• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 30

NS: 14/4/2017

NG: Thứ 2 ngày 17 tháng 4 năm 2017

TOÁN TIẾT 146

BÀI 100: ÔN TẬP VỀ ĐO ĐỘ DÀI VÀ ĐO KHỐI LƯỢNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

Em ôn tập về:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, các đơn vị đo khối lượng.

- Viết các đơn vị đo độ dài, số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Thực hiện nội dung 5, 6, 7, 8

- Đọc và làm bài vào vở nội dung 5, 6, 7, 8 SHDH trang 56, 57.

- Trao đổi với bạn kết quả của mình.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt báo cáo kết quả.

- Nêu các bước đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo với thầy cô.

*Ban học tập:

- Nêu các bước đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé và ngược lại.

*Giáo viên:

- Chia sẻ cách đổi phép tính: 3 tấn 567 kg = …….tấn B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- GV giao hoạt động ứng dụng.

(2)

TIẾNG VIỆT TIẾT 233

BÀI 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH

(Tiết 1) I. MỤC TIÊU

- Nghe-viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai; viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

- Mở rộng vốn từ Nam và Nữ.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Tìm hiểu tên các huân chương.

- Chọn tên các huân chương điền vào chỗ chấm.

- Chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ câu trả lời.

- Lần lượt đọc tên các huân chương đã điền.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

1. Nghe – viết: “Cô gái của tương lai

- Nghe thầy cô đọc và viết vào vở đoạn văn “Cô gái của tương lai”.

- Trao đổi bài viết.

- Nhận xét.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Các bạn đọc bài viết.

- Các bạn dùng bút chì gạch chân tiếng viết sai trong bài.

- Viết lại từ sai vào lề vở.

*Ban học tập:

- Nêu cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

+ Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.

+ Thống nhất kết quả.

(3)

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Hoàn thành nội dung hoạt động ứng dụng.

……….

GIÁO DỤC LỐI SỐNG TIẾT 59

BÀI 22:

CHƠI TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ- NÊN HAY KHÔNG NÊN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh:

- Nêu được tác hại của việc lạm dụng trò chơi điện tử, cách thức hạn chế tác hại.

- Không lạm dụng trò chơi điện tử trong cuộc sống hàng ngày.

- Biết phê phán lạm dụng trò chơi điện tử của các bạn.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ cho cả lớp hát.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Xử lí tình huống và đóng vai

+ Tình huống 1: Hùng đang học bài, Tấn sang rủ đi chơi trò chơi điện tử. Tấn bảo chơi xong về học bài cũng được.

- Nếu là Hùng em sẽ làm gì? Vì sao?

+ Tình huống 2: Sau khi học bài, bố mẹ cho các con chơi trò chơi điện tử. Em của Khôi chơi bị mỏi cổ, nhức mắt.

- Nếu em là Khôi, em sẽ làm gì? Vì sao?

+ Tình huống 3: Bố, mẹ Tường bận công việc nên thường vắng nhà, chỉ có hai anh em Tường và Ngân ở nhà. Tường rất say mê chơi điện tử. Cậu thường chơi rất muộn, đến khi nào bố mẹ về, cậu mới ngồi vào bàn học. Em Ngân dọa mách bố mẹ vì anh Tường không nghe lời. Tường dọa phạt em nếu cứ bép xép với bố mẹ.

- Nếu em là bạn của Tường, em sẽ làm gì? Vì sao em lựa chọn cách làm như vậy?

- Đọc thầm các tình huống.

- Thảo luận lựa chọn cách xử lí phù hợp.

- Nhận xét, bổ sung.

* Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ:

- Chuẩn bị kịch bản và đóng vai trong nhóm theo kết quả đã thảo luận.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

(4)

2.Thực hành vận động

* Trưởng ban học tập hướng dẫn cả lớp tập các động tác làm giảm mệt mỏi khi chơi trò chơi điện tử.

+ Xoa mắt: Lấy các ngón tay đặt lên mắt và vuốt ngang nhẹ nhàng từ phía đầu mũi ra phía ngoài đuôi mắt, đảo mắt nhìn lên, nhìn xuống, liếc sang trái, liếc sang phải, đảo tròn mắt thuận và ngược chiều.

+ Xoa bóp các ngón tay, vẫy các ngón tay.

+ Xoa bóp cổ, vai.

+ Quay cổ, quay vai, quay hông, đứng lên, ngồi xuống vài lần.

- Quan sát cô giáo hướng dẫn và tập theo.

3. Điều em muốn nói

*Trưởng ban học tập giao nhiệm vụ cho các bạn viết một thông điệp về trò chơi điện tử, cách chơi thông minh và hợp lí, hiệu quả.

- Viết thông điệp về trò chơi điện tử, cách chơi thông minh và hợp lí, hiệu quả.

