• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bối cảnh tác động đến xuất khẩu hàng dệt may

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

3.1. Bối cảnh tác động đến xuất khẩu hàng dệt may

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

dệt may, trong đó 36% dòng thuếsẽvề0%, 42% dòng thếsẽ được xóa bỏhoàn toàn trong lộtrình tối đa 10 năm.

Đặc biệt là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộXuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được11 nước thành viên ký kết mang một ý nghĩa rất lớn với kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang có chiều hướng lan rộng. Với Việt Nam, CPTPP là hiệp định thương mại tự do quan trọng nhất, có độ mở lớn nhất được ký. Việc Mỹkhông có mặt trong CPTPP, lợi ích của Việt Nam có thể ít đi so với TPP trước đó, ví dụGDP chỉ tăng thêm 1,32% thay vì 6,7%, xuất khẩu tăng thêm 4% thay vì 15%. Tuy nhiên, các ngành như dệt may, da giày, đồ uống và thực phẩm... được dự báo sẽ hưởng lợi nhiều nhất nhờ hiệp định này do các cam kết vềmởcửa thị trường vẫn được giữnguyên.

- Khi tham gia các FTA, hàng dệt may phải đảm bảo các quy tắc vềxuất xứ.

Điều này sẽ giúp cải thiện khả năng tự cung ứng nguyên vật liệu trong nước; giúp thu hút các dự án sản xuất sợi, vải, các nguyên phụliệu, hình thành chuỗi sản xuất dệt may trong nước.

b) Khó khăn:

- Ngành dệt may hiện nay chưa xây dựng được các thương hiệu; mức độáp dụng tiến bộ công nghệ và kiến thức quản lý, thiết kế và marketing còn hạn chế.

Các DN chủ yếu làm theo phương thức gia công… do đó tính chủ động trong sản xuất chưa cáo, giá trị gia tăng thấp. Mặt khác, trong giai đoạn tới, phân khúc may gia công sẽlà phân khúc có sựcạnh tranh mạnh mẽnhất bởi điều kiện gia nhập thị trường thấp, các quốc gia thuộc tốp dưới đều có khả năng tham gia và tạo ra sức ép lớn cho Việt Nam như Campuchia, Myanmar…

- Việc các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt đầu tư vào Việt Nam để đón đầu TPP và FTA đã tạo ra áp lực rất lớn đối với các doanh nghiệptrong nước.

- Thách thức đặt ra trong việc cân bằng giữa việc phát triển khâu dệt, nhuộm để hoàn thiện chuỗi cungứng trong nước với việc xửlý, bảo vệ môi trường, nhất là đối với tỉnh Thừa Thiên Huế đang chủ trương hạn chế thu hút đầu tư ngành nhuộm đểbảo vệ môi trường.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Chi phí cho sản phẩm dệt may sẽ cao hơn do phải bảo đảm quy tắc xuất xứ khi mà giá nghuyên phụliệu từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc cao hơn nhiều so với nhập khẩu từ Trung Quốc hayẤn Độ. Ngoài ra, chi phí về nhân công đang có tín hiệu tăng lên trong tương lai; chính sách tiền lương còn nhiều bất cập, việc thu hút nguồn nhân lực cho ngành còn gặp nhiều khó khăn; công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành… sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may.

3.1.1.2. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ:

Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ không chỉ giúp cho ngành dệt may nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, mà còn mang lại những sản phẩm có tính năng sửdụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con người. Các tiến bộ kỹ thuật đã tạo ra những thay đổi mang tính đột phá cho ngành dệt may như tạo ra những nguyên liệu mới (xơ sợi biến tính, xơ sợi tổng hợp,..), tạo tính năng mới cho sản phẩm (tính năng chống co, chống nhàu, chống cháy, chống vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi,... của vải), các loại hóa chất, thuốc nhuộm với các tính năng an toàn, thân thiệ với môi trường. Công nghệsinh học tạo ra các tính năng sửdụng đặc biệt của sản phẩm như bông có màu tựnhiên không cần nhuộm, vải có tính thấm hút mồhôi, chống tia tửngoại…

Ngành công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa phát triển giúp cho hoạt động thiết kế mẫu, phân tích mẫu, phân tích chất lượng sản phẩm được thực hiện dễ dàng và giảm thiểu chi phí; giảm thiều thời gian lao động, rút ngắn thời gian sản xuất. Việcứng dụng công nghiệ thông tin trong các giao dịch thương mại hàng hóa giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được người tiêu dùng qua nhiều kênh phân phối hơn, thị trường rộng mở hơn nhờkết nối mạng toàn cầu.

3.1.1.3. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

Về mặt tích cực, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ giúp ngành dệt may cải thiệt được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm; tạo cơ hội để thay thế các công việc lặp đi lặp lại, không yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm bằng máy móc công nghệ hiện đại mới như các công đoạn, sản xuất xơ, sợi, cắt…; giúp các doanh nghiệp dệt may chủ động trong công tác đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng cho người lao động…

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vềmặt tiêu cực, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽtạo ra nguy cơ mất việc làm đối với ngành sử dụng nhiều lao động và yêu cầu kỹ năng thấp như ngành dệt may khi mà người lao động phải đối mặt với nguy cơ bịthay thếbằng máy móc. Bên cạnh đó, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nước có nền công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… sẽ có xu hướng đưa các nhà máy dệt may vềlại nước mình.Điều này dẫn dến sẽlàm giảm năng lực sản xuất cũng như thị trường tiêu thụhàng dệt may của Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng khi mà các quốc gia này chiếm phần lớn thị trường xuất khẩu hàng dệt may.

3.1.2. Bi cảnh trong nước

Dựbáo của các nhà kinh tếthì trong thời gian từ nay đến 2020, kinh tếViệt Nam sẽ có sự tăng trưởng ổn định. Điều này sẽ tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế tiếp nhận được ngày càng nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế.

Môi trường kinh tế vĩ mô được cải thiện là điều kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế mởrộng liên kết kinh tế, thương mại với các tỉnh trong cả nước và nước ngoài, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Chủ trương tiếp tục chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng các ngành trong cơ cấu kinh tế của cả nước và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung sẽ tác động một cách toàn diện, sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tếThừa Thiên Huế.

Môi trường chính trị, xã hội trong nước tiếp tụcđược duy trì ổn định; thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện; những cải cách quan trọng về cơ chế, chính sách điều hành các hoạt động kinh tếnói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng theo hướng thông thoánghơn, phù hợp hơn với những chuẩn mực quốc tếtiếp tục được thực hiện là những điều kiện thuận lợi giúp phát huy được sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế trong các hoạt động kinh tếnói chung, xuất khẩu hàng dệt may nói riêng.

Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đã được cải thiện so với thời gian trước nhưng vẫn cònở mức trung bình (xếp thứ29/63 tỉnh thành năm 2016 - Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI công bố); tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế và từng ngành chưa ổn định, chất lượng tăng trưởng chưa cao, sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp, của nhiều hàng hoá,

Trường Đại học Kinh tế Huế

dịch vụ còn thấp; lợi thế so sánh về chi phí nhân công thấp đang cắt giảm dần; hệ thống cơ sởhạtầng phục vụxuất khẩu còn nhiều hạn chế.

3.2.Định hướng và mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế