• Không có kết quả nào được tìm thấy

Công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

2.3. Đánh giá về công tác quản lý nhà nước đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất

2.3.1. Công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước

2.3.1.1. Khái quát về công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua:

Công tác hoạch định và ban hành chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu được các cấp, các ngành quan tâm. UBND tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, đề án để thúc đẩy phát triển xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh vực dệt may, cụ thể:

- Chương trình phát triển xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giai đoạn 2007 -2015, định hướng đến năm 2020; trong đó mục tiêu của của Chương trình là: Đẩy

Trường Đại học Kinh tế Huế

mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả xuất khẩu làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnhThừa Thiên Huế.

- Kế hoạch Phát triển xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2020 với định hướng mục tiêu tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô xuất khẩu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh; đồng thời vừa chú trọng nâng cao chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng, hàm lượng công nghệ, chất xám cao, các sản phẩm thân thiện với môi trường; mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng; phát triển nhiều doanh nghiệp xuất khẩu mạnh có quy mô lớn, có uy tín cao trên thị trường thế giới. Trong đó, đối với xuất khẩu hàng dệt may, phấn đấu đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 915 triệu USD, chiếm tỷ trọng 73,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2020 đạt 12%/năm. Đồng thời, đẩy mạnh xuất khẩu tại những thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; khai thác và tận dụng tối đa các thị trường mà Việt Nam đã tham gia ký kết các hiệp định thương mại tự do.

Để đạt được các mục tiêu đó, nhiều nhiệm vụgiải pháp đãđược đề ra như:

+ Xây dựng một số chính sách đặc thù, thiết thực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệnâng cao chất lượng, hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng, giá trịnội địa trong sản phẩm xuất khẩu.

+ Có chính sách thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong công tác quản lý môi trường và đầutư các sản phẩm thân thiện với môi trường.

+ Tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác hiệu quả các tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất xuất khẩu. Ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu nhằm quảng bá hình ảnh sản phẩm đến thị trường thếgiới, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu.

+ Hoàn thiện chính sách thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Đầu tư phát triển cơ sởhạtầng, dịch vụphục vụxuất nhập khẩu hàng hóa + Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu.

- Ban hành các chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huếnhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, cácdoanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh: Từ năm 2002, UBND tỉnh đã quan tâm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, cụ thể là đã ban hành các Quyết định số 1546/QĐ-UB ngày 12/6/2002; Quyết định số 2228/QĐ-UBND ngày 28/9/2007;

Quyết định số 1130/2008/QĐ-UBND ngày 13/5/2008; Quyết định 1337/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009; Quyết định số 01/2013/QĐ-1337/2009/QĐ-UBND ngày 05/01/2013 với nhiều ưu đãi về thuế, đất đai; hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào; hỗ trợ giao đất sạch, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn; hỗ trợ đào tạo;

xúc tiến đầu tư... Gần đây nhất, khi Luật đầu tư 2014 được ban hành, UBND tỉnh đã nghiên cứu điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND.

- Xây dựng các đề án quy hoạch:

+ Lĩnh vực công nghiệp: Ban hành Quyết định số 1445/2008/QĐ-UBND ngày 23/6/2008 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huếvềviệc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

Sau đó, được điều chỉnh tại Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đối với ngành dệt may, UBND tỉnh đã xây dựng và phê duyệt đề án quy hoạch phát triển ngành dệt may đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 921/QĐ-UBND ngày 19/5/2015.

+ Lĩnh vực thương mại: Ban hành Quyết định số 1546/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.3.1.2. Kết quảtổng hợp đánh giá của các đối tượng điều tra đối với công tác định hướng, ban hành chính sách vềquản lý nhà nước:

Bảng 2.21:Đánh giá của cácdoanh nghiệp đối với công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước về xuất khẩu

STT Chỉ tiêu Giá trị TB

Tần suất đánh giá (%)