- Chia sẻ thông điệp với nhau và đưa vào hộp thư Điều em muốn nói.

- Nhận xét, bổ sung.

*Ban học tập:

- Tìm những cách làm giảm tác hại của trò chơi điện tử.

- Theo bạn, trò chơi điện tử có những lợi ích gì và tác hại như thế nào?

- Nhận xét, bổ sung, thống nhất ý kiến.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ tác hại với bố, mẹ anh chị em về lạm dụng trò chơi điện tử.

...

LỊCH SỬ TIẾT 30

BÀI 12: HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

XÂY DỰNG NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

- Mô tả được không khí Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung ngày 25-4-1976.

- Trình bày được một số quyết định trọng đại của kì họp Quốc hội khóa VI năm 1976.

- Hiểu được vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với công cuộc xây dựng đất nước.

- Phát triển kĩ năng quan sát hình ảnh.

- Biết ơn những người đã và đang lao động hết mình để xây dựng đất nước.

(5)

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Cùng chia sẻ và khám phá

a) Cùng chia sẻ:

+ Trả lời câu hỏi:

- Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì?

- Quốc kì của nước ta như thế nào?

- Tên bài quốc ca của nước ta là gì? Nhạc sĩ nào là tác giả của bài Quốc ca?

- Thủ đô của nước ta ở đâu?

b) Đọc thông tin trang 42 SHDH.

- Nghe cô giáo cung cấp thông tin về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta năm 1976.

- Chia sẻ với bạn câu trả lời.

+ Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

- Tên đầy đủ của nước ta hiện nay là gì?

- Quốc kì của nước ta như thế nào?

- Tên bài quốc ca của nước ta là gì? Nhạc sĩ nào là tác giả của bài Quốc ca?

- Thủ đô của nước ta ở đâu?

- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo.

2.Tìm hiểu hoàn cảnh và không khí của cuộc Tổng tuyển cử năm 1976

a) Đọc thông tin và quan sát hình trang 42 SHDH.

b) Trả lời câu hỏi:

- Vì sao phải tổ chức tổng tuyển cử bầu quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975?

c) Đọc thông tin và quan sát các hình trang 43 SHDH.

d) Kể lại sự kiện diễn ra ngày 25- 4-1976. Mô tả không khí cuộc bầu cử thông qua các hình trang 43?

- Đọc cho nhau nghe thông tin, chia sẻ câu trả lời.

+ Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

- Vì sao phải tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước ngay sau năm 1975?

- Kể lại sự kiện lịch sử diễn ra vào ngày 25-4-1976.

- Nhận xét, bổ sung báo cáo cô giáo.

(6)

3.Tìm hiểu những quyết định của Quốc hội khóa VI trong kì họp đầu tiên (cuối tháng 6- đầu tháng 7- 1976)

a) Đọc thông tin và quan sát hình trang 44 SHDH.

b) Hoàn thành phiếu học tập SHDH trang 45.

- Đọc cho nhau nghe thông tin.

- Trao đổi ý kiến với bạn về quang cảnh khai mạc kì họp thứ nhất, khóa VI, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.

+ Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

- Trình bày phiếu học tập.

- Trao đổi ý kiến với bạn về quang cảnh khai mạc kì họp thứ nhất, khóa VI, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất.

- Nhận xét, bổ sung báo cáo cô giáo.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Làm bài tập 1:

- Viết vào vở một đoạn văn ngắn miêu tả không khí vui mừng, phấn khởi của nhân dân ta trong ngày bầu cử Quốc hội khóa VI.

- Đọc cho nhau nghe đoạn văn của mình cho bạn nghe.

+ Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

- Lần lượt trình bày đoạn văn đã viết trước nhóm.

- Nhận xét, bổ sung báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

- Địa diện các nhóm trình bày đoạn văn miêu tả không khí vui mừng, phấn khởi của nhân dân ta trong ngày bầu cử Quốc hội khóa VI.

B. HOẠTĐỘNG ỨNG DỤNG

- Cùng người thân tìm hiểu thêm không khí của cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI.

………

KHOA HỌC TIẾT 59

BÀI 32:

SINH SẢN VÀ NUÔI DẠY CON CỦA CHIM VÀ THÚ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, em:

- Trình bày được sự sinh sản, nuôi con của chim và một số loài thú.

- So sánh, tìm ra sự khác nhau và giống nhau trong chu trình sinh sản của chim và thú.

- Kể được tên một số loài thú chỉ đẻ mỗi lứa một con, một số loài thú đẻ nhiều con trong một lứa.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(7)

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Liên hệ thực tế

- Điền tên các loài thú vào bảng SHDH trang 82.

- Chia sẻ, nhận xét, bổ sung cho bạn.

