• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

2.1. Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Quá trình phát triển ngành dệt may Việt Nam và của tỉnh Thừa Thiên Huế

thức hình thành từ cuối thế kỷ XIX, với sự ra đời của Nhà máy liên hợp Dệt Nam Định vào năn 1897. Đến năm 1976, các sản phẩm bắt đầu được xuất khẩu sang các nước thuộc Khối Hợp đồng Tương trợ Kinh tế mà đối tác đầu tiên và quan trọng nhất là Liên Xô cũ thông qua các hợp đồng gia công. Theo thỏa thuận, Việt Nam nhập khẩu bông từ Liên Xô cũ và sau đó bán thành phẩm cho Liên Xô cũ. Năm 1986, Việt Nam bắt đầu ký các hợp đồng gia công khối lượng lớn với Liên Xô và các nước Đông Âu, theo đó, các nước này cung cấp tất cả các nguyên liệu và thiết kếmẫu mã còn Việt Nam thực hiện công đoạn sản xuất. Với các hợp đồng gia công

Trường Đại học Kinh tế Huế

như vậy, ngành dệt may phát triển nhanh chóng trong giai đoạn 1987-1990; các xí nghiệp dệt may được thành lập trên khắp cả nước, thu hút hàng trăm nghìn laođộng và là nguồn đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Đến cuối năm 1990, khi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã, Việt Nam rơi vào tình thế khó khăn, thị trường xuất khẩu bị ảnh hưởng mạnh mẽ đã tác động rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tếnói chung và ngành dệt may nói riêng. Trước tình hình đó, nhờ có chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho ngành dệt may phát triển. Năm 1993, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 350 triệu USD, năm 1997 đạt 1,35 tỷ USD. Hàng dệt may xuất khẩu đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam.

Trong giai đoạn nền kinh tếViệt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tếthếgiới, ngành dệt may ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của mình.

Ngành dệt may luôn là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Với sự phát triển của công nghệ kỹthuật, đội ngũ lao động có tay nghề ngày càng chiếm tỷ lệ lớn và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, ngành dệt may đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đóng góp tới 14-15% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Hiện nay, Việt Nam có quy mô dệt may xuất khẩu đứng thứ 4 thếgiới, cungứng trên 4% tổng hàng dệt may tiêu thụtrên toàn thếgiới.

Song song với sựphát triển của ngành dệt may Việt Nam, Trong những năm qua, ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huếluôn là ngành công nghiệp chủlực và mũi nhọn của tỉnh. Hiện nay, ngành dệt may chiếm 40,1% tỷtrọng công nghiệp, 81,3%

tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh, giải quyết việc làm cho hơn 26.700 lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy việc phát triển kinh tếxã hội địa phương.

Trong giai đoạn 2013-2015, ngành dệt may Thừa Thiên Huếcó sựphát triển khá nhanh (bình quân 20,5%/năm) nhờ xu hướng dịch chuyển đầu tư từ các thành phốlớn từ hai đầu Bắc - Nam vềkhu vực miền Trung, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế đểtận dụng nguồn lao động giá rẻvà được hưởng nhiều cơ chế chính sách ưu đãi, do đó đạt tốc độ phát triển mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2015 - 2017 sự phát triển của ngành dệt may tăng trưởng thấp hơn giai đoạntrước và mục tiêu của

Trường Đại học Kinh tế Huế

quy hoạch phát triển ngành dệt may, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 12,7%/năm (thấp hơn chỉ tiêu Quy hoạch đề ra trong giai đoạn 2015– 2020 là 17,5 –18%). Nguyên nhân, sự phát triển của ngành hiện nay đang bộc lộ sự mất cân đối giữa các công đoạn sản xuất: mạnh vềlĩnh vực kéo sợi, may gia công xuất khẩu, nhưng lại yếu và thiếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và dệt nhuộm, vì vậy tỷ trọng nguyên phụ liệu phải nhập khẩu chiếm rất lớn, giá trị gia tăng của ngành tạo ra còn thấp dẫn đến sự phát triển của ngành dệt may còn thiếu tínhổn định và bền vững.

Bảng2.2: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn2013-2017(Giá so sánh năm 2010)

Đơn vị: 1000 tỷ đồng

STT Giá trịsản xuất 2013 2014 2015 2016 2017

Tốc độ tăng bq (%/năm) 1 Công nghiệp toàn tỉnh 18.021 19.425 21.659 24.560 28.200 11,8 2 Công nghiệp chế biến 16.384 17.847 19.891 22.837 25.459 11,7 3 Công nghiệp dệt may 8.009 9.267 9.682 10.485 11.309 9,0

- Dệt 2.942 3.370 3.681 4.190 4.436 10,8

- May 5.066 5.897 6.001 6.294 6.872 8,0

4 Tỷ trọng DM/CNCB (%) 48.8 51.9 48.6 45.9 44.4

-5 Tỷ trọng DM/CN (%) 44.4 47.7 44.7 42.6 40.1

-(Nguồn: Tổng hợp từNiên Giám thống kê 2015, 2016 và Cục Thống kê tỉnh TTH) Theo sốliệu của Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, giá trị sản xuất ngành Dệt May (giá 2010) năm 2017 đạt 11.309 tỷ đồng, chiếm 44,4% giá trị sản xuất ngành công nghiệp chếbiến và 40,1% giá trịsản xuất toàn ngành công nghiệp.

Tỷtrọng ngành dệt may trong ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến coa nhưng có xu hướng giảm dần. Cụ thể tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghiệp chế biến đã giảm từ 48,4% năm 2013 xuống còn 44,4% năm 2017. Tương ứng, tỷ trọng ngành dệt may trong ngành công nghiệp cũng giảm từ 44,4% năm 2013 xuống còn 40,1% năm 2017.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành dệt may giai đoạn 2013-2017 bình quân là 9%/năm, thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2011-2013 (đạt 22%).

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế