• Không có kết quả nào được tìm thấy

99 Cao huyết áp áo choàng trắng (Bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi được thăm khám)

• Khi nào thì chẩn đoán là cao huyết áp?

Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chần đoán là cao huyết áp.

Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.

Dấu hiệu sớm của tăng huyết áp:

Đa số những người bị tăng huyết áp ở giai đoạn đầu đều không có biểu hiện gì. Một số người có thể có những dấu hiệu sớm sau:

Đau đầu, đau giật giật ở hai bên thái dương, trán, hai hố mắt, lan dọc đỉnh đầu xuống gáy, đau từng cơn hoặc liên tục.

Choáng váng, giảm khả năng tập trung, rối loạn trí nhớ và mất ngủ, mặt nóng bừng.

Hồi hộp đánh trống ngực.

Giảm thị lực, dấu hiệu ruồi bay.

Chảy máu mũi...

Nguyên nhân của tăng huyết áp:

Đa số các trường hợp tăng huyết áp ở người lớn là không có căn nguyên hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, chiếm tới trên 95% số người bị tăng huyết áp. Số còn lại có thể có căn nguyên (tăng huyết áp thứ phát), tức là có nguyên nhân do bị mắc các bệnh lý về thận, bệnh nội tiết, bệnh lý tim mạch...

Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp như:

- Hút thuốc lá.

- Thừa cân.

- Béo phì.

- Ăn mặn - ăn nhiều mỡ động vật.

- Căng thẳng thần kinh.

- Uống nhiều bia rượu.

- Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp, tuổi từ 40 trở lên....

Những biến chứng và hậu quả thường gặp của tăng huyết áp:

Tăng huyết áp rất nguy hiểm bởi các biến chứng của nó có thể gây tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề (tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và là gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Tăng huyết áp có thể dẫn đến:

- Các bệnh tim mạch: Nhồi máu cơ tim, suy tim, phù phổi cấp...

- Các bệnh về não: Đột quị, xuất huyết não, nhũn não...

- Các bệnh về thận: Đái ra máu, đái ra protêin, suy thận...

- Các bệnh về mắt: Giảm thị lực hoặc mù lòa...

Cách phòng chống tăng huyết áp: Mọi người có thể phòng bị tăng huyết áp bằng cách:

- Thực hiện lối sống lành mạnh:

Hằng ngày luyện tập thể dục thể thao, đi bộ 30-45 phút.

Hạn chế uống rượu bia.

Không hút thuốc lá.

Hạn chế ăn uống các chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.

Hạn chế ăn mặn.

Hạn chế thức ăn có đường, giàu năng lượng.

Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp. Mọi người cần nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình.

Duy trì cân nặng hợp lý, không thừa cân (BMI 18,5 - 23).

• Khi nào thì chẩn đoán là hạ huyết áp?

Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Huyết áp thấp thực chất không phải là một bệnh, mà là một triẹu chứng gặp trong một số bệnh nhưng cũng có thể gặp ở người bình thường.

Huyết áp thấp thường là do rối loạn chức năng của vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch.

• Nguyên nhân hay gặp:

• Do cấu tạo cơ thể: Có những người thường xuyên có huyết áp thấp nhưng không trở ngại gì trong sinh hoạt, loại này không có triệu chứng gì trừ trường hợp bị ngất.

101 - Do các bệnh tim mạch.

• Tình trạng sốc do bât cứ nguyên nhân gì ví dụ như mất máu vì chấn thương, nôn liêm tục, ỉa chảy nhiều làm mất nước...

• Suy tuyến thượng thận...

• Các bệnh nhiễm khuẩn kéo dài hoặc nhiễm khuẩn cấp tính

• Các bệnh gây suy mòn cho cơ thể.

Có ba loại huyết áp thấp sau:

• Hạ huyết áp kịch phát: Người bệnh ở trong tình trạng sốc do các nguyên nhân đã kể ở trên, chân tay thường lạnh, thân nhiệt hạ, tim đập yếu, huyết áp đột nhiên xuống thấp thậm chí không đo được.

• Hạ huyết áp kéo dài: người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, dễ ngất, nhất là khi lao động chân tay, tinh thần không minh mẫn. Thường gặp trong các bệnh suy tim, hẹp vanđộng mạch chủ, suy tuyến thượngthận, lao, xơ gan...

• Hạ huyết áp tư thế đứng: Người mắc chứng này thường đang nằm mà đứng dậy đột ngột thì huyết áp hạ xuống thấp làm cho người bệnh lim đi, có khi ngất, dồng thời tim đập nhanh.

Tất cả các triệu chứng qua đi nếu bệnh nhân lại nằm xuống. Người ta cho rằng, do tụ máu ở các tạng, chi dưới, đồng thời có rối loạn thần kinh giao cảm làm mất khả năng co mạch nên huyết áp hạ khi người bệnh đứng. Có thể gặp những bệnh này ở nhữngngười cắt đoạn thần kinh giao cảm thắt lưng, nnhững người giãn tĩnh mạch chi dưới quá mức, người có thai, người thiếu máu, nhược cơ...

5.1. Các yếu tố quyết định tới huyết áp ở cơ thể người Về cơ quan của cơ thể: tim, thận

Về hệ thần kinh: Bộ phân điều phối vận mạch huyết áp (TKTW).

Hệ thần kinh thực vật Bộ phân nhận cảm áp

Về mạch: Động mạch chủ Động mạch chủ vòng

Các mao mạch vùng ngoại vi: các ống dẫn máu từ tim ra: động mạch, tĩnh mạch.

Về máu: Độ nhớt của máu: loãng, đặc. Khi máu loãng hồng cầu trong máu giảm, độ nhớt của máu giảm. Khi máu đặc, ngược lại