+ Yêu cầu các bạn chia sẻ trong nhóm:

- Lần lượt trình bày số con trong một lứa, (thông thường chỉ một con, 2 con trở lên).

- Nhận xét - Báo cáo cô giáo.

2. Tìm hiểu về sự nuôi và dạy con của hổ, hươu

- Trả lời câu hỏi:

a) Sự nuôi và dạy con của hổ:

- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

- Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu tiên sau khi sinh?

- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

b) Sự nuôi và dạy con của hươu:

- Hươu ăn gì để sống?

- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?

- Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?

- Vì sao mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy?

- Trao đổi, chia sẻ, nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng yêu cầu:

- Hổ thường sinh sản vào mùa nào?

- Vì sao hổ mẹ không rời con suốt tuần đầu tiên sau khi sinh?

- Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi? Khi nào hổ con có thể sống độc lập?

- Hươu ăn gì để sống?

- Hươu đẻ mỗi lứa mấy con?

- Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì?

- Vì sao mới 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy hươu con tập chạy?

- - Nhận xét, báo cáo cô giáo.

(8)

*Ban học tập:

- Trao đổi với các bạn trong lớp về kết quả tìm hiểu của nhóm về: Sự nuôi và dạy con của hổ, sự nuôi và dạy con của hươu.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Cùng người thân thực hiện nội dung trang 83.

...

NS: 15/4/2017

NG: Thứ 3 ngày 18 tháng 4 năm 2017

TOÁN TIẾT 147

BÀI 101: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU Em ôn tập về:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.

- So sánh, tính toán với số đo diện tích và vận dụng vào giải toán có nội dung hình học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Hoàn thành các nội dung 1, 2, 3, 4.

- Đọc nội dung và làm bài vào vở.

- Trao đổi với bạn kết quả của mình.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt báo cáo kết quả.

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.

- Nêu cách đổi các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn và ngược lại.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo với thầy cô.

(9)

*Ban học tập:

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích liền kề.

- Nêu cách đổi các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn và ngược lại.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- GV giao hoạt động ứng dụng.

………..

TIẾNG VIỆT TIẾT 234

BÀI 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH

(Tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Viết hoa đúng tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.

- Mở rộng vốn từ Nam và Nữ.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

3. Trao đổi về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu trong đoạn trích nội dung 3.

a) Viết vào vở cho đúng tên các, huân chương, danh hiệu được in nghiêng trong đoạn văn SHDH trang 20.

- Đổi vở cho bạn để chữa lỗi.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Đổi vở cho các bạn trong nhóm để chữa lỗi.

- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo.

4. Làm bài tập 4

a) Đọc thầm yêu cầu ND a trong SHDH trang 20.

- Em có đồng ý với ý kiến trong nội dung a nói về phẩm chất quan trọng của nam giới và nữ giới.

b) Em thích phẩm chất nào nhất:

- Ở một bạn nam?

- Ở một bạn nữ?

c) Hãy giải thích nghĩa của từ ngữ chỉ phẩm chất mà em vừa chọn.

(10)

- Chia sẻ bài làm với bạn.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng tổ chức:

- Các bạn chia sẻ bài làm trước nhóm.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

- Thảo luận, chia sẻ nội dung 3.

- Khi viết hoa tên các danh hiệu, giải thưởng cần lưu ý điều gì?

*Giáo viên

- Chia sẻ nội dung: Tên các huân chương, danh hiệu được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- Nhận xét tiết học.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Chia sẻ với người thân cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu.

……….

TIẾNG VIỆT TIẾT 235

BÀI 30A: NỮ TÍNH VÀ NAM TÍNH

(Tiết 3) I. MỤC TIÊU

- Mở rộng vốn từ Nam và Nữ.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Thực hiện nội dung 5

- Đọc lại truyện Một vụ đắm tàu. Theo em, Giu-li-ét-ta và Ma-ri- ô có chung những phẩm chất gì? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính.

- Chia sẻ bài làm với bạn.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- 1 bạn đọc lại truyện Một vụ đắm tàu.

- Theo bạn, Giu-li-ét-ta và Ma-ri- ô có chung những phẩm chất gì? Mỗi nhân vật có những phẩm chất gì tiêu biểu cho nữ tính và nam tính.

- Nhận xét, bổ sung.

(11)

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập :

- Nêu những phẩm chất quan trọng của nam giới và nữ giới.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Giao hoạt động ứng dụng trang 21.

………

NS: 16/4/2017

NG:Thứ 4 ngày 19 tháng 4 năm 2017

TOÁN TIẾT 148

BÀI 101: ÔN TẬP VỀ ĐO DIỆN TÍCH

(Tiết 2) I. MỤC TIÊU

Em ôn tập về:

- Quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.

- Viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích với các đơn vị đo thông dụng.