5-Rất tốt 4-Tốt 3-Tạm được

2-Hơi

kém 1-Kém

1 Tính kịp thời 3.5 6.1 39.4 51.5 3.0 0.0

2 Tính công khai,

minh bạch 3.9 15.2 60.6 24.2 0.0 0.0

3 Tính hiệu quả 3.2 9.1 27.3 48.5 9.1 6.1

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu điều tra) Để đánh giá công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài đã tiến hành khảo sát, đánh giá 33 doanh nghiệp dựa trên thang đo 5 cấp độ với cấp độ5- Rất tốt; cấp độ4 - Tốt; cấp độ 3 -Tạm được; cấp độ 2 - Hơi kém và cấp độ1 - Kém. Kết quảthống kê tại Bảng 2.21 cho thấy:

- Đối với chỉ tiêu đánh giá về tính kịp thời trong công tác định hướng, ban hành chính sách vềquản lý nhà nước về xuất khẩu, có đến 17 doanh nghiệp, tương ứng với tỷlệ 51,5% đánh giá ởmức tạm được; 15 doanh nghiệp, tương ứng với tỷlệ 45,5% đánh giá ở mức từ rất tốt đến tốt và chỉ có 1 doanh nghiệp đánh giá ở mức hơi kém. Giá trị đánh giá trung bình của chỉ tiêu này đạt 3,5/5. Qua đây, chúng ta thấy rằng, chính quyền tỉnh đã quan tâm, bảo đảm tính kịp thời trong công tácđịnh hướng,ban hành chính sách vềquản lý nhà nước vềxuất khẩu, tuy nhiên theo đánh giá của các đối tượng khảo sát thì vẫn ở mức trên trung bình với giá trị đánh giá trung bình của chỉ tiêu này đạt 2,5/4.

- Chỉ tiêu đánh giá về tính công khai minh bạch trong công tác định hướng, ban hành chính sách vềquản lý nhà nước vềxuất khẩu được các doanh nghiệpđánh

Trường Đại học Kinh tế Huế

giáở mức độ tương đối tốt với giá trị đánh giá trung bình của chỉ tiêu này đạt 3,9/5.

Cụthể: có 15,2% doanh nghiệpđánh giá rất tốt, 60,6% doanh nghiệpđánh giá tốt và 24,2% DN đánh giá tạm được; không có doanh nghiệpđánh giá ở mức hơi kém và kém. Nhìn chung, công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước về xuất khẩu của tỉnh đã đảm bảo tính công khai, minh bạch Các thông tin về các quy hoạch, chương trình, kế hoạch hay các thủ tục hành chính liên quan đều đã được UBND tỉnh, các sở, ngành thông qua các hội nghị triển khai cho các doanh nghiệp hoặc được công khai trên các cổng thông tin điện tử để các tổchức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu.

- So với 2 chỉ tiêu trên, chỉ tiêu đánh giá về tính hiệu trong công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước về xuất khẩu được các doanh nghiệpđánh giá xoay quanh ở mức độ tạm được với giá trị đánh giá trung bình của chỉ tiêu này đạt 3,2/5; thậm chí có đến 15,2% doanh nghiệpđược khảo sát đánh giá ở mức độ hơi kém và kém. Đây thực sựlà một vấn đề mà chính quyền các cấp, các ngành của tỉnh cần quan tâm và có giải pháp trong thời gian tới. Đơn cử một ví dụ vềtính hiệu quảtrong công tác công tác định hướng,ban hành chính sách về quản lý nhà nước về xuất khẩu như sau: Tỉnh đã thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2025, thông qua Đề án phát triển công nghiệp dệt may đến năm 2020, trong đó đều đềra các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp hỗtrợ ngành dệt may. Tuy nhiên, đến nay công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may vẫn chưa phát triển, việc triển khai đề án Khu công nghiệp hỗ trợ dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế theo Công văn số 1856/TTg-KTN ngày 21/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ hiện vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu. Điều này nói lên rằng tuy ngành dệt may của tỉnh mạnh vềlĩnh vực kéo sợi, may gia công xuất khẩu, nhưng lại yếu và thiếu tập trung ở lĩnh vực sản xuất nguyên phụ liệu và dệt nhuộm, vì vậy tỷ trọng nguyên phụ liệu phải nhập khẩu chiếm rất lớn, giá trị gia tăng của ngành tạo ra còn thấp dẫn đến sự phát triển của ngành dệt may nói chung và phục vụ cho xuất khẩu nói riêng còn thiếu tínhổn định và bền vững.

Trường Đại học Kinh tế Huế