• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU

3.3. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Chiến lược phát triển nguồn nhân lực luôn luôn là chiến lược hàng đầu quyết định thành bại cho mọi chiến lược kinh tế nói chung và chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may cần đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng đào tạo nguồn nhân lực công nghệ và có chính sách thu hút nhân lực giỏi. Do vậy, trong thời gian tới, ngành dệt may Thừa Thiên Huế cũng như từng doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghiệp cần đẩy mạnh hơn nữa việc quy hoạch, kiện toàn đội ngũ nhân lực ổn định và lâu dài cho nhiều năm.

-Tăng cường sựphối hợp giữa các cấp, các ngành vềphát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh: Các Sở, ban ngành cần tích cực phối hợp như Ban Quản lý các Khu công nghiệp, khu kinh tế xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin lao động của Khu kinh tế, phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư để nắm chắc nhu cầu về nguồn nhân lực; liên kết các cơ sở đào tạo để cung cấp thông tin nhu cầu về lao động, ngành nghề đào tạo, kỹ năng, kiến thức mà người sử dụng lao động đòi hỏi; điều tra, nắm thông tin về nguồn lao động ở địa phương: số liệu về số người trong độ tuổi lao động, trìnhđộ, số người có việc làm, thất nghiệp...trên địa bàn. Ban Quản lý các Khu công nghiệp, khu kinh tế cần chủ động phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch định hướng nghề nghiệp, đào tạo chuyển đổi nghề cho thanh niên, người dân địa phương phục vụcho nhu cầu phát triển của Khu kinh tế.

- Tích cực triển khai Chương trình số06-CTr/TU ngày 24/5/2016 của Tỉnh ủy Thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV xác định chương trình phát triển công nghiệp có nhiệm vụ trọng tâm:

“Phát triển công nghiệp Dệt - may phù hợp để giải quyết lao động, việc làm, từng bước hình thành Trung tâm Dệt may của Miền Trung; Kếhoạch số195/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh vềPhát triển nguồn nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020; Kếhoạch số09/KH-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2016 của UBND tỉnh về Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghiệp đến năm 2020…

- Cần rà soát, đánh giá và phân loại trình độ nhân lực của ngành và của doanh nghiệpđể từ đó có chương trìnhđào tạo nâng cao chuyên môn cho từng đối tượng căn cứvào mục tiêu chiến lược của ngành và của doanh nghiệp.

- Chương trình đào tạo phải được xuất phát từ những yêu cầu thực tế của hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc thực dụng và hiệu quả. Do đó, cần phải kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, kết hợp giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, kết hợp giữa đào tạo trong nước với đào tạo, học hỏi kinh nghiệm

Trường Đại học Kinh tế Huế

tại nước ngoài, đào tạo ngoại ngữ và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức đào tạo lao động tại chỗ (đặc biệt là lao động có kỹthuật cao). Trong đó khai thác tốt và hỗtrợ tối đa và nhân rộng mô hình Trung tâm Đào tạo May HBI - HueIC; Trung tâm, Đào tạo May Scavi - Âu Lạc trong thời gian đến hướng thành Trung tâm đào tạo may công nghiệp chất lượng cao trên toàn tỉnh và khu vực miền Trung.

- Trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, tăng tốc kim ngạch xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay, cần ưu tiên hợp lý việc đào tạo để có được những chuyên gia giỏi về tạo "mốt", công nghệ, marketing, kỹ thuật thương mại quốc tế... Các chuyên gia cần phải tiếp cận nhiều với thực tiễn thị trường các nước phát triển. Cần nhấn mạnh rằng, đội ngũ chuyên gia giỏi này không chỉ đủ mạnh về chuyên môn tài ba mà còn phải là người có trách nhiệm cao trong trong công việc, tâm huyết với nghề, với sự nghiệp phát triển ngành công nghiệp dệt may của tỉnh cũng như của cả nước.

- Đối với công nhân: thường xuyên tổchức huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề để sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị, công nghệ sản xuất mới, đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của ngành.

- Đối với cán bộquản lý Nhà nước ngoài khả năng chuyên môn cần trang bị đầy đủkiến thức quản lý hành chính, kiến thức luật pháp trong tình hình mới.

- Đối với đội ngũ quản lý doanh nghiệp phải được đào tạo qua các trường quản lý kinh tế, quản trị doanh nghiệp. Những cán bộ trẻ có năng lực cần được gửi đi đào tạo tại các nước phát triển.

- Thường xuyên tổ chức tham quan, học hỏi các doanh nghiệp điển hình trong ngành, các mô hình quản lý tốt của các liên doanh, mô hình quản lý tốt ở ngoài nước.

- Xây dựng kếhoạch đào tạo lao động ngành dệt may theo hướng hình thành cụm và có chính sách thu hút các tổchức đào tạo, dạy nghềxung quanh các cụm đó tham gia đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Củng cốvà mở rộng hệ thống đào tạo chuyên ngành dệt may. Liên kết mở đào tạo chuyên ngành dệt may từ trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học tại trường Cao đẳng công nghiệp Huế. Tiến hành nâng cấp Trường Cao đẳng công nghiệp Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

thành Học viện Công nghiệp Huếtheo Thông báo số26/TB-VPCP ngày 17/01/2018 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 12/02/2018 của 28/KH-UBND tỉnh tổ chức thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủNguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Khuyến khích doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo bằng cách đầu tư kinh phí, tuyển chọn nhân lực để đào tạo theo nhu cầu của mình, sau khi đào tạo sẽ ưu tiên tuyển dụng và phục vụ có thời hạn cho doanh nghiệp... Các hình thức khuyến khích có thểlà trợcấp chi phí đào tạo, miễn thuếhoặc hoàn trảsau.

- Phát triển mạnh thị trường lao động, dịch vụ thông tin giới thiệu việc làm.

Đây chính là cầu nối giữa cung và cầu sức lao động, đảm bảo nhân lực được làm việc theo đúng ngành nghề đãđào tạo.

- Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào đào tạo thợ lành nghềphục vụtrực tiếp cho các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài.

- Vềphát triển nguồn nhân lực thiết kếmẫu mốt, thời trang:

+ Đối với doanh nghiệp cần kết hợp với các trường đại học, cao đẳng trong việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ thiết kếcho ngành.

+ Kết hợp đào tạo tại trường với đào tạo và thực tập tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, Viện nghiên cứu đểtận dụng thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo trong lĩnh vực thiết kế tạo dáng, tạo mẫu thời trang; thiết kế các mẫu thời trang.

+ Cử người tham gia các khoá đào tạo chuyên sâu ngành thời trang trong nước vàở nước ngoài.

- Có chính sách ưu đãiđặc biệt đểthu hút nhân tài, các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực dệt nhuộm (kểcảviệt kiều) vềViệt Nam làm việc. Đối với đội ngũ chuyên gia giỏi (kểcảnhà nghiên cứu và nhà quản lý) cần có chế độ đãi ngộcao, hợp lý.

- Ngoài những chính sách về đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động, vấn đề cải thiện điều kiện làm việc của người lao động; ổn định, chăm lo và cải thiện đời sống của người lao động, nhất là lao động nữ qua cơ chế lương thưởng, nhàở, bảo đảm quyền lợi, sựgắn bó lâu dài của người lao động đối với ngành nghề cũng là vấn đềcần quan tâm.

Trường Đại học Kinh tế Huế