• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN TRÁCH

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

3.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Giai đoạn 2013-2030 đã chỉ rõ quan điểm và mục tiêu chung trong phát triển du lịch Thừa Thiên Huế như sau:

- Phát triển du lịch Thừa Thiên Huế nhanh, bền vững, đảm bảo chất lượng và khả năng cạnh tranh, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt là giá trị của quần thể di tích Cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá với những mô hình phát triển mới, mang tính khác biệt với một tầm nhìn tổng hòa trong mối liên kết vùng, quốc gia và quốc tế.

- Tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2020 đưa Thừa Thiên Huế trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực đến năm 2030 xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một điểm đến ngang hàng với các thành phố di sản văn hóa thế giới.

Với quan điểm và mục tiêu chung cho phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đã được đề cập, TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành tại Huế là một trong những vấn đề gắn liền với việc phát triển du lịch Thừa Thiên Huế bền vững. Việc phát triển thực hành TNXH của doanh nghiệp cũng góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và đảm bảo khả năng cạnh tranh như đã đề cập trong định hướng phát triển của du lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế. TNXH của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường hành động nhằm bảo vệ môi trường, tôn trọng phát huy giá trị văn hóa địa phương, hỗ trợ cộng đồng địa phương và đóng góp và sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển TNXH của doan nghiệp lữ hành là hướng đi đúng đắn phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế.

73

3.1.2. Những khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện TNXH

Tìm hiểu những khó khăn của doanh nghiệp là cơ sở để dựa trên những khó khăn và thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải để đề xuất giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện TNXH của doanh nghiệp.

TNXH là khái niệm mới được du nhập vào Việt Nam khoảng hơn thập niên qua, song những năm gần đây, đã có không ít doanh nghiệp Việt Nam, để tạo lập được thương hiệu vững bền và sáng giá. Do vậy, thực hiện CSR ngày càng được các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn và coi đó là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình hội nhập. Mặc dù vậy, cả về học thuật lẫn thực tiễn thể hiện, cần thấy đây vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ đối với không ít các doanh nghiệp, doanh nhân ở nước ta. Trên thực tế, đã có doanh nghiệp, doanh nhân chỉ lo sản xuất, kinh doanh sao cho có lợi nhuận cao, giải quyết tốt vấn đề lợi ích cho doanh nghiệp, cho người lao động, và còn tham gia đóng góp cho nhiều các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội, thế nhưng họ vẫn vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Môi trường, hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật khác. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng này, song trước hết là do doanh nghiệp chưa có một nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học và nhất là chưa có được “cái tâm”, “cái đức” trong việc thực hiện TNXHDN đối với cộng đồng xã hội.

Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Nói tóm lại, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam còn tương đối khó khăn. Sở dĩ như vậy trước hết là do sự hiểu biết chưa đầy đủ của doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội; trách nhiệm xã hội doanh nghiệp chỉ đơn thuần được hiểu là các khoản đóng góp từ thiện. Thứ hai, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng

74

gây ra những khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp do thiếu nguồn vốn và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội. Điều này đặc biệt khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp ở Việt Nam là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, trong những điều kiện khó khăn như vậy, các doanh nghiệp rất cần quan tâm đến TNXH. Ngoài hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút lao động có chuyên môn cao. Bên cạnh đó, những người tiêu dùng, nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách và các tổ chức phi Chính phủ trên toàn cầu ngày càng quan tâm hơn tới ảnh hưởng của việc toàn cầu hóa đối với quyền của người lao động, môi trường và phúc lợi cộng đồng. Những doanh nghiệp không tuân thủ TNXH có thể sẽ không còn cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.

3.1.3. Định hướng phát triển TNXH của công ty Vietravel và Saigontourist

Với định hướng kinh doanh du lịch có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường, năm 2013 là chuỗi hoạt động xuyên suốt các sự kiện sẽ diễn ra tại tất cả các tỉnh, thành – những nơi có chi nhánh Vietravel hoạt động. Trong đó giữ gìn môi trường du lịch sạch, không xã rác, hướng đến đồng bào nghèo là hai điểm nhấn quan trọng nhất. Nhằm hiện thực hóa kế hoạch trên, tại Tp. HCM, Lào Cai, cán bộ - nhân viên công ty Vietravel đã đồng loạt ra quân. Vietravel đã đồng loạt phát động phong trào “Vì môi trường du lịch Xanh và Sạch” trên cả nước. Năm 2014, tiếp nối thành công của một loạt chiến dịch vận động “không xả rác” tại các thành phố du lịch trọng điểm, bên cạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động phong trào “Go Green – Không xả rác”, Vietravel đồng thời tung ra chùm tour chuyên đề “Du lịch môi trường” hướng đến phát triển du lịch bền vững, với sự đồng hành và chủ động tham gia của du khách trong hoạt động bảo vệ môi trường “Sạch” như nhặt rác trên bãi biển, trồng cây giúp phục hồi màu xanh cho những ngọn đồi. Vietravel sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động này và trở thành nhịp cầu nối chuyển tải thông điệp và tích cực đồng hành cùng các tổ chức, doanh nghiệp và các địa phương để nhân rộng mô hình tạo sức lan tỏa.

Saigontourist nhận thức được vai trò quan trong của TNXH đối với chính doanh nghiệp và các đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch, Saigontourist định hướng phát triển kinh doanh du lịch gắn với phát triển du lịch bền vững, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường và cộng đồng địa phương.

Saigontourist cam kết tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng

75

Saigontourist chỉ mới thực hiện các chương trình hành động vì cộng đồng, và môi trường chứ chưa xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với trách nhiệm xã hội như công ty Vietravel.

3.2. Một số giải pháp chung nhằm nâng cao TNXH của doanh nghiệp kinh doanh