2.2. Đặc điểm về sản xuất: Sửdụng nhiều lao động giản đơn nên sản xuất hàng dệt may thường phát triểnở các nước đang phát triển, phát huy được lợi thếnguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ.

1.1.2.3. Đặc điểm về thị trường: Các nước nhập khẩu đều có những chính sách để bảo hộchặt chẽ đối với hàng dệt may để kiểm soát vềcác tiêu chuẩn, chất lượng về môi trường và xã hội…

1.1.3. Vai trò ca ca xut khu hàng dt may

1.1.3.1. Tạo nguồn thu nhập, tích lũy ngoại tệ cho đất nước; đảm bảo cho việc nhập khẩu các nguyên phụliệu, thiết bịmáy móc sản xuất hiện đại phục vụcho sựnghiệp công ghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

1.1.3.2. Tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kéo theo các ngành khác phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.

1.1.3.3. Giúp sử dụng hiệu quả các nguồn lực có sẵn và lợi thế so sánh của quốc gia; kích thích đổi mới công nghệsản xuất cho nền kinh tếnói chung và DN ngành dệt may nói riêng; giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, nhất là lao động nữ.

1.1.3.4. Là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước; tạo điều kiện cho các DN tiếp cận với thị trường bên ngoài, thiết lập được nhiều mối quan hệ, hợp tác kinh doanh với nhiều đối tác; góp phần quảng bá thương hiệu DN, thương hiệu quốc gia.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

1.1.4. Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huếnói riêng

1.1.4.1. Năng lực cạnh tranh:

a) Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về tính ổn định của chính trị và an toàn xã hội; tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới thông qua các hiệp định thương mại tư do song phương và đa phương nên có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

b) Trang thiết bị máy móc, công nghệsản xuất của ngành dệt may nước ta đã được đổi mới và hiện đại hóa đến 90% (Thừa Thiên Huếlà 70% DN sửdụng công nghệ hiện đại). Các sản phẩm có chất lượng ngày càng tốt hơn, được nhiều thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản chấp nhận.

c) Việt Nam Nói chung và Thừa Thiên Huếnói riêng có lợi thếvềlực lượng lao động, giá nhân công rẻ, lao động có tính cần cù, chịu khó học tập nâng cao kỹ năng, tay nghề nên phù hợp với ngành dệt may. Tuy nhiên, lợi thế cạnh tranh này của ngành dệt may đang có xu hướng giảm sút khi lương tối thiểu đang được điểu chỉnh tăng dần; nguồn nhân lực kỹ thuật cao thiếu hụt; chi phí bình quân cho một đơn vịsản phẩm còn cao hơn các đối thủcạnh tranh khác. Năng suất lao động thấp;

tính theo sức mua tương đương năm 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2016 chỉ bằng 7,0% của Xin-ga-po; 17,6% của Ma-lai-xi-a; 36,5% của Thái Lan;

42,3% của In-đô-nê-xi-a; 56,7% của Phi-li-pin và bằng 87,4%năn suất lao động của Lào. Đáng chú ý là chênh lệch về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng[14].

d) Thị phần hàng dệt may của nước ta còn nhỏ hơn nhiều đối với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là nước làng giềng Trung Quốc - đối thủcạnh tranh chính trong xuất khẩu hàng dệt may - chiếm tới 40% tổng xuất khẩu hàng dệt may, trong khiđó, tỷtrọng tương ứng của Việt Nam chỉkhoảng 3%, khoảng 31 tỷUSD [4].

đ) Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lực thực hiện việc cải cách hành chính nhưng thủtục hành chính vẫn còn rườm rà, chồng chéo; chi phí chính thức lẫn không chính thức vẫn còn cao, tạo gánh nặng cho DN. Ngoài ra, áp lực tỷgiá khiến

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng kém cạnh tranh hơn khi xu hướng phá giá đồng nội tệso với đồng USD của các nước xuất khẩu dệt may đang diễn ra mạnh mẽ.

1.1.4.2. Khả năng chủ động vềnguyên vật liệu:

Ngành dệt may Việt Nam hiện nay vẫn chưa chủ động về nguồn nguyên phụ liệu phục vụsản xuất mà phụthuộc rất lớn vào nhập khẩu. Hiện nay, Việt Nam mới cung cấp được 0,3% nhu cầu vềbông, 40% nhu cầu xơ, còn lại là phải nhập khẩu từ Hoa Kỳ, Trung Quốc và Đài Loan. Sản lượng sợi đạt 1,4 triệu tấn/năm nhưng hơn 70% là xuất khẩu; trong khi đó lại nhập khẩu gần 0,1 triệu tấn sợi chỉ số cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Khâu dệt vải tạo ra gần 2,8 tỷ mét vải/năm (chiếm 30% nhu cầu), vẫn phải nhập khẩu 6,1 tỷmét vải từTrung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, những nước không tham gia các Hiệp định thương mại tự do lớn như TPP, EVFTA, VJEPA (chiếm hơn 70%) [2]. Đây sẽ là rào cản đối với ngành dệt may trong tiến trình hội nhập sắp tới. Riêng đối với Thừa Thiên Huế, 100% nguyên liệu bông; khoảng 80% nguyên liệu vải may được nhập khẩu từ nước ngoài.

1.1.4.3. Năng lực tham gia chuỗi cungứng toàn cầu:

Chuỗi giá trị ngành dệt may được thực hiện qua các công đoạn sản xuất bông cung cấp nguyên liệu thô; các phụkiện như tơ, sợi; dệt, nhuộm, hoàn tất vải rồi mới đến công đoạn may mặc. Trong chuỗi sản xuất liên hoàn đó, Việt Nam mới chỉthực hiện tốt khâu cuối cùng là may mặc nhưng cũng là công đoạn có giá trị gia tăng trên mỗi sản phẩm xuất khẩu thấp nhất. Có tới 70% DN xuất khẩu theo CMT - gia công;

20% là FOB (mua nguyên liệu, tự sản xuất và bán hàng trực tiếp không qua trung gian) và 2,9% theo hình thức ODM (tự thiết kế, sản xuất) và chỉ có 1% DN theo OBM (làm tất cả các khâu sản xuất ra thành phẩm và tự phân phối). Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế thì tỷ lệ DN xuất khẩu theo CMT còn cao hơn, chưa có DN xuất khẩu theo ODM và OBM.

1.1.4.4. Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội:

Hiện nay, các nước trên thế giới, nhất là các nước có nền kinh tế phát triển luôn có xu hướng quy định chặt chẽ hơn đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có sản phẩm dệt may như quy định về giải quyết việc tiêu thụ nước và năng lượng, ô nhiễm không khí, xửlý nước thải và thải bỏphếthải; các mặt hàng dệt may khi xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

khẩu sang thị trường EU bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe của người tiêu dùng như quy định pháp lý về thuốc nhuộm chứa azo sinh ra chất gây ung thư. Bên cạnh đó, phải đáp ứng tiêu chuẩn quy định về điều kiện làm việc, quyền lợi của người lao động như Hệ thống tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội AHSAS 18001 của Anh hay Hệ thống tiêu chuẩn SA 8000 của Mỹ…

1.1.5. Scn thiết đẩy mnh xut khu trong thi khi nhp kinh tếquc tế Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mời từ năm 1986 và từ năm 1995 bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển quan hệ thương mại, tham gia các hiệp định thương mại tựdo (FTA). Hội nhập kinh tếquốc tếsâu rộng giúp nước ta ngày càng hoàn thiện cơ chế, chính sách xuất nhập khẩu, mở cửa thị trường, nới lỏng các rào cản thương mại, xây dựng và thực thi các chiến lược xuất nhập khẩu cho từng thời kỳvà hoạt động xuất khẩu đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, nhất là việc tham gia các FTA thế hệ mới, bên cạnh những khó khăn, thách thức thì cơ hội cũng rất lớn, cụthể:

- Việc thực hiện các cam kết FTA thế hệ mới sẽ mang lại nhiều cơ hội cho DN Việt Nam vềxuất khẩu, thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệvà lâu dài hơn được hưởng từ cải cách thể chế, hệ thống các thiết chế pháp luật theo các điều kiện và cam kết.

- Việc được xóa bỏtới 99% các loại thuếquan theo các cam kết, các DN Việt Nam sẽcó nhiều cơ hội tăng thịphần xuất khẩu. Các ngành dựkiến được hưởng lợi nhiều là những ngành hàng xuất khẩu chủlực của Việt Nam như dệt may, da giày, hàng nông sản.

- Tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua sự gia tăng xuất khẩu và thu hút nguồn vốn FDI; góp phần tích cực vào giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.

- Thúc đẩy cải cách và tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh đểphát triển nhanh và bền vững.

Đối với ngành dệt may, quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra các thị trường mới, rộng lớn hơn, đặc biệt là thị trường Mỹvà Nhật Bản. Thị trường xuất khẩu của

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

Việt Nam trở nên đa dạng hơn với nhiều yêu cầu phức tạp hơn, từ đó thúc đẩy việc cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Mặt khác hàng dệt may Viêt Nam có thểthâm nhập được vào các thị trường trọng điểm, khó tính như Mỹ(chiếm 40% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam), Nhật Bản (chiếm 11% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam), EU (chiếm 12%

tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam) [2]. Không chỉ mởra thị trường mới cho xuất khẩu, hội nhập quốc tếcũng giúp ngành dệt may tìm kiếm được các thị trường cung cấp nguyên liệu mới, với giá cảvà chất lượng tốt hơn.

1.1.6. Mt schỉ tiêu đánh giá hoạt động xut khu hàng hóa 1.1.6.1. Sảnlượng xuất khẩu :

Đây là chỉ tiêu định lượng phản ánh khối lương hàng hóa được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài của DN. Sản lượng tiêu thụ thể hiện cho năng lực sản xuất của DN. Sản lượng xuất khẩu hàng hóa lớn chứng tỏ quy mô DN lớn, năng lực sản xuất cao. Để đánh giá sự thay đổi sản lượng hàng hóa xuất khẩu, có thể dựa vào hai chỉ tiêu sau :

- Mức tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu: ∆Q = Q1–Q0

Trong đó: ∆Q là số lượng tăng tuyệt đối của sản lượng xuất khẩu kỳ hiện tại so với kỳ gốc.

Q1 là sản lượng hàng xuấtkhẩu ở kỳ hiện tại.

Q0là sản lượng hàng xuất khẩu ở kỳ gốc.

Giá trị của ∆Q càng lớn thể hiện sự tăng lên càng mạnh sản lượng hàng hóa xuất khẩu.

- Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu: Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa xuất khẩu nhanh haychậm thể hiện hiện trạng xuất khẩu ở từng thời kỳ. Nếu tốc độ tăng trưởng giảm sẽ báo hiệu tốc độ phát triển xuất khẩu hàng hóa đang bị chững lại. Còn g tăng mạnh thể hiện sự bứt phá trong phát triển xuất khẩu hàng hóa.

g(%) =∆Q/Q0 x 100%

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

1.1.6.2. Kim ngạch xuất khẩu :

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa là đại lượng đo lường tổng giá trị của mặt hàng hóa tham gia xuất khẩu được thống kê theo từng quý hoặc từng năm. Thông qua chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu có thể đánh giá được doanh số bán hàng xuất khẩu trong một đơn vị thời gian là bao nhiêu, từ đó có thể so sánh được mức độ tăng giảm giá trị xuất khẩu qua các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu của bất kỳ mộtDN, tổ chức hay quốc gia nào.

Công thức tính : M= P x Q; trong đó:

M : kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu mặt hàng đó P : Giá bán mặt hàng đó trên thị trường xuất khẩu Q : Số lượng hàng hóa xuất khẩu

– Tăng trưởngkim ngạchxuấtkhẩu:∆M = Mt –M0 Trong đó ∆M : Sự thay đổi kim ngạch xuất khẩu Mt : Kim ngạch xuất khẩu năm t

M0: Kim ngạch xuất khẩu năm gốc

–Tốc độ tăng trưởng kim ngạchxuấtkhẩu : g(%) =∆M/M0 x 100%

Trong đó g: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu

Các chỉ tiêu M; ∆M và g thể hiện cho sự thay đổi về số lượng hay quy mô của mặt hàng xuất khẩu. Các chỉ tiêu∆M và g càng lớn thì sự thay đổi trong quy mô xuất khẩu càng cao, chứng tỏDN ngày một nâng cao được doanh số xuất khẩu.

1.1.6.3. Chất lượng hàng xuất khẩu : Phát triển xuất khẩu hàng hóa không thể tách rời việc nâng cao chất lượng sản phẩm, bởi đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm trên thị trường. Chất lượng hàng hóa không ngừng được nâng cao sẽ có tác dụng tích cực trong việc nâng cao giá trị và giá trị sử dụng cho sản phẩm, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách tạo ra nhiều yếu tố vô hình như thương hiệu, uy tín. Điều này thực sự rất quan trọng trong việc nâng tầm giá trị DN, tạo lập tên tuổi và thương hiệu thu hút khách hàng.

1.1.6.4. Cơ cấu mặthàng xuấtkhẩu: Mục đích của sựchuyển dịch cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu là điều chỉnh sự phát triển xuất khẩu theo hướng bền vững, hiệu quả hơn. Thực tế hiện nay, xu hướng phổ biến của các nước là thay thế xuất khẩu các mặt hàng gia công đơn giản, giá trị gia tăng thấp bằng những sảnphẩmcó giá trị gia tăng cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu được biểu hiện qua sự thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàngđó trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Công thức tính: R (A) = M (A)/ M x 100%

Trong đó R(A) : Tỷ trọngkim ngạch xuất khẩu mặt hàng A M(A) : Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng A

M : Tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng

1.1.6.5. Cơ cấuthị trườngxuấtkhẩu: Phản ánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang một thị trường cụ thể trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Mục đích nhằm khai thác hiệu quả hơn các thị trường tiêu thụ, tránh sự phát triển không đồng đều gây ra tình trạng mất cân bằng trong xuất khẩu.

1.1.6.6. Cơ cấu các thành phầnkinh tếtham gia xuất khẩu: Đó là việc thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóa theo hướng hợp lý, hiệu quả hơn. Bằng việc đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu hàng hóanhư các tổ chứcDN, hợp tác xã, DNtư nhân,DN Nhà nước ..sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn, qua đó thúc đẩy năng lực và hiệu quả sử dụng vốn, tạo ra động lực cho phát triển xuất khẩu hàng hóa.

1.1.6.7. Các chỉtiêu định lượngkhácnhư:lợinhuậnxuấtkhẩu, hiệuquảkinh tếcủa xuấtkhẩu...

1.2. Cơ sởthực tiễn vềhoạt động xuất khẩu hàng dệt may

1.2.1.Quan điểm, mc tiêu ca Vit Nam vxut khu hàng dt may

Quan điểm, mục tiêu của Việt Nam về xuất khẩu hàng dệt may được xác định tại Quyết định số 36/2008/QĐ-TTgngày 10 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược phát triển ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020và Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030.

1.2.1.1. Quan điểm:

- Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hóa, nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành dệt may là thương hiệu của cácDN còn yếu, mẫu mã thời trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển,cung cấp nguyên phụ liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.

- Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành [15].

1.2.1.2 . Mục tiêu

- Xây dựng ngành công nghiệp dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng vềxuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thếgiới;

-Đảm bảo cho ngành dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo các chuẩn mực quốc tế[15].

