• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

2.2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

2.2.2. Chủ thể tham gia xuất khẩu:

khách hàng chỉ định hoặc tự khai thác và phương thức tự thiết kế, sản xuất, tạo thương hiệu, phân phối chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nhìn chung, giá trị gia tăng của ngành tạo ra còn thấp dẫn đến sự phát triển của ngành dệt may còn thiếu tính ổn định và bền vững.

b) Cơ cấu doanh nghiệp dệt may xuất khẩu theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.8: Số lượng DN dệt may xuất khẩu tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo thành phần kinh tế

Đvt: Doanh nghiệp

STT Loại hình DN 2013 2015 2017

I Ngành dệt 11 14 14

DN có vốn Nhà nước 3 4 4

DN không có vốn Nhà nước 7 9 9

DN có vốn đầu tư nước ngoài 1 1 1

II Ngành may 13 18 19

DN có vốn Nhà nước 3 4 4

DN không có vốn Nhà nước 6 8 8

DN có vốn đầu tư nước ngoài 4 6 7

Tổng số 24 32 33

(Nguồn: Tổng hợp từsốliệu của Sở Công Thương tỉnh TTH) Tính đến năm 2017, trong tổng số 33 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu thì có 8 doanh nghiệp có vốn Nhà nước, chiếm tỷ lệ 24,2%; 17 doanh nghiệp không có vốn Nhà nước, chiếm tỷlệ51,6%; 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷlệ24,2%.

c) Phân bốcác doanh nghiệp dệt may xuất khẩu:

Các doanh nghiệp dệt chủyếu tập trung tại Khu công nghiệp Phú Bài, thịxã Hương Thủy; các DN may phân bố tại các cụm công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, khu công nghiệp thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và các huyện Phong Điền, Phú Lộc,Nam Đông, Phú Vang.

Việc các doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp dệt may xuất khẩu nói riêng tập trung vào hoạt động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là đúng với quy hoạch đã được phê duyệt. Tuy nhiên, số lượng lớn các doanh nghiệp tập trung nhiều vào Khu công nghiệp Phú Bài và trên địa bàn thành phố Huế, trong khi đó các huyện như A Lưới, Nam Đông lại rất ít hoặc chưa có doanh nghiệp đầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

tư là chưa cân đối và chưa tận dụng được nguồn lao động tại chỗ, các nguồn lực khác của các địa phương này. Khu công nghiệp Phong Điền được quy hoạch trong thời gian tới sẽhình thành một khu công nghiệp dệt may, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may nhưng số lượng doanh nghiệp đầu tư còn hạn chế. Trong thời gian đến, tỉnh cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp dệt may mở rộng đầu tư vào các khu vực này nhằm tận dụng được nguồn lao động, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu, cũng như nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động tại các vùng sâu vùng xa.

Bảng 2.9: Phân bốcác doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2017

Đvt:Doanh nghiệp

STT Địa phương Số lượng DN

dệt may

DN dệt may XK

1 Huyện Phong Điền 1 1

2 Huyện Quảng Điền 2 1

3 Thịxã Hương Trà 4 0

4 Thành phốHuế 17 6

5 Thịxã Hương Thủy 26 22

6 Huyện Phú Vang 8 1

7 Huyện Phú Lộc 3 1

8 Huyện Nam Đông 1 0

9 Huyện A Lưới 0 0

Tổng cộng 62 33

(Nguồn: Tổng hợp từsốliệu Sở Công Thương Thừa Thiên Huế) 2.2.2.2. Tình hìnhđầu tư:

a) Giá trịtài sản cố định:

Theo số liệu từ Niên giám thông kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016, giá trị tài sản cố định (TSCĐ) của các doanh nghiệp dệt may năm 2015 tăng 2 lần so với

Trường Đại học Kinh tế Huế

năm 2010 (1.276 tỷ đồng so với 2.228 tỷ đồng). Giá trị TSCĐ của các doanh nghiệp dệt tăng 2,9 lần, của các doanh nghiệpmay tăng 1,1 lần.

b) Trang bịtài sản cố định:

Theo sốliệu từNiên giám thông kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2016, trang bị tài sản cố định bình quân cho lao động năm 2015 ngành dệt may là 136,1 triệu đồng. Trang bị tài sản cố định bình quân cho lao động ngành dệt là 219,8 triệu đồng, lao động ngành may là 52,4 triệu đồng.

c) Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp ngành dệt may năm 2015 là 7.237 tỷ đồng, tăng 13,5 lần so với năm 2005, tăng 2,3 lần so với năm 2010; trong khi vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chếbiến chỉ tăng 2,1 lần. Cụthểvốn, sản xuất kinh doanh của các DN dệt may qua các năm như sau:

Bảng 2.10:Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệpdệt may tỉnh đang hoạt động phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Ngành công nghiệp 2010 2012 2013 2015

Ngành Dệt May 3.143 4.916 5.454 7.237

Ngành công nghiệp chếbiến 9.972 11.401 13.581 21.410

Ngành công nghiệp 30.485 43.790 48.600 67.607

(Nguồn: Niên Giám thống kê TTH năm 2016) 2.2.2.3. Lao động:

a) Số lượng lao động ngành dệt may:

Bảng sốliệu 2.11 dưới đây cho thấy: Năm 2017, tổng số lao động toàn ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế là 26.900 người, tăng 5.109 người so với năm 2013;

trong đó số lượng lao động doanh nghiệp dệt may xuất khẩu là 22.950 người, tăng 6.597 người và chiếm tới 85,2% số lượng lao động ngành dệt may toàn tỉnh. Trong tổng số lao động dệt may xuất khẩu thì lao động ngành may có số lượng lớn với 18.960 lao động, chiếm tỷ lệ 82,6%; ngành dệt có 3.990 lao động vào năm 2017.

Nhìn chung, số lượng lao động doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đều tăng qua các năm và chiếm tỷlệlớn. Tốc tộ tăng trưởng bình quân laođộng ngành dệt may hàng năm đạt 8,8%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về số lượng lao động dệt may xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

khẩu qua các giai đoạn không đồng đều; cụ thể: giai đoạn 2013-2015, tốc độ tăng đạt 37,1% (trong đó ngành dệt đạt 22,3%, ngành may đạt 40,7%); đến giai đoạn 2015-2017, tốc độ tăng đã giảm rõ rệt, chỉ đạt 2,3% (trong đó ngành dệt không tăng, ngành may tăng 2,8%). Nguyên nhân là trong giai đoạn 2013-2015 nhiều dự án đầu tư được triển khai, hoàn thành và đi vào hoạt động, nhất là ngành may và các doanh nghiệp dệt vẫn duy trì được số lượng tương đổi ổn định, góp phần thu hút nhiều lao động đến làm việc. Trong khi đó giai đoạn 2015-2017, số lượng doanh nghiệp không thay đổi nhiều so với giai đoạn trước và các doanh nghiệp tập trung đầu tư dây chuyền, máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa trong sản xuất. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh lao động giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương ngày càng trở nên gay gắt, doanh nghiệp ngày càng khó tuyển dụng lao động, nhất là lao động có tay nghề, trìnhđộcao.

Cũng qua Bảng 2.11, ta thấy rằng tỷ lệ lao động ngành dệt may xuất khẩu trong tổng số lao động dệt may của tỉnh cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2013 tỷlệ LĐ dệt may XK/LĐ dệt may là 74,9%, đến năm 2017 tỷlệnày là là 85,2%. Việc tỷ lệ LĐ dệt may XK /LĐ dệt may lớn phần nào phản ánh thực trạng công nghiệp dệt may xuất khẩu trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua phát triển nhanh, nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ ngành dệt may, nhất là ngành may là rất lớn, đòi hỏi trong thời gian tới phải đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng lao động cho ngành dệt may, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.11:Số lượng lao động ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017

Đơn vị: Người

STT Ngành 2013 2015 2017 So sánh (%)