- So sánh, tính toán với số đo diện tích và vận dụng vào giải toán có nội dung hình học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Hoàn thành các nội dung 5, 6, 7, 8

- Đọc nội dung và làm bài vào vở.

- Trao đổi với bạn kết quả của mình.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt báo cáo kết quả.

- Nêu các bước đổi.

- Trình bày cách so sánh.

(12)

- Chia sẻ nội dung 8.

- Thống nhất báo cáo thầy cô giáo.

* Ban học tập:

- Nêu các bước đổi các đơn vị đo diện tích.

- Trình bày cách so sánh các đơn vị đo diện tích.

* Giáo viên:

- Nêu các bước đổi các đơn vị đo diện tích.

- Trình bày cách so sánh các đơn vị đo diện tích.

- Chia sẻ cách làm bài giải nội dung 8.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- GV giao hoạt động ứng dụng vào nhà.

TIẾNG VIỆT TIẾT 236

BÀI 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

(Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Đọc-hiểu bài Tà áo dài Việt Nam.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Kết bạn.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Trang phục của phụ nữ Việt Nam

- Quan sát ảnh trang 22, gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam.

- Thay nhau trả lời.

- Nhận xét bổ sung cho bạn.

+ Nhóm trưởng chia sẻ câu hỏi:

- Lần lượt gọi đúng tên những trang phục của phụ nữ Việt Nam trang 22.

- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo.

2. Giáo viên đọc bài: Tà áo dài Việt Nam.

(13)

- Theo dõi vào bài đọc và phát hiện giọng đọc.

3. Tìm hiểu từ ngữ

- Đọc chú thích và lời giải nghĩa từ ngữ trang 24.

- Thay nhau đọc chú thích và lời giải nghĩa từ ngữ.

- Nhận xét bổ sung cho nhau.

- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn chia sẻ những từ còn chưa hiểu trong bài.

- Giúp nhau giải nghĩa từ chưa hiểu (nếu có): dùng từ điển, nhờ TBHT. Nếu cần nhờ thầy cô trợ giúp.

4. Luyện đọc

- Đọc đoạn, cả bài.

- Đọc nối tiếp các đoạn trong bài.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt đọc các đoạn của bài. Chú ý đọc đúng các từ gợi tả.

*Nhóm trưởng nêu tiêu chí:

+ Đọc to, rõ ràng, không bỏ từ, ngắt nghỉ đúng.

+ Đọc nhấn giọng từ ngữ gợi tả.

- Nối tiếp thi đọc các đoạn của bài.

- Bình chọn bạn đọc tốt, báo cáo với thầy cô.

5. Tìm hiểu nội dung

- Đọc 1 lần toàn bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 24.

- Chia sẻ câu trả lời với bạn.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng chia sẻ:

- Chia sẻ câu trả lời

+ Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

- Nêu nội dung bài.

- Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo.

* Ban học tập:

+ Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

* Giáo viên:

- Chia sẻ nội dung bài: Cảm nhận vẻ đẹp duyên dáng, sự thanh thoát của chiếc áo dài trong trang phục của phụ nữ Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

(14)

- Đọc cho người thân nghe bài Tà áo dài Việt Nam và chia sẻ nội dung của bài.

...

KHOA HỌC TIẾT 60

PHIẾU KIỂM TRA 3

CHÚNG EM ĐÃ HỌC ĐƯỢC NHỮNG GÌ TỪ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

*Tài liệu và phương tiện: Phiếu kiểm tra I.MỤC TIÊU:

- Kiểm tra việc nắm kiến thức về thực vật và động vật.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài: Quê hương tươi đẹp.

- Ban học tập kiểm tra hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

*Hoạt động tiếp nối:

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập chia sẻ mục tiêu.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

- Học sinh làm bài trên phiếu kiểm tra 3 SHDH trang 84, 85.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Nói với người thân các con vật đẻ con, đẻ trứng.

...

GIÁO DỤC LỐI SỐNG TIẾT 60

BÀI 24:

THẾ GIỚI MUÔN MÀU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh:

- Nêu được một số nét văn hóa đặc trưng của quê hương, dân tộc Việt Nam và một số dân tộc khác trên thế giới.

- Nhận ra sự khác biệt giữa các cá nhân, cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

- Trân trọng các nét văn hóa truyền thống của quê hương, của dân tộc; đồng thời biết chấp nhận và tôn trọng các nền văn hóa khác, dù có khác biệt với mình.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

(15)

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ cho cả lớp hát bài hát: Thiếu nhi thế giới liên hoan.

- Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Tìm hiểu các giá trị văn hóa

- Suy nghĩ và ghi vào chỗ trống những điều phù hợp với mình

+ Màu sắc em thích nhất: ...

+ Món ăn em thích nhất: ...

+ Môn học em yêu thích nhất: ...