Bảng1.1: Các mục tiêu cụ thểcủa ngành dệt mayViệt Nam đến năm 2030

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030

1. Kim ngạch XK Tỷ USD 23-24 36-38 64-67

Tỷ lệ XK so cả nước % 15-16 13-14 9-10

2. Sử dụng lao động 1.000 ng 2.500 3.300 4.400

3. Sản phẩm chủ yếu

- Bông xơ 1000 Tấn 8 15 30

- Xơ, sợi tổng hợp 1000 Tấn 400 700 1.500

- Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) 1000 Tấn 900 1.300 2.200

- Vải các loại Tr. m2 1.500 2.000 4.500

- Sản phẩm may Tr. SP 4.000 6.000 9.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa % 55 65 70

Nguồn:Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.2.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của một số nước trên thếgiới và của các địa phương trong nước

1.2.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của một số nước trên thếgiới:

a) Kinh nghiệm củaẤn Độ[8]:

Ngành dệt may củaẤn Độ được thành lập từmột vài thập kỷ trước và là một trong những ngành công nghiệp lâu đời nhất của nước này. Ngoài ra, đây cũng là một trong các ngành có mức đóng góp lớn nhất vào tổng sản lượng xuất khẩu quốc của Ấn Độ, lên tới 15%. Ngành công nghiệp dệt mayẤn Độ hiện có 51 triệu nhân công trực tiếp và 68 triệu nhân công gián tiếp. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của nước này năm 2016 đạt 40 tỉ USD (Cục Xúc tiến thương mại-Tăng trưởng dệt may tại Ấn Độ). Những biện pháp chủ yếu để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độcó thểkế đến là:

- Thực hiện một số biện pháp khuyến khích xuất khẩu như Chương trình tập trung vào thị trường, Chương trình tập trung vào sản phẩm và kết hợp cả hai chương trình này nhằm mởrộng thịphần hàng dệt mayẤn Độtại nhiều quốc gia.

- Thực hiện hỗ trợ về tài chính cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo Chương trình chủ động tiếp cận thị trường (MAI).

- Ngân sách hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến xuất khẩu theo Chương trình Hỗtrợphát triển thị trường (MDA) giao cho Hội đồng Xúc tiến Xuất khẩu Dệt may Ấn Độthực hiện trên cơ sởkếhoạch hànhđộng hàng năm.

- Chương trình hoàn thuế được áp dụng với các nguyên liệu nhập khẩu hoặc các nguyên liệu được sửdụng trong việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu bị đánh thuế tiêu thụ. Các DN xuất khẩu Ấn Độ có quyền yêu cầu hạn chế hoặc hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt và thuếhải quan đãđược nhà cung cấp của minh thanh toán.

- Chương trình xúc tiến xuất khẩu tư liệu sản xuất (ECGC) là một trong những sáng kiến được Chính phủ Ấn Độ đưa ra từ đầu những năm 1990. Chương trình này cho phép các DN xuất nhập khẩu máy móc thiết bị với giá cảphải chăng, đồng thời tạo điều kiện cho họlàm ra các sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.Chương trình này cũng đưa ra gói tín dụng nhằm đảm bảo với các ngân hàng trong trường hợp DN xuất khẩu không thể hoàn trả khoản nợ của mình, ECGC sẽ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

bồi thường một phần thiệt hại cho ngân hàng, giúp cho các DN xuất khẩu sớm nhận được các khoản hỗtrợ đầy đủtừphái ngân hàng.

- Thực hiện chính sách giảm thuế nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, nhằm khuyến khích xuất khẩu hàng quần áo may sẵn.

b) Kinh nghiệm của Trung Quốc [9]:

- Về chính sách thuế quan: Trung Quốc thực hiện đúng lịch trình giảm thuế cam kết với WTO về xuất khẩu từ ngày 01 tháng 8 năm 2005, bãi bỏ thuế xuất khẩu 17 mặt hàng dệt.Trung Quốc khuyến khích sản xuất các mặt hàng có chất lượng và giá trị cao thông qua mức thuếsuất thấp, đánh thuế tuyệt đối từ 0,2 –0,3RMB/ sản phẩm lên các sản phẩm có chất lượng bình thường. Như thế, các DN trong nước sẽ mạnh dạn đầu tư, cải tiến công nghệ đểsản xuất sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra, DN sẽ được hoàn 15% thuếVAT phải đóng cho Chính phủ và giảm thêm 1% thuế xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may.

- Vềchính sách mở cửa nền kinh tế: Trung Quốc xây dựng nhiều khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế… nhằm khuyến khích đầu tư và thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đồng thời khuyến khích khối DN này sửdụng nguồn nguyên liệu, nhân lực và công nghệ trong nước, tạo ra một quy trình sản xuất khép kín, góp phần giảm chi phí sản xuất, ít chịu biến động của thị trường thếgiới.

