• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG

2.4. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may

Ngành dệt may của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua luôn là ngành xuất khẩu chủlực của tỉnh. Ngành thu hút được lực lương lao động lớn, cùng với sự phát triển của công nghệkỹthuật, đội ngũ lao động có tay nghềngày càng chiếm tỷ lệ cao và sự ưu đãi từ các chính sách nhà nước, ngành dệt may đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, vừa tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu, vừa đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Trong những năm qua, ngành dệt may đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến; đầu tư xây dựng các nhà máy mới với quy mô lớn, thiết bị, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng xuất khẩu.

Số lượng sản phẩm tăng qua các năm; chất lượng sản phẩm của ngành ngày càng được cải thiện, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu sang thị trường các nước.

Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng, trong đó thị trường Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu chủlực.

Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may như công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước; công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗtrợ; công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xuất khẩu đã được chính quyền các cấp quan tâm; được nhiều doanh nghiệp đánh giá khá tốt.

2.4.2. Tn ti, hn chếvà nguyên nhân

- Sản lượng hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Thừa Thiên Huế đang có dấu hiệu chững lại so với giai đoạn trước. Nguyên nhân là do các thị trường xuất khẩu chủchốt của tỉnh là Mỹ, EU... đang gặp khó khăn, đặc biệt là EU

Trường Đại học Kinh tế Huế

với những bất ổn vềchính trị, khủng bốtại Pháp, Bỉ, vấn đềBrexitởAnh... nên nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm xuống, khách hàng đặt hàng với số lượng nhỏ, không đặt dư hàng như giai đoạn trước. Thị trường châu Á duy trì ổn định hơn nhưng lượng đơn hàng lại nhỏlẻ. Các nước sản xuất hàng dệt may khác đang đưa ra các chính sách tích cực để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, trong đó, nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút đơn hàng từ Việt Nam.

- Ngành dệt may tuy tăng trưởng nhanh nhưng sản xuất theo phương thức gia công là chủyếu, khâu thiết kế chưa có; sản xuất theo phương thức FOB chiếm tỷlệ còn thấp nên giá trị gia tăng của ngành thấp. Chuỗi giá trị dệt may gồm 5 mắt xích chính là sản xuất nguyên phụliệu, thiết kế, may, xuất khẩu, marketing và phân phối sản phẩm. May là khâu thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỷsuất lợi nhuận thấp nhất trong chuỗi giá trị. Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tham gia vào khâu may trong chuỗi giá trịdệt may toàn cầu.

- Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Phân bố các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh chưa hợp lý, chỉ mới tập trung tại các huyện xung quanh thành phố Huế, chưa có sự dịch chuyển đến các vùng khác đểtận dụng các nguồn lực tại chỗ.

Nhiều doanh nghiệp dệt may đang có ý định xuất khẩu trong tương lai nhưng thiếu vốn, nguồn nhân lực, kỹthuật công nghệ nên chưa thểtham gia.

- Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của tỉnh chủ yếu do các doanh nghiệp FDI mang lại nhưng số lượng loại hình doanh nghiệp này còn ít. Do đó, cần phải thu hút các DN đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

- Đội ngũ lao động của ngành phát triển nhanh nhưng còn thiếu lao động kỹ thuật được đào tạo chuyên sâu. Hiện còn thiếu các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đào tạo chuyên ngành dệt sợi, may thời trang. Đa số các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân chưa quan tâm đến việc thành lập các phòng/bộ phận xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

- Trình độ công nghệ sản xuất tuy đã được cải thiện nhưng vẫn vào loại thấp so với các tỉnh, thành phốlớn trong cả nước, cũng như so với cácnước và khu vực.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tốc độ đổi mới thiết bị, công nghệ tuy đã có tiến bộsong nhìn chung chưa đạt yêu cầu phát triển.

- Các sản phẩm hàng dệt may bước đầu đạt chất lượng quốc tế nhưng hiện nay còn ít chủng loại, mẫu mã còn nghèo, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu "mốt" thời trang mà thị trường đòi hỏi. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, ngành dệt may cần chuyển đổi chiến lược ưu tiên về giá sang chiến lược tạo sự khác biệt. Vì vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và giá trị gia tăng của của sản phẩm, ngành dệt may cần đẩy mạnh giải pháp thiết kếmẫu mốt và thời trang.

- Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trong xuất khẩu hàng dệt may, trong đó phải kể đến các đối thủcạnh tranh là các doanh nghiệp trong nước và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Thừa Thiên Huế chưa cao. Do sản phẩm chưa có thương hiệu mạnh; sản xuất của ngành còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển. Giá bán của hàng dệt may không tăng nhưng chi phí đầu vào (xăng dầu, điện nước, lương công nhân...) tăng. Chi phí tiền lương thấp nhưng năng suất lao động trong ngành thấp nên giá thành sản phẩm còn cao. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang thiết bịtiên tiến, hiện đại.

- Tình hình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chúng ta ngày càng sâu rộng vào nền kinh tếthếgiới và trong khu vực tác động đến xu hướng phát triển sản phẩm dệt may dẫn tới có nhiều biến động và thay đổi. Đặc biệt với việc Anh rời EU, nước Mỹkhông tham gia Hiệp định TPP, sẽcó ảnh hưởng không nhỏ đến tình hìnhđầu tư và phát triển của ngành dệt may Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, trong đócó hoạt động xuất khẩu.

- Cơ sởhạtầng phục vụhoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh đãđược cải thiện so vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế.Chưa hình thành khu, cụm công nghiệp dệt may làm đầu mối là động lực phát triển ngành dệt may theo như quy hoạch đãđược phê duyệt.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngành dệt may tuy có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn hạn chế.Công tác định hướng mới chỉ dừng lại nêu một số chỉ tiêu; định hướng chưa gắn liền với chính sách, biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực; việc hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu còn rất nhiều hạn chế do thiếu kinh phí…

* Tóm tắt Chương 2

Trong Chương này, luận văn đã tập trung vào các vấn đề sau:

- Đánh giá tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, gốm có các điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.

- Trên cơ sở các số liệu thứ cấp và kết quảxử lý số liệu điều tra, khảo sát, đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu hàng dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2013-2017, gồm: quy mô xuất khẩu; chủthểtham gia xuất khẩu; sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm; thị trường và đối thủ cạnh tranh; phương thức sản xuất phục vụ xuất khẩu; nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may...

- Tổng hợp, phân tíchđánh giá của các doanh nghiệp vềcông tác quản lý nhà nước đối với việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, gồm: công tác định hướng, ban hành chính sách về quản lý nhà nước; công tác tạo lập môi trường, điều tiết, hỗtrợ; công tác phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

- Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2013-2017, gồm: các kết quả đãđạt được và chỉ ra các tồn tại, hạn chếtrong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, làm cơ sở cho việc đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU