• Không có kết quả nào được tìm thấy

1. Kết luận

Thời gian qua, ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huếphát triển khá nhanh và hiện đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh nói chung và của ngành công nghiệp nói riêng. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, xuất khẩu ngành dệt may trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển đáng kể, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tếcủa tỉnh.

Là ngành xuất khẩu chủlực của tỉnh, trong thời gian qua, ngành dệt may đã đạt được những thành quả nhất định: Thị trường xuất khẩu tương đối đa dạng; giải quyết được việc làm cho số lượng lớn lao động tại địa phươngvới đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ cao; tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệtiên tiến; số lượng sản phẩm tăng qua các năm, chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được cải thiện, đáp ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu; công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may đã được chính quyền các cấp quan tâm và được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chếcần phải khắc phục. Đó là: Sản lượng hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu đang có dấu hiệu chững lại so với giai đoạn trước do các thị trường xuất khẩu chủchốt đang gặp khó khăn;ngành dệt may sản xuất theo phương thức gia công là chủyếu nên giá trị gia tăng của ngành thấp; số lượng doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may còn hạn chế, phân bố các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý; thiếu lao động kỹthuật được đào tạo chuyên sâu; tốc độ đổi mới thiết bị, công nghệ tuy chưa đạt yêu cầu phát triển; cơ sởhạtầng phục vụhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may còn nhiều bất cập và hạn chế...

Trên cơ sởhệthống hóa cơ sởlý luận và thực tiễn vềhoạt động xuất khẩu nói chung và hàng dệt may nói riêng; phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017; luận văn đãđề xuất được

Trường Đại học Kinh tế Huế

những giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may cũng như nâng cao hiệu quảquản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trong điều kiện hội nhập kinh tếquốc tếngày càng sâu rộng. Gồm các giải pháp sau: Giải pháp vềphát triển thị trường xuất khẩu; giải pháp vềphát triển và tăng cường liên kết các doanh nghiệp dệt may; giải pháp về phát triển sản phẩm; giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ; tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.

2. Kiến nghị

2.1.Đối với Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành Trung ương

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung đểhoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật vềhoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Trong đó, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật đang gây khó khăn cho doanh nghiệp dệt may hiện nay như: quy định tăng mức thuếnhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester; Thông tư 49/2015/TT-BCT; Nghị định 60/2014/NĐ-CP...

- Có các chính sách cụthể đểhỗtrợ đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như các chính sách thu hút công nghệ tiên tiến, hiện đại.

- Tiếp tục đẩy mạnh đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, hiệp định thương mại song phương và các biên bản ghi nhớ liên quan đến thương mại hàng hóa. Đồng thời, tăng cường nâng cao hiệu quả của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Chương trình Thương hiệu quốc gia. Tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

- Đổi mới công tác thông tin thị trường; đẩy mạnh cải cách hành chính, rút ngắnhơn nữa thời gian thực hiện các thủtục hải quan, thủtục cấp C/O...; tháo ggỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, bảo đảm nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu.

2.2.Đối với UBND tỉnh

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, phát triển dịch vụ logistics; kêu gọi đầu tư tuyến hàng container qua cảng Chân Mây.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Rà soát quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Phong Điền; hoàn thiện công tác lập quy hoach chi tiết Khu công nghiệp hỗtrợ ngành dệt may để triển khai đầu tư xây dựng phát triển hạtầng khu công nghiệp hỗtrợ được đồng bộvà thống nhất.

- Phối hợp với các địa phương trong vùng kinh tếtrọng điểm miền Trung và khu vực miền Trung – Tây nguyên để định hướng và liên kết phát triển chuỗi sản phẩm dệt may trong khu vực.

- Tăng cường công tác kết nối cung, cầu lao động giữa các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và các trường, cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vềnguồn nhân lực của các doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may.Công tác định hướng phải gắn liền với chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực; hỗ trợ thêm kinh phí cho công tác xúc tiến xuất khẩu …

Trường Đại học Kinh tế Huế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2014),Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 vềviệc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030, Hà Nội.

2. Bộ Công Thương (2016), Báo cáo tổng kết xuất khẩu Việt Nam năm 2016, Hà Nội.

3. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển công nghiệp thương mại năm 2017, Hà Nội.

4. TS. Nguyễn Tiến Hoàng và Lê Thị Kiều Trinh (2016) Cạnh tranh hàng dệt may: kinh nghiệm một số nước và những cải thiện cần có ở Việt Nam, Cổng Thông tin Logistics Việt Nam.

5. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động dệt may năm 2017, Hà Nội.

6. Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2017), Thông tin buổi họp báo về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành dệt may trong năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh.

7. Hồ Tuấn (2009), Giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (nghiên cứu điển hình ngành dệt may), Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tếQuốc dân, Hà Nội.

8. Lê Thu Quỳnh (2014), Kinh nghiệm xuất khẩu mặt hàng quần áo củaẤnĐộ, Tạp chí Công Thương, Hà Nội

9. Nguyễn Thị Thu Hương (2007), Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho ngành dệt may Việt Nam Khi gia nhập WTO, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á, Số1, 2007.

10. PGS.TS Bùi Văn Hội (2012), Chuỗi giá trịxuất khẩu của dệt may Việt Nam:

Những bất lợi, khó khăn và biện pháp đối phó, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tếvà Kinh doanh (28).

11. Quốc hội (2005), Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Hà Nội.

Trường Đại học Kinh tế Huế