- Về giám sát chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu: Việc áp dụng các tiêu chuẩn như ISO 9000, ISO 14000 được Chính phủ nước này quan tâm và khuyến khích. Chính phủ ủng hộviệc nâng cao chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, đồng thời tổ chức quản lý và giám sát chặt chẽ vấn đề thương hiệu, nỗlực giúp đỡDN trong công tác xúc tiến thương mại…

- Liên kết chặt chẽcác DN trong ngành. Các DN, các hiệp hội và Chính phủcó sự liên kết rất chặt chẽ và tạo thành một khối thống nhất cạnh tranh trên thị trường nước ngoài; tạo cầu nối giữa Chính phủ và DN, bảo vệ các DN trong ngành tại thị trường thếgiới, cùng nhau thực hiện chung một kếhoạch, chiến lược kinh doanh đềra nhằm bảo vệthịphần, bảo vệ thương hiệu cho nhau tại thị trường nước ngoài.

- Tạo dựng nguồn nguyên liệuổn định.Đào tạo nguồn lao động tay nghềcao, đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư công nghệ, cải thiện dây chuyền sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

xuất. Đây là những biện pháp mà hầu hết các DN ngành dệt may Trung Quốc thực hiện nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và ngày càng cho ra nhiều mẫu mã hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

- Về thị trường xuất khẩu: Trung Quốc một mặt thực hiện chiến lược tiếp tục khai thác để tăng mức xuất khẩu hàng dệt may trên các thị trường hiện có; một mặt tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới. Trung Quốc đã thực hiện phân đoạn thị trường rất hợp lý căn cứ theo trình độ nền kinh tế (nhóm A, B, C); theo qui mô thị trường (cấp I, II); theo vị trí địa lý. Với việc phân đoạn thị trường như trên, Trung Quốc có thể tận dụng, khai thác hiệu quả các thị trường thông qua việc am hiểu mức sống thu nhập đặc điểm tâm lý, truyền thống dân tộc, tác động của địa lý khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường, trình độ dân cư, khả năng cung ứng các mặt hàng hiện có của từng loại thị trường.

c) Kinh nghiệm của Thái Lan [4]:

- Hỗtrợtín dụng, tài chính, tiền tệ:

Chính sách ưu đãi của Chính phủ cho phép các ngân hàng tìm nguồn vốn trung và dài hạn để hỗ trợ DN hiện đại hóa thiết bị, đặc biệt ưu tiên hỗ trợ cao đối với các DN sản xuất hàng xuất khẩu. Chính sách ưu đãi của Thái Lan cho các DN nhằm thu hút nhiều hơn vốn nước ngoài bao gồm chính sách khuyến khích vềthuế và cảcác biện pháp phi thuế.

Điều chỉnh chính sách tỷ giá trên nguyên tắc thả nổi các điều tiết theo tín hiệu thị trường. Sử dụng khá linh hoạt công cụ lãi suất nhằm ổn định hóa kinh tế vĩ mô. Điều hành tài chính công và nỗ lực lành mạnh hóa cán cân tài chính của Chính phủ mà phần quan trọng nhất là điều hành chính sách thuế. Tăng cường quản lý vốn vay bên ngoài, trong đó đặc biệt chú trọng tới nguồn vốn vay ngắn hạn. Các chính sách quản lý nguồn vốn vay không chỉ bó hẹp trong các giải pháp kiểm soát mang tính chất hành chính, mà còn phải thực thi nhiều chính sách khác nhằm minh bạch hóa nâng cao năng lực quản lý nguồn vốn.

- Xây dựng kế hoạch kinh tế: Chính phủ nước này đã đưa ra những kếhoạch kinh tế, các chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may theo từng giai đoạn, vạch rõ mục tiêu và quy hoạch tổng thểphát triển ngành trong sản xuất và xuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng: Các DN Thái Lan huy động vốn từ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước để xây dựng các trung tâm công nghiệp, logistics mang tầm khu vực; xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện cho các DN Thái Lan di chuyển lên cao hơn trong chuỗi sản xuất giá trị gia tăng.