Tốc độ tăng trường

BQ

2013-2017 2015/2013 2017/2015

1 Toàn ngành

dệt may 21.813 26.672 26.900 122,2 100,9 5,4

2 Dệt may XK 16.353 22.420 22.950 137,1 102,3 8,8

- Ngành dệt 3.260 3.990 3.990 122,3, 100,0 5,1

- Ngành may 13.093 18.430 18.960 140.7, 102,8 9,7

3

Tỷ lệ LĐ dệt may XK/LĐ dệt may (%)

74,9 84,0 85,2 - -

-(Nguồn: Tổng hợp từNiên giám thống kê 2016 và sốliệu của Sở Công Thương tỉnh TTH) b) Phân theo trìnhđộchuyên môn:

Bảng 2.12:Trìnhđộ chuyên môn lao động ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế

Trìnhđộ chuyên môn 2017 Tỷ lệ (%)

Tổng cộng 26.900

Trong đó:

-Đại học và trên Đại học 800 3,0

-Cao đẳng 900 3,3

- Trung cấp 2.000 7,4

-Sơ cấp 19.200 71,4

- Không có trìnhđộ chuyên môn 4.000 14,9

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu nhân lực công nghiệp của Sở Công Thương TTH ) Theo số liệu tại Bảng 2.12 lao động có trình độ sơ cấp chiến tỷ lệ rất lớn (chiếm 71,4%). Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi lẽ ngành dệt may là một ngành

Trường Đại học Kinh tế Huế

thâm dụng lao động, sử dụng nhiều lao động làm việc trực tiếp tại các nhà máy, phân xưởng, dây chuyền; yêu cầu, đòi hỏi trình độ chuyên môn của các lao động làm việc tại đây là chủyếu có trình độ sơ cấp là đáp ứng vị trí công việc.

Lao động có trình độ đại học chiếm 3,0%; lao động có trình độ cao đẳng chiếm 3,3%; lao động có trình độ trung cấp chiếm 7,4%. Những lao động có trình độ đại học, cao đẳng chủ yếu là lao động làm việc gián tiếp, đó là những nhà quản lý, phụtrách các phòng, ban,đơn vịtrong DN hoặc là lao động làm việc trực tiếp tại các nhà máy sản xuất (quản đốc, thợ cơ khí, kỹthuật...).

Nhìn chung, trình độ chuyên môn của lao động ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế khá cao; cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc tại các DN. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là những lao động có trình độ chuyên môn cao (đại học, cao đẳng) có được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn đã được đào tạo hay không. Bởi vì, cơ cấu lao động dệt may phân theo lao động trực tiếp, lao động gián tiếp thì tỷlệ lao động gián tiếp là rất nhỏ. Nên sẽxảy ra thực trạng là sẽcó nhiều lao động có trình độ chuyên môn cao được bố trí làm những công việc chỉ yêu cầu có trìnhđộchuyên môn thấp. Qua khảo sát, nắm tình hình thực tếtại một sốDN dệt may trên địa bàn tỉnh thì có thực trạng như vậy. Và đây là một sựlãng phí không hềnhỏ trong đào tạo, sửdụng nguồn nhân lực ngành dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế.

c) Tổng hợp kết quả điều tra về lao động trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu của các DN:

- Tình hình thành lập phòng/bộphận phụtrách xuất nhập khẩu:

Theo sốliệu tại Bảng 2.13, trong tổng số33 doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, thì chỉ có gần một nửa doanh nghiệp có phòng/bộ phận phụ trách xuất nhập khẩu.

Phân theo loại hình doanh nghiệp, 35% doanh nghiệp không có vốn nhà nước có phòng/bộphận phụtrách xuất nhập khẩu; tỷlệ này là 50% đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước và 75% đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Qua số liệu trên ta thấy rằng, các doanh nghiệpchưa thật sự quan tâm đến nguồn nhân lực quản lý lĩnh vực xuất khẩu nói riêng và xuất nhập khẩu nói chung, nhất là doanh nghiệp không có vốn nhà nước.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 2.13: Tổng hợp về việc thành lập phòng/bộ phận phụ trách XNK năm 2017 của các DN dệt may xuất khẩu