+ Cuốn truyện em thích đọc nhất: ...

+ Người em yêu quý nhất: ...

+ Điều em thường làm khi rỗi rãi là: ...

+ Một năng khiếu của em là: ...

- Cùng nhau trao đổi sở thích của em cho bạn nghe.

- Nhận xét, bổ sung.

* Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt chia sẻ về sở thích, tình cảm, thói quen, năng khiếu của em trước nhóm.

+ Thảo luận câu hỏi:

- Sở thích, tình cảm, thói quen, năng khiếu của mọi người trong lớp chúng ta có giống nhau không?

- Sự khác nhau đó có gây cản trở, khó khăn cho tình bạn giữa các em không?

- Chúng ta có cần thay đổi để tất cả mọi người trong lớp đều giống hệt nhau không? Vì sao?

- Chúng ta nên có thái độ như thế nào đối với những đặc điểm của bạn bè khác biệt với chúng ta.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo cô giáo.

2.Một số nét văn hóa đặc trưng giữa các cộng đồng, quốc gia.

* GV cho học sinh quan sát tranh, ảnh minh họa đặc trưng văn hóa của một số cộng đồng dân tộc, quốc gia.

- Trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì phong tục, tập quán, trang phục,... của các dân tộc Việt Nam và trên thế giới?

- Hãy kể thêm một vài nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam và một số cộng đồng, dân tộc, quốc gia trên thế giới mà em biết.

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

(16)

*Nhóm trưởng yêu cầu lần lượt chia sẻ:

- Em có nhận xét gì phong tục, tập quán, trang phục,... của các dân tộc Việt Nam và trên thế giới?

- Hãy kể thêm một vài nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam và một số cộng đồng, dân tộc, quốc gia trên thế giới mà em biết.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả cô giáo.

3. Ý nghĩa, giá trị của sự đa dạng văn hóa

* 1 học sinh đọc câu chuyện: Màu của cầu vồng SHDH trang 131.

+ Trả lời câu hỏi: Vì sao các màu sắc trong truyện lại cãi nhau?

- Điều gì đã kết thúc cuộc cãi vã của họ?

- Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì?

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào về sự đa dạng về phong tục, tập quán, ngôn ngữ,... của các cộng đồng, dân tộc, quốc gia? Vì sao?

- Trao đổi với bạn câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

* Nhóm trưởng yêu cầu lần lượt chia sẻ:

- Vì sao các màu sắc trong truyện lại cãi nhau?

- Điều gì đã kết thúc cuộc cãi vã của họ?

- Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì?

- Chúng ta cần có thái độ như thế nào về sự đa dạng về phong tục, tập quán, ngôn ngữ,... của các cộng đồng, dân tộc, quốc gia? Vì sao?

- Nhận xét, bổ sung.

- Thống nhất ý kiến, báo cáo kết quả cô giáo.

*Ban học tập:

- Hãy kể một vài nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam và một số cộng đồng, dân tộc, quốc gia trên thế giới mà em biết.

- Nhận xét, bổ sung.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Kể với người thân vài nét đặc trưng của dân tộc Việt Nam.

...

NS: 17/4/2017

NG: Thứ 5 ngày 20 tháng 4 năm 2017

TOÁN TIẾT 149

BÀI 102: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH

(Tiết 1)

I.MỤC TIÊU Em ôn tập về:

- Quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.

(17)

- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi số đo thể tích.

- So sánh, tính toán với số đo thể tích và vận dụng vào giải toán có nội dung hình học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

* Thực hiện các nội dung 1, 2, 3, 4.

- Đọc và làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Nối tiếp đọc kết quả - Nhận xét, bổ sung.

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

- Trình bày cách đổi.

- Thống nhất các bước đổi.

- Báo cáo thầy cô.

* Ban học tập:

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

- Trình bày cách đổi.

- Thống nhất các bước đổi.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- GV giao hoạt động ứng dụng về nhà.

...

TIẾNG VIỆT

(18)

TIẾT 237

BÀI 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

(Tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Nắm vững cách tả con vật.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.Ôn tập về tả con vật

- Đọc nội dung 1 trang 25.

- Điền vào phiếu Ôn tập về tả con vật trang 25.

- Trao đổi phiếu học tập.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng chia sẻ:

- Lần lượt trình bày ý kiến cách làm bài văn tả con vật.

- Nhận xét bổ sung cho bạn.

- Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo.

2. Tìm hiểu bài văn Chim họa mi hót

- Đọc bài văn Chim họa mi hót nội dung 1 trang 25, 26.

- Trả lời câu hỏi:

a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

b) Tác giả quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?

c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

- Chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng chia sẻ:

a) Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

b) Tác giả quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?

c) Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?

- Nhận xét, bổ sung.

- Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo.

