• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.1. Quy mô xuất khẩu

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Bảng 2.3: Sản lượng hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

STT Mặt hàng Đvt

2013 2014 2015 2016 2017

So sánh 2015/2013

(%)

So sánh 2017/

2015 (%)

Tốc độ tăng trưởng BQ

2013-2017 (%) Sản

lượng toàn

tỉnh

Sản lượng

XK

Sản lượng

toàn tỉnh

Sản lượng

XK

Sản lượng

toàn tỉnh

Sản lượng

XK

Sản lượng

toàn tỉnh

Sản lượng

XK

Sản lượng

toàn tỉnh

Sản lượng

XK

1 Xơ,

Sợi dệt Tấn 45.636 31.945 53.665 37.566 69.929 48.504 73.878 51.715 78.215 54.750 152 113 14

2 SP may

mặc:

- Hàng thêu

XK Bộ 9.120 9.120 9.250 9250 9.230 9.230 9.500 9.500 10.372 10.058 101 112 3

- Quần áo

may sẵn

1000

cái 36.196 27.127 41.034 30.776 45.045 33.784 46.780 35.085 51.074 37.144 125 113 9 - Quần áo lót 1000

cái 215.853 215.853 252.960 252.960 262.251 262.251 280.817 280.817 304.228 304.228 121 116 9 (Nguồn: Tổng hợp từ

Trường Đại học Kinh tế Huế

sốliệu Niên Giám thống kê 2016, Cục Thống kê và Sở Công Thương tỉnh TTH)

2.2.1.2. Kim ngạch xuất khẩu:

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

Đvt: 1.000 USD

STT Kim ngạch xuất

khẩu 2013 2014 2015 2016 2017

Tăng trưởng bq 2013-2017

%/năm

1 XK Toàn tỉnh 545.424 634.499 657.190 771.000 800.000 10,0 2 Ngành dệt may,

trong đó: 423.167 493.521 516.989 582.593 638.750 10,8 - Xơ, Sợi dệt 66.391 97.183 111.786 117.050 162.057 24,9 - Sản phẩm may mặc 356.776 396.338 405.203 465.543 476.693 7,5 3 Tỷ trọng XK dệt

may/XK toàn tỉnh 77,6 77,8 78,7 75,6 79,8

-(Nguồn: Tổng hợp từsốliệu Sở Công Thương tỉnh TTH) Theo số liệu tổng hợp từ Sở Công Thương Thừa Thiên Huế tại Bảng 2.4, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 638,7 triệu USD, tăng 50,9% so với năm 2013 và tăng 23.5% so với năm 2015, chiếm 79,8% kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm xơ, sợi dệt đạt 162,0 triệu USD, tăng tới 144% so với năm 2013 và tăng 44% so với năm 2015; kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc đạt 476,6 triệu USD, tăng 33,6% so với năm 2013 và tăng 17,6% so với năm 2015. Đóng góp của kim ngạch xuất khẩu sản phẩm may mặc là rất lớn, chiếm tới 74,6% kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may.

Giai đoạn 2013-2017, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng bình quân 10,8% năm; trong đó sản phẩm xơ, sợi dệt tăng 24,9%, sản phẩm may mặc tăng 7,5%. Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2013-2017 tăng trưởng khá tốt nhờ vào việc đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản; tận dụng tốt các điều kiện thuận lợi khi tham gia WTO, các hiệp định kinh tế thương mại song phương và đa phương… Tuy nhiên, thời gian gần

Trường Đại học Kinh tế Huế

đây, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, nhất là sản phẩm may mặc đã có dấu hiệu chững lại. Nguyên nhân là do một sốthị trường xuất khẩu trọng điểm gặp khó khăn;

doanh nghiệp Trung Quốc giảm nhập khẩu sợi của Việt Nam để mua bông nội địa sản xuất sợi; ngành may còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào, nhất là từTrung Quốc; các doanh nghiệp sản xuất theo phương thức gia công là chủ yếu; chi phí nguyên nhiên vật liệu tăng cao, trong khi đó chi phí nhân công giá rẻkhông còn là lợi thếcạnh tranh của doanh nghiệptrong nước…

