• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thị trường và đối thủ cạnh tranh

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.4. Thị trường và đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.16: Thị trường xuất khẩu củadoanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Thị trường XK Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Mỹ 15 45

Nhật Bản 15 45

Hàn Quốc 14 42

EU 13 39

ASEAN 13 39

Trung Quốc 11 33

Các nước châu Á khác 13 39

Châu Mỹ 14 42

Châu Phi 2 6

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu điều tra)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo sốliệu khảo sát tại Bảng 2.16, trong sốcác thị trường xuất khẩu hàng dệt may thì Châu Á vẫn là thị trường được các doanh nghiệp lựa chọn nhất. Trong 33 doanh nghiệp được khảo sát, có 15 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ 45% có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Thị trường ASEAN cũng được nhiều doanh nghiệp quan tâm, có 13 doanh nghiệp có xuất khẩu sang thị trường này, tương ứng với tỷlệ 39%; Các thị trường ở châu Á còn lại cũng có mức độ hấp dẫn cao đối với doanh nghiệp trong tỉnh bởi lẽ yêu cầu thị trường về chất lượng không quá khắt khe như ở Mỹ, Châu Âu; thị trường gần nên ít tốn chi phí vận chuyển và cuối cùng là sự gần gũi về văn hóa nên thị hiếu tiêu dùng cũng không quá khác biệt với người Việt. Cụ thể:

có tới 14 trong số 33 doanh nghiệp, tương ứng tỷ lệ 45% có xuất khẩu sang Hàn Quốc; với Trung Quốc là 33% DN được hỏi; các nước Châu Á còn lại (như Ấn độ, Đài Loan,...) cũng có 39%doanh nghiệp tham gia khảo sát đang tiến hành xuất khẩu.

Bên cạnh thị trường châu Á thì thị trường Châu Âu và Mỹ cũng được xem là những thị trường xuất khẩu mục tiêu của cácdoanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với tỷ lệ doanh nghiệp đang tiến hành xuất khẩu lần lượt là 39%

và 42% số lượngdoanh nghiệp tham gia khảo sát. Hai thị trường này nhìn chung có rất nhiều đặc điểm tương đồng, chẳng hạn như:

- Thị hiếu người tiêu dùng hết sức đa dạng.

- Yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng.

- Vị trí địa lý tương đối xa so với Việt Nam nên chi phí vận chuyển hàng hóa lớn, dẫn đến giá thành sản phẩm nếu xuất khẩu vào hai thị trường này bị đội lên khá nhiều.

Đối với thị trường châu Phi, chỉ có 2 doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này. Đây là thị trường còn rất xa lạ với các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Hầu hết các nước châu Phi đều kém phát triển, khác biệt về văn hoá, thiếuổn định vềchính trị, vì thế các doanh nghiệp rất ít quan tâm đến các nước trong châu lục này.

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng. Các doanh nghiệp tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc,Mỹ, EU, Đài Loan, Trung Quốc,…đồng thời tiếp tục tích cực tìm kiếm, mở rộng và thâm nhập thêm nhiều thị

Trường Đại học Kinh tế Huế

trường xuất khẩu mới nhiều tiềm năng nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường nhất định. Tuy nhiên, trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành dệt may của tỉnh (khoảng 638,75 triệu USD năm 2017) thì thị trường Mỹ chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu; tiếp đến là thị trường EU chiếm 13%; thị trường Hàn Quốc chiếm 8%; còn lại là các thị trường khác.

2.2.4.2. Đối thủcạnh tranh:

a) Đối thủcạnh tranh chủyếu:

Qua khảo sát của 33 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếvề 03 nhóm đối thủcạnh tranh chính, gồm nhóm các doanh nghiệp trong nước; nhóm các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển và nhóm các doanh nghiệp đến từ các nước là thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may tỉnh; kết quảcho thấy:

Bảng 2.17: Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của các DN dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Đối thủ cạnh tranh Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