- Tạo nguồn cung nguyên liệu ổn định: Các DN Thái Lan rất chú trọng đến nguồn cung nguyên liệu, không những chỉ lo phát triển sản xuất mà họ còn có kế hoạch liên kết với nhà nông trong quy hoạch sản xuất nguồn bông vải, kếhoạch thu mua, đảm bảo không để bị động về nguồn nguyên liệu, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và giao hàng.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ:

Trong chiến lược định hướng xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan đặc biệt quan tâm tới chính sách giáo dục đào tạo, chính sách phát triển khoa học công nghệ. Mục đích của các chính sách này là cung cấp kiến thức, nghề nghiệp cho người lao động;

phát triển nền kinh tế, phát triển khoa học công nghệ, phát triển cấu trúc cơ bản của khoa học công nghệ, thúc đậy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu và phát triển, tăng cường hiệu quả chuyển giao công nghệ, phát triển hệ thống thông tin dữ liệu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất xuất khẩu.

Thái Lan chủ trương đa dạng hóa chủ thể kinh tế xuất khẩu, bao gồm: Công ty công cộng, công ty trách nhiệm hữu hạn; các tổ chức kinh doanh nhà nước, tư nhân; hợp tác xã, các nhóm nông dân.Đạo luật thuế xuất nhập khẩu được ban hành năm 1979, sau đó được thường xuyên bổ sung, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn CNH định hướng xuất khẩu.

- Về thị trường và hỗ trợ xuất khẩu:

Thái Lan hiện quan hệ thương mại với khoảng trên 240 nước và xuất khẩu các mặt hàng: nông sản, thực phẩm chế biến, hải sản, nguyên vật liệu, các mặt hàng chế tạo, hàng dệt may, hàng nhựa, hóa chất.. Các đối tượng thương mại của Thái Lan cũng rất đa dạng: các nước công nghiệp phát triển: Nhật Bản, Mỹ, các nước Liên minh EU, sau đó là các nền kinh tế ở Đông Bắc Á (Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc), rồi đến các quốc gia đang phát triển ASEAN và Trung Quốc v.v…

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

Chính phủ tập trung vào ưu tiên các khoản vay đối với ngành công nghiệp chế tạo định hướng xuất khẩu. Cải cách toàn diện cơ chế và hệ thống xuất - nhập khẩu. Thực hiện các chính sách nhằm tiến tới tự do hóa về tài chính, thương mại và đầu tư. Giảm bớt hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Khuyến khích chế biến nông sản xuất khẩu và mặt hàng truyền thống Thái Lan có thế mạnh.

Để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa định hướng xuất khẩu, Chính phủ Thái Lan còn ban hành thực hiện đồng bộ các chính sách thu hút đầu tư FDI, chuyển giao công nghệ và Hội nhập kinh tế quốctế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Tập trung hướng đầu tư vào các nước ASEAN: Các DN, nhà sản xuất dệt may Thái Lan đang hướng đến việc đầu tư, chuyển việc sản xuất sang những nước trong khu vực ASEAN có mức chi phí thấp hơn; còn ở trong nước thì tập trung xây dựng các trung tâm sản xuất các mặt hàng cao cấp, có giá trịthặng dư cao hơn.

- Gia tăng sản xuất theo phương thức ODM: Các DN dệt may Thái Lan hiện nay tập trung nguồn lực nhiều hơn để phát triển các sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, có giá trị tăng cao hơn là chỉ gia công hàng dệt may thuần túy theo phương thức truyền thống. Bên cạnh đó, họcòn phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường để đẩy mạnh xuất khẩu.

1.2.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may của một số địa phương trong nước:

a) Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai là một trong 5 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước về phát triển ngành dệt may, đây cũng là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Đồng Nai đã tập trung thực thi các chính sách để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này:

-Định hướng:

+ Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, tạo bước nhảy vọt về chất lượng và lượng sản phẩm, tăng nhanh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đẩy mạnh việc chuyển từ hình thức gia công sang sản xuất, xuất khẩu trực tiếp nhằm tăng giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu.

+ Huy động mọi nguồn lực nhằm đẩymạnh đầu tư phát triển ngành dệt may thông qua việc đa dạng hóa sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần; đa dạng hóa quy mô và loại hình DN. Xây dựng danh mục dự án đầu tư cụ thể nằm mục

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

đích kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập, trong đó chú trọng kêu gọi đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu phụ vụ cho ngành dệt may.

- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư:

+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động 3 năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực dệt may. Ưu đãi về chính sách tài chính như về thuế thu nhập DN, thuế xuất nhập khẩu: Miễn thuế thu nhập đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải hàng hóa để thực hiện dự án đầu tư dệt maytại tỉnh; miễn thuế thu nhậptừ hoạt động chuyển giao công nghệ…

+ Hỗ trợ về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ đầu tư phát triển về dịch vụ đầu tư, về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp cao…

- Chính sách vềthị trường:

+ Đẩy mạnh xuất khẩu các thị trường truyền thống và thị trường mới; đa dạng hoá thị trường; tăng cường các mối quan hệhợp tác với nước ngoài và xúc tiến thương mại qua các hiệp hội, các cơ quan thương mại.

+ Tăng cường quỹ xúc tiến thương mại để đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị xuất khẩu để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng dệt may.

- Chính sách về phátkhoa học công nghệ:

+ Hỗ trợ cho vay lãi suất ưu đãi từ Quỹ khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh để các DN thực hiện dự án hoàn thiện công nghệ (sản xuất thử nghiệm sản phẩm mới, quy trình mới...).

+ Các doanh nghiệp dệt may được xem xét hỗ trợ xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và bảo hộ tài sản trí tuệ trong quá trình hội nhập theo quy định của Ban Hợp tác Kinh tế Quốc tế tỉnh.

+ Các doanh nghiệp dệt may thuộc đối tượng hỗ trợ khuyến công, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí liên quan đến các hoạt động khoa học, công nghệ như: sản xuất thử nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

- Chính sách vềphát triển công nghiệp hỗtrợ:

+ Khuyến khích các dự áncông nghiệp phụtrợ ngành dệt mayđầu tư về các địa bàn nông thôn các huyện miền núi theo quy hoạch ngành thông qua hỗtrợ về cơ sở hạtầng, đào tạo nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy mối quan hệliên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động vềnguyên vật liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từbên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm;đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và phát triển xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài.

+ Tập trung xây dựng một sốkhu, cụm công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệtiên tiến gắn với ngành sản xuất dệt may. Xây dựng chương trình hợp tác dài hạn với các đối tác chiến lược - các công ty, tập đoàn quốc gia về công nghiệp hỗtrợcho ngành dệt may...

b). Kinh nghiệm c

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Và công ty cổ phần dệt may Phú Hòa An cũng như vậy có mặt trên thị trường từ rất sớm, công ty luôn hướng đến việc làm hài lòng khách hàng, công ty phải nỗ lực rất

Đặt biệt đối với cán bộ nhân viên và lãnh đạo của bộ phận xuất nhập khẩu phải là những người giỏi về nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời phải có khả năng sử dụng

Cần có cách chính sách quan tâm hơn nữa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may trong địa bàn Tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh

 Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng từ công việc của các bộ phận khác không đáp ứng dẫn đến rủi ro trong bộ phận kế hoạch, như là bộ phận cung ứng cung

Mong rằng, từ những phân tích, giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu, Công ty sẽ có những nhìn nhận khách quan, đa chiều hơn về

Phát triển công nghệ được thực hiện bằng nhiều con đường như: tự nghiên cứu và phát triển, nhận chuyển giao công nghệ, mua bán, cho tặng…Tuy nhiên,

Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thống kê và các tài liệu đã được tổng hợp, kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống

Công Ty cũng có thể thu thập thông tin từ các cuộc triển lãm, hội chợ quốc tế, biểu diễn thời trang hoặc tìm hiểu thị trường, khách hàng bằng cách liên kết với các