3. Viết đoạn văn

- Đọc yêu cầu nội dung 3.

a) Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả hình dáng (hoặc hoạt động) của một con vật mà em yêu thích.

(19)

- Trao đổi với bạn đoạn văn đã viết.

- Nhận xét, bổ sung.

*Nhóm trưởng chia sẻ:

- Lần lượt từng bạn đọc đoạn văn trước nhóm.

- Nhận xét, bổ sung.

- Cả nhóm thống nhất nội dung, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập: Đại diện nhóm trình bày đoạn văn trước lớp.

- Cả lớp bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất..

- Nhận xét, bổ sung cho nhau.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Về nhà đọc đoạn đã viết ở lớp cho người thân nghe.

TIẾNG VIỆT TIẾT 238

BÀI 30B: VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM

(Tiết 3) I. MỤC TIÊU

- Kể được câu chuyện về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài năng.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Kết bạn.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

4. Kể chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng - Đọc yêu cầu đề bài trang 26.

- Đọc gợi ý trang 26.

- Tìm câu chuyện cho mình.

- Nối tiếp nhau kể câu chuyện của mình.

- Nhận xét bạn kể.

(20)

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt từng bạn kể lại câu chuyện trước nhóm.

+ Nêu đúng ý nghĩa của câu chuyện.

- Nhận xét, bình chọn, bạn kể tốt.

5. Trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Lần lượt nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, bình chọn bạn nêu ý nghĩa đúng nhất.

6. Thi kể chuyện trước lớp

*Ban học tập:

- Ban học tập tổ chức thi kể chuyện giữa các nhóm: Đại diện từng nhóm kể.

- Nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, bình chọn, tuyên dương.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Kể lại câu chuyện ở lớp cho người thân nghe.

ĐỊA LÍ TIẾT 30

BÀI 14:

CHÂU ĐẠI DƯƠNG, CHÂU NAM CỰC VÀ CÁC ĐẠI DƯƠNG TRÊN THẾ GIỚI (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU

- Mô tả sơ lược vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư của châu Đại Dương và châu Nam Cực.

- Nêu tên, chỉ được vị trí và trình bày được đặc điểm nổi bật của các đại đương trên thế giới.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức chơi trò chơi.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

1. Quan sát và trả lời câu hỏi

(21)

a) Em biết gì về châu Đại Dương?

b) Quan sát hình 1 trang 95 SHDH.

c) Trả lời câu hỏi:

- Châu Đại Dương chủ yếu nằm ở bán cầu nào (Bắc hay Nam).

- Chỉ vị trí phần lục địa Ô-xtrây-li-a và một số đảo, quần đảo của châu Đại Dương.

- Trao đổi chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng yêu cầu:

- - Trao đổi bài làm của mình.

- Châu Đại Dương chủ yếu nằm ở bán cầu nào (Bắc hay Nam).

- - Chỉ vị trí phần lục địa Ô-xtrây-li-a và một số đảo, quần đảo của châu Đại Dương.

- - Thống nhất nội dung báo cáo cô giáo.

2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên châu Đại Dương

a) Quan sát lược đồ hình 1trang 95 và trả lời câu hỏi:

- Từ tây sang đông, lục địa Ô-xtrây-li-a gồm có các dạng địa hình nào?

b) Quan sát hình 2, hình 3 trang 96.

c) Đọc thông tin trang 97.

d) Hoàn thành phiếu học tập trang 98.

- Đọc thông tin cho nhau nghe, chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng yêu cầu:

- - Trao đổi bài làm của mình.

a) Quan sát lược đồ hình 1trang 95 và trả lời câu hỏi:

- Từ tây sang đông, lục địa Ô-xtrây-li-a gồm có các dạng địa hình nào?

b) Quan sát hình 2, hình 3 trang 96.

c) Đọc thông tin trang 97.

- d) Hoàn thành phiếu học tập trang 98.

- - Thống nhất nội dung báo cáo cô giáo.

3. Tìm hiểu về dân cư châu Đại Dương a) Xem thông tin ở bảng 2 (bài 9).

b) Hãy so sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác.

c) Đọc thông tin trang 98 và gạch chân dưới những thông tin là mới đối với em.

- Đọc thông tin cho nhau nghe, chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng yêu cầu:

- - Trao đổi bài làm của mình.

a) Xem thông tin ở bảng 2 (bài 9).

b) Hãy so sánh số dân của châu Đại Dương với các châu lục khác.

- c) Đọc thông tin trang 98 và gạch chân dưới những thông tin là mới đối với em.

- - Thống nhất nội dung báo cáo cô giáo.

4. Khám phá châu Nam Cực

(22)

a) Quan sát hình 4 hình 5 trang 99.

b) Trả lời các câu hỏi:

- Chỉ vị trí của châu Nam Cực trên lược đồ hình 4.

- Khí hậu ở châu Nam Cực có đặc điểm gì?

- Kể tên các loài động vật, thực vật tiêu biểu sống ở châu Nam Cực mà em biết.

- Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống?

c) Đọc thông tin trang 100 để bổ sung hiểu biết của em và gạch bút chì dưới những thông tin là mới đối với em.

- Đọc thông tin cho nhau nghe, chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng yêu cầu:

- - Trao đổi bài làm của mình trước nhóm.

a) Quan sát hình 4 hình 5 trang 99.

b) Trả lời các câu hỏi:

- Chỉ vị trí của châu Nam Cực trên lược đồ hình 4.

- Khí hậu ở châu Nam Cực có đặc điểm gì?

- Kể tên các loài động vật, thực vật tiêu biểu sống ở châu Nam Cực mà em biết.

- Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống?

- c) Đọc thông tin trang 99 để bổ sung hiểu biết của em và gạch bút chì dưới những thông tin là mới đối với em.

- - Thống nhất nội dung báo cáo cô giáo.

5. Tìm hiểu các đại dương trên thế giới - Đọc bảng số liệu trang 100.

a) Quan sát hình 1(bài 9), hãy chỉ và nêu tên các đại dương trên thế giới.

b) Dựa vào số liệu ở bảng 1, hãy:

- Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.

- Cho biết đại dương nào sâu nhất.

- Đọc thông tin cho nhau nghe, chia sẻ câu trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

+ Nhóm trưởng yêu cầu:

- - Trao đổi bài làm của mình trước nhóm.

a) Quan sát hình 1 (bài 9), hãy chỉ và nêu tên các đại dương trên thế giới.

b) Dựa vào số liệu ở bảng 1, hãy:

- Xếp các đại dương theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích.

- Cho biết đại dương nào sâu nhất.

- - Đọc bảng số liệu trang 100.

- - Thống nhất nội dung báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

- Đặc điểm khí hậu của lục địa Ô-xtrây-li-a .

- Vì sao châu Nam Cực không có dân cư sinh sống?

(23)

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Cùng người thân hoàn thành nội dung trang 104 SHDH.

.

...

NS: 18/4/2017

NG: Thứ 6 ngày 21 tháng 4 năm 2017

TOÁN TIẾT 149

BÀI 102: ÔN TẬP VỀ ĐO THỂ TÍCH

(Tiết 2)

I.MỤC TIÊU Em ôn tập về:

- Quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng- ti- mét khối.

- Viết số đo thể tích dưới dạng số thập phân.

- Chuyển đổi số đo thể tích.

- So sánh, tính toán với số đo thể tích và vận dụng vào giải toán có nội dung hình học.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

*Hoạt động khởi động:

*Ban học tập:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.

- Ban học tập chia sẻ hoạt động ứng dụng.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động nối tiếp.

- Ghi đầu bài và đọc mục tiêu.

- Trưởng ban học tập chia sẻ mục tiêu của tiết học trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH.

*Thực hiện các nội dung 5, 6, 7, 8.

- Đọc và làm bài vào vở.

- Đổi chéo vở kiểm tra kết quả - Nhận xét, sửa lỗi cho nhau

*Nhóm trưởng yêu cầu:

- Nối tiếp đọc kết quả - Nhận xét, bổ sung.

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

(24)

- Trình bày cách đổi.

- Thống nhất các bước đổi.

- Báo cáo thầy cô.

* Ban học tập:

- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.

- Trình bày cách đổi.

- Thống nhất các bước đổi.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Giáo viên giao hoạt động ứng dụng về nhà.

………..

TIẾNG VIỆT TIẾT 239

BÀI 30C:

EM TẢ CON VẬT (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

- Sử dụng được dấu phẩy.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

+ Ban học tập cho các nhóm chơi trò chơi trong SHDH trang 28.

2. Thực hành tìm dấu câu

a) Đọc thầm mẩu chuyện Truyện kể về bình minh trang 29.

b) Viết vào vở số thứ tự của những ô trống trong truyện.

- Cần điền dấu chấm: ...

- Cần điền dấu phẩy: ...

- Chia sẻ với bạn nội dung 2.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

(25)

* Nhóm trưởng yêu cầu:

- Chia sẻ nội dung 2 trước nhóm.

- Nhận xét, bổ sung, báo cáo cô giáo.

*Ban học tập:

+ Nêu tác dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.

B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Đọc cho người thân nghe nội dung 2 đã làm ở lớp.

………

TIẾNG VIỆT TIẾT 240

BÀI 30C:

EM TẢ CON VẬT (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

- Viết được bài văn tả con vật (kiểm tra viết) II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động khởi động:

- Ban văn nghệ tổ chức cho cả lớp hát.

- Ban học tập: Chia sẻ nội dung hoạt động ứng dụng giờ trước.

- Mời cô giáo vào tiết học.

* Hoạt động tiếp nối:

- Ghi tên bài và đọc mục tiêu.

- Ban học tập: Chia sẻ mục tiêu trước lớp.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Viết bài văn tả con vật

- Đọc yêu cầu đề bài, đọc phần gợi ý trang 30.

- Làm bài vào giấy kiểm tra.

- Chia sẻ bài văn của mình.

- Nhận xét, bổ sung cho bạn.

*Ban học tập:

- Nêu cấu tạo bài văn tả con vật.

(26)

- Nhận xét, tuyên dương, báo cáo cô giáo.

C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG

- Giao hoạt động ứng dụng SHDH trang 30.

...

TUẦN 30

KĨ NĂNG SỐNG - SINH HOẠT

A. Kĩ năng sống: Chủ đề 6: Giá trị của tôi

(tiết 2) (20 phút).

I. MỤC TIÊU

- Làm và hiểu được nội dung bài tập 2.

- Rèn cho học sinh có kĩ năng xác định được giá trị của mình.

- Giáo dục cho học sinh có ý thức xác định đúng giá trị của bản thân.

II. ĐỒ DÙNG

- GV+ HS:Vở bài tập thực hành kĩ năng sống lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Kiểm tra bài cũ:

2. Bài mới:

*Bài tập 2: “Chân dung” của tôi

- Gọi một học sinh đọc yêu cầu của bài tập trang 27.

- Học sinh suy nghĩ và làm việc cá nhân.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

*Giáo viên chốt kiến thức: Mỗi người có những nguyện vọng khác nhau nhưng cần phải có chuẩn mực đạo đức đúng đắn.

3. Củng cố- dặn dò

- Chúng ta vừa học kĩ năng gì ? - Về chuẩn bị bài sau.

B. Sinh hoạt tập thể: (15 phút)

(27)

1. Lớp sinh hoạt văn nghệ 2. Nội dung sinh hoạt:

- Chủ tịch hội đồng tự quản điều khiển sinh hoạt.

- Đại diện các ban báo cáo hoạt động diễn ra trong tuần của lớp.

- GV đánh giá chung:

a. Ưu điểm:

- Duy trì sĩ số, đi học đầy đủ, đúng giờ, không có hiện tượng học sinh nghỉ học vô lí do.

- Thực hiện truy bài đầu giờ tốt.

- Các bạn thi Tin học trẻ tích cực ôn luyện theo lịch.

- Các em đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp tốt.

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng. Có ý thức thực hiện tiếng trống sạch trường - Ý thức tự quản lớp tốt. Tiết kiệm điện, bảo vệ của công.

- Các bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ tốt.

- Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.

b. Nhược điểm:

- Một số HS còn quên đồ dùng học tập.

* Bình các ban làm tốt nhiệm vụ, cá nhân xuất sắc:

- Ban: Ban VN-TT, Ban đối ngoại, Ban học tập, Ban sức khỏe.

- Cá nhân: Đức, M An, Minh, Tú, Cường, P Anh, Bình, Trà, Nhung.

3. Kế hoạch tuần tới:

- Duy trì các nề nếp đã có.

- Học bài và làm bài ở nhà đầy đủ trước khi đến lớp.

- Đội tuyển tin học trẻ tiếp tục ôn luyện theo lịch.

- Các ban tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Ban ATGT của lớp thường xuyên tuyên truyền về phòng tránh tai nạn giao thông.

- Phòng tránh tai nạn trong trường học, lớp học.

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần am,âm và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăm,âm - Phát triển

Câu 6: Hãy điền các chữ cần gõ vào cột bên phải để có tương ứng với chữ ở cột bên trái theo kiểu gõ Telex.. Để có chữ Em gõ Để có dấu

Các bạn nhờ cô giáo trao một phần thưởng cho bạn Na vì Na là một cô bé tốt bụng... chuẩn bị cho tiết

Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh trong mỗi tranh sau: 3.. M: Huệ cùng các bạn vào

Hình ảnh về làng xóm, nhà cửa của đồng bằng Bắc Bộ (ngày nay)... Đồng

Phần lớn dân cư là người da vàng, họ sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính.. Đa số dân cư châu Á

- Đặt vấn đề vào bài: ở bài trước các em đã được tìm hiểu về các bộ phận máy tính và cách làm việc với máy tính, để biết máy tính có thể xử lý và lưu trữ những

Nháy chuột phải vào phần hình vẽ có màu cần sao chép nếu muốn màu đó được sao chép sang ô hiển thị màu vẽ.. Nháy chuột trái vào phần hình vẽ có màu cần sao chép nếu