1 DN trong nước 20 61

2 DN tại các nước đang phát triển 15 45

3 DN tại thị trường xuất khẩu 10 30

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu điều tra) - Chiếm số lượng lớn nhất về đối thủ cạnh tranh chủ yếu của cácdoanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chính là đối thủ từ trong nước, với 20 trong tổng số 33doanh nghiệp tham gia khảo sát trả lời, tương ứng tỷ lệ 61%. Đối thủ cạnh tranh trong nước là những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, xuất khẩu vào cùng một thị trường và có thị phần xuất khẩu giống với các doanh nghiệp được khảo sát. Thông thường, thì năng lực cạnh tranh của nhữngdoanh nghiệp cạnh tranh trong nước sẽ có nhiều điểm tương đồng nhau, bởi vì họ chịu cùng một chính sách thuế của nước Việt Nam, hưởng cùng các chương trình ưu đãi, hỗ trợ từ chính phủ; mặt bằng chi phí về nhân công cũng tương tự nhau và khoảng cách địa lý đến thị trường xuất khẩu cũng không chênh lệch lớn,....

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Nhóm đối thủ cạnh tranh thứ 2 mà các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh quan tâm là nhóm các doanh nghiệpđến từ các nước đang phát triển như: Campuchia, Mexico, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia... 45%

doanh nghiệpđược khảo sát cho rằng đây là đối thủcạnh tranh chủ yếu. Thực tế là trong thời gian qua, một số nước đãđưa ra các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may bao gồm giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ (Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia) nhằm thu hút đơn hàng, khách hàng gây khó khăn chodoanh nghiệp dệt may Việt Nam.

- Nhóm đối thủ cạnh tranh cuối cùng đó chính là những doanh nghiệp tại chính thị trường xuất khẩu. Trong tổng số 33 doanh nghiệp được khảo sát, có 10 doanh nghiệp có ý kiến về nhóm này. Tuy chỉ có 30%doanh nghiệp cho rằng đây là đối thủ cạnh tranh chủ yếu nhưng các doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm vì thông thường thì nhữngdoanh nghiệp này có rất nhiều lợi thế so với các đối thủ khác, chẳng hạn như: chi phí vận chuyển thấp hơn, am hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng sâu sắc hơn, nhận được nhiều chính sách ưu đãi từ chính phủ nước sở tại, hưởng lợi từ các chính sách bảo hộ từ chính phủ,....

Tóm lại, có thể nói để nâng cao kim ngạch xuất khẩu, cũng như vượt qua các đối thủcạnh tranh từ trong nước, từ nước xuất khẩu, và đặc biệt là từ các nước đang phát triển thì các doanh nghiệp cần có những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, tối ưu hóa chi phí, sửdụng kết hợp nhiều biện pháp để tăng cường hợp tác và giữ chân đối tác tại các thị trường xuất khẩu; cũng như thâm nhập vào các thị trường mới, nhiều tiềm năng,...Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần xây dựng các chính sách liên quan đểtạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may.

b) Ưu điểm/hạn chếso với đối thủcạnh tranh:

* Ưu điểm: Trong tổng số 33 doanh nghiệp được khảo sát, có 30 doanh nghiệp có câu trả lời về những ưu điểm so với đối thủ cạnh tranh. Cụ thể: có 12 doanh nghiệp trảlời có ưu điểm vềsản phẩm đảm bảo chất lượng, chiếm tỷlệ40%.

Chất lượng là một yếu tố luôn được các đối tác nước ngoài ưu tiên hàng đầu khi lựa

Trường Đại học Kinh tế Huế

chọn nhà cung cấp. Đặc biệt là ở những nước phát triển, nơi mà yêu cầu về chất lượng là hết sức khắt khe.

Ưu điểm thứ 2 mà các doanh nghiệp đưa ra là giá sản phẩm rẻ với 27%

doanh nghiệp được khảo sát nêu lên, đây có lẽ luôn là một điểm mà các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may sử dụng để cạnh tranh với các đối thủ từ trong nước và đặc biệt là các đối thủ tại thị trường xuất khẩu. Ưu điểm này của các doanh nghiệp xuất khẩu trong tỉnh vẫn chủ yếu xuất phát từ chi phí nhân công khá thấp (có 17%

doanh nghiệp khảo sát nêu lên). Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã nỗ lực trong việc tối thiểu hóa chi phí sản xuất, cũng như việc tích cực tìm kiếm các nguồn nguồn nguyên liệu giá rẻ.