Trong những năm qua, một sốdoanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh duy trì được kim ngạch xuất khẩu cao là: Công ty TNHH Hanesbrands VN- Chi nhánh Huế, Công ty Cổ phẩn Dệt may Huế, Công ty Cổ phẩn Dệt may Thiên An Phát, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài…

Bảng 2.5: Một số Doanh nghiệpcó kim ngạch xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Đvt: 1.000 USD

STT Tên DN 2016 2017

So sánh 2017/2016

(%)

1 Công ty CP Dệt May Huế 77.000 83.000 108

2 Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài 27.105 30.358 112

3 Cty CP Dệt may Thiên An Phát 34.425 38.556 112

4 Cty TNHH Hanesbrands VN- CN Huế 227.267 234.139 103

5 Công ty Scavi Huế 71.193 74.736 105

6 Công ty TNHH Dệt kim và May mặc Huế 11.584 12.974 112

7 Công ty CP Sợi Phú Việt 7.446 8.340 112

8 Cty CP Dệt may PhúHòa An 15.563 17.430 112

9 Công ty TNHH MSV 19.249 21.559 112

10 Công ty CP Sợi Phú Mai 12.528 14.031 112

11 Công ty CP Sợi Phú Bài 2 8.959 10.034 112

12 Nhà máy Sợi Phú Hưng 12.837 14.377 112

13 Công ty TNHH 1 TV Takson Huế 10.067 11.275 112

(Nguồn: Tổng hợp từsốliệu Sở Công Thương tỉnh TTH)

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.3. Giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu:

Qua Bảng sốliệu 2.6 ta thầy rằng tuy đãđạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong thời gian qua, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên 630 triệu USD, chiếm tỷtrọng gần 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn tỉnh nhưng dệt may Thừa Thiên Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung vẫn ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu với giá trị gia tăng không cao.

Bảng 2.6: Giá trị tăng thêm của hàng dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế

Đvt: 1.000 USD

STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

1 Tổng kim ngạch XK 423.167 493.521 516.989 573.593 638.750 2 Tổng kim ngạch NK 315.561 341.522 324.542 318.747 418.139

3 NK cho XK 252.449 273.218 259.634 254.998 334655

4 Cân đối XNK 170.718 220.303 257.355 318.595 304.095 5 Tỷ lệ giá trị gia tăng (%)

- TTH 40,3 44,6 49,8 55,5 47,6

- Cả nước 50,0 51,4 51,1 51,4 51,3

(Nguồn: Tổng hợp từsốliệu Sở Công Thương tỉnh TTH) Số liệu thống kê cho thấy, năm 2013 tỷ lệgiá trị tăng thêm xuất nhập khẩu của ngành dệt may Thừa Thiên Huế đạt 40,3%, đến năm 2017 đạt 47,6%, thấp hơn so với cả nước. So với một số ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thì giá trị tăng thêm của ngành dệt may cao hơn chủ yếu do hàm lượng lao động trong sản phẩm khá lớn. Điều này không đồng nghĩa với tỷ lệ nội địa hóa cao trong kết cấu sản phẩm, do ngành đang phụ thuộc quá nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu. Sản lượng bông trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 1% nhu cầu; xơ, sợi 30%; vải 20%; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Công đoạn may phát triển nhưng với phương thức gia công là chủyếu, phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm do

Trường Đại học Kinh tế Huế

khách hàng chỉ định hoặc tự khai thác và phương thức tự thiết kế, sản xuất, tạo thương hiệu, phân phối chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, giá trị gia tăng của ngành tạo ra còn thấp dẫn đến sự phát triển của ngành dệt may còn thiếu tính ổn định và bền vững.