Đơn vị: Doanh nghiệp

STT Loại hình DN Tổng số DN

Có thành lập phòng/bộ phận phụ trách XNK

Không thành lập phòng/bộ phận phụ

trách XNK Số lượng

(DN)

Tỷ lệ (%)

Số lượng

(DN) Tỷ lệ (%)

1 DN có vốn

Nhà nước 8 4 50 4 50

2 DN không có vốn

Nhà nước 17 6 35 11 65

3 DN có vốn đầu tư

nước ngoài 8 6 75 2 25

Tổng cộng 33 16 17

(Nguồn: Xửlý từsốliệu điều tra) Việc thành lập phòng/bộ phận phụ trách xuất nhập khẩu sẽ giúp doanh nghiệpcó được đội ngũ thực hiện quản lý điều hành hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả hơn trong việc mở rộng thị trường, giới thiệu sản phẩm xuất khẩu cũng như khai thác nội địa và nhập khẩu để cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh của DN. Các doanh nghiệp không có phòng/bộ phận phụ trách xuất nhập khẩu thì hoạt động xuất nhập khẩu được giao cho một vài cá nhân kiêm nhiệm, thực hiện các thủtục hành chính trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.

2.2.2.4: Công nghệvà thiết bị:

Ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế có trình độ công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, tiên tiến đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm cho thị trường xuất khẩu.

- Vềlĩnh vực kéo sợi, đa sốcác dây chuyền thiết bị của các DN sản xuất sợi được nhập chủ yếu từdây chuyền thiết bị của các nhà máy kéo sợi của Đức và các

Trường Đại học Kinh tế Huế

nước Đông Âu, như: Công ty CP Dệt may Huế, Công ty CP Sợi Phú Bài, công ty CP Sợi Phú Thạnh, Công ty CP Sợi Phú Nam,... sửdụng dây chuyền thiết bịkéo sợi của hãng Rieter (Thụy Sĩ), máy đánh ống Schlathorst (Đức). Công ty CP may dệt kim và may mặc Huế Việt Nam – Bungari sử dụng máy kéo sợi của hãng Rieter (Thụy Sĩ) và Oerlikon (Đức).

Tỷlệtự động hóa khá cao (khoảng 70%), trong đó Công ty CP dệt may Huếlà 50%, Công ty CP sợi Phú Bài 70%, Công ty CP sợi Phú Thạnh 70%, Công ty CP sợi Phú Nam 70%, Công ty CP may dệt kim và may mặc HuếViệt Nam–Bungari 75%.

- Về lĩnh vực may: 70% các DN may có công nghệ tiến tiến, sử dụng máy may điện tử một kim, máy vắt sổ tự động, máy can sai và sửdụng phần mềm trong thiết kế.

Các DN may như Công ty TNHH Scavi, Công ty HBI, Công ty CP may dệt kim và may mặc HuếViệt Nam - Bungari đã trang bị máy cắt vải tự động, máy cắt chỉ tự động, máy trải vải tự động, xe điện vận chuyển hàng,... để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.

Công ty CP Dệt May Huế, Công ty CP xuất nhập khẩu Huế, Công ty CP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Thừa Thiên Huế,... sửdụng các thiết bị may có trình độ trung bình khá và tiên tiến và trong những năm gần đây các thiết bị cũ đãđược thay thếdần bằng các thiết bịmới của Đài Loan, Trung Quốc.

Công ty CP may Phú Hòa An, Công ty CP may Thiên An Phát và một sốDN mới thành lập nên đã trang bị các thiết bị có trình độ công nghệ tiên tiến nhập từ Đài Loan, Trung Quốc.

30% các DN có trình độ công nghệ khá, sử dụng một phần thiết bị chuyên dụng và trang bịdây cắt, may bằng máy điện tử.

Bảng 2.14: Tổng hợp tình hình công nghệ, thiết bị của các DN dệt may xuất khẩu

DN

Trìnhđộcông nghệthiết bị(%) Tiên tiến,

hiện đại Trung bình khá Trung bình và thấp

DN XK dệt may 70 30 0

(Nguồn: Tổng hợp từnguồn sốliệu của Sở Công Thương TTH)

Trường Đại học Kinh tế Huế