Ngoài 2 nhóm ưu điểm trên thì, nhóm ưu điểm liên quan đến uy tín của doanh nghiệp cũng có 10% đối tượng khảo sát đề cập. Cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn đang ngày càng hoàn thiện hơn về quy cách làm việc, quy cách quản lý đơn hàng,... qua đó giúp uy tín của doanh nghiệp được nâng cao hơn trong mắt của các đối tác nước ngoài. Một số ưu điểm nữa được cácdoanh nghiệpđề cập khi được hỏi là môi trường kinh doanh thuận lợi (7%).

Các ưu điểm thống kê trên đây là những điểm hết sức quan trọng mà nếu muốn nâng cao khả năng xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần chú trọng và phát huy hơn nữa. Ngoài ra, trong thời gian tới tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hơn nữa để phát huy các điểm manh, như: tăng cường hoạt động đào tào nghề cho người lao động trong tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường, phát triển thương hiệu tại thị trường xuất khẩu mục tiêu; đơn giản hóa các quy trình thủ tục xuất nhập khẩu,....

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.18: Đánh giá củadoanh nghiệpvề ưu điểm/hạn chế so với đối thủ cạnh tranh của cácdoanh nghiệpdệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Chỉ tiêu đánh giá Số doanh

nghiệp

Tỷ lệ (%)

I Ưu điểm

1 Giá nhân công rẻ 5 17

2 Môi trường kinh doanh thuận lợi 2 7

3 Sản phẩm bảo đảm chất lượng 12 40

4 Giá sản phẩm rẻ 8 27

5 DN có uy tín 3 10

I Hạn chế

1 Nguồn vốn hạn chế 10 33

2 Mối quan hệ kinh doanh 3 10

3 Thời gian, chi phí vận chuyển cao 5 7

4 Giá thành cao 4 13

5 Không chủ động nguyên liệu đầu vào 4 13

6 Nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế 2 17

7 Thủ tục hành chính 1 3

8 Chưa có thương hiệu trên thị trường 1 3

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu điều tra)

* Nhược điểm: Trong tổng số 33 doanh nghiệp được khảo sát, có 30 doanh nghiệp có câu trảlời vềnhững nhược điểm so với đối thủcạnh tranh. Trong đó, có 10 doanh nghiệp, tương ứng với tỷ lệ 33% cho rằng nhược điểm lớn nhất là doanh nghiệp hạn chếvềnguồn vốn. Điều này cũng dễhiểu bởi lẽ, đa sốdoanh nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó có doanh nghiệp dệt may là doanh nghiệp nhỏvà vừa nên việc tiếp cận các nguồn vốn đểmởrộng đầu tư sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.

Hạn chếthứ2 mà các doanh nghiệp chỉ ra là thời gian và chi phí vận chuyển cao (có 5 doanh nghiệpnêu ra, tương ứng tỷlệ17%). Trong thời gian qua, cơ sởhạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng dệt may nói riêng

Trường Đại học Kinh tế Huế

của tỉnh Thừa Thiên Huế đãđược cải thiện đáng kểvới hệthống cảng biển, sân bay, đường giao thông. Tuy nhiên, so với các địa phương khác cũng như các nước đang phát triển khác thì cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém. Dịch vụ Logistics của tỉnh chưa phát triển, chưa có tuyến hàng container qua cảng Chân Mây; số lượng dệt may xuất khẩu vận tải phục vụ vận chuyển hàng hóa đến các cửa khẩu đường biển hoặc ngược lại trên địa bàn tỉnh chưa nhiều, phần lớn các dệt may xuất khẩu xuất nhập khẩu sử dụng dịch vụ của các dệt may xuất khẩu của các tỉnh lân cận như Đà Nẵng, dẫn đến chi phí vận tải của cácdệt may xuất khẩucao hơn so với các dệt may xuất khẩu ở gần các cảng biển, giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu... dệt may xuất khẩu dệt may trong tỉnh muốn xuất khẩu hàng hóa phải vận chuyển đến các cảng của các tỉnh như Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh... nên chi phí vận chuyển lớn.

Một nhược điểm nữa mà có nhiều dệt may xuất khẩu đề cập là dệt may xuất khẩu xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh không chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Đây là một thách thức rất lớn đối với ngành dệt may của cả nước nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Các hiệp định thương mại tự do đã ký kết đem lại cơ hội mở rộng xuất khẩu cho dệt may nhưng quy tắc xuất xứlại là rào cản lớn. Hiệp định Thương mại tựdo Việt Nam- EU mặc dù quy định quy tắc xuất xứcộng gộp từHàn Quốc. Nghĩa là, nguyên phụliệu nhập khẩu từ Hàn Quốc để sản xuất, thành phẩm tạo ra cũng được hưởng ưu đãi thuế quan như nguyên liệu được nhập từ các nước EU. Nhưng thực tế tận dụng được điều này không dễ, hiện Việt Nam mới chỉ khai thác nguyên liệu vải từ Hàn Quốc được khoảng 18%/năm. Khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển cao khiến giá nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc cao hơn rất nhiều so với nhập từ Trung Quốc. Với nhiều dệt may xuất khẩu, nhất là dệt may xuất khẩu nhỏ và vừa, đây là rào cản lớn để thay đổi nguồn cung nguyên phụliệu, tận dụng ưu đãi từquy tắc xuất xứcộng gộp cũng như tạo thêm giá trị gia tăng.

Ngoài ra, cũng có một sốdệt may xuất khẩu cũng nêu ra nhược điểm so với đối thủ cạnh tranh là: sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; khó khăn trong khâu thực hiện các thủtục hành chính. Đây

Trường Đại học Kinh tế Huế

cũng là nhưng vấn đề mà đòi hỏi các dệt may xuất khẩu cần có những nỗ lực lớn, tận dụng mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ từ chính quyền. Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cần có những bước đi thích hợp để hỗ trợ cho các dệt may xuất khẩu, đề xuất ý kiến lên Chính phủ nhằm cải thiện các vấn đề vĩ mô, qua đó đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung.

2.2.4.3. Cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu:

Để đánh giá cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các dệt may xuất khẩu dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế, đã tiến hành khảo sát 33 dệt may xuất khẩu với nội dung khảo sát là: lựa chọn cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu mang lại trên 50% hợp đồng đơn hàng chodệt may xuất khẩu. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.19: Cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệpdệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Cách thức Số

doanh nghiệp

Tỷ lệ (%)

1 Tựkhảo sát, tìm kiếm khách hàng 11 33

2 Thông qua giới thiệu của các đối tác cũ 18 55

3 Thông qua giới thiệu của các cơ quan chức năng 2 6

4 Thông qua các hội chợtriển lãmở nước ngoài 1 3

5 Thông qua đại sứ quán các nước 0 0

6 Thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử 1 3

7 Khác 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu điều tra) Sốliệu tại Bảng 2.19 cho thấy: cách thức tìm kiếm thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu là thông qua sựgiới thiệu của các đối tác cũ (chiếm tỷlệ55%) và cách thức tựdoanh nghiệp đi khảo sát, tìm kiếm thị trường (chiếm tỷlệ 33%), cao hơn rất nhiều so với các cách thức khác như:

thông qua giới thiệu của các cơ quan chức năng (6%); thông qua các hội chợ triển lãmở nước ngoài (3%); thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử(3%)...

Trường Đại học Kinh tế Huế

Từkết quảtrên chúng ta thấy rằng việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu thông qua sự giới thiệu của các đối tác cũ chiếm tỷ lệ lớn nhất chứng tỏ rằng các doanh nghiệp dệt may của tỉnh có uy tín, có mối quan hệkhá chặt chẽvới các đối tác kinh doanh. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tự đi khảo sát tìm kiếm thị trường xuất khẩu, tuy rất khó khăn và tồn nhiều chi phí nhưng là một phương án mà các doanh nghiệp cần chủ động đặt lên hàng đầu nếu thực sự muốn xuất khẩu và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Thời gian qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như Sở Công Thương đã quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các đoàn làm việc với đoàn Tham tán thương mại của Bộ Công Thương để kết nối cácdoanh nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, sự tham gia của các DN dệt may xuất khẩu là rất hạn chế. Ngoài ra, việc tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm; sàn giao dịch hàng dệt may hiện nay đã có trong quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp của tỉnh nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện.