• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GIỮ GÌN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 138 VBT Sinh học 9: Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái?

Trả lời:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của

chúng, thiên nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô nhiễm môi trường,… nhờ đó góp phần giữ cân bằng sinh thái.

Bài tập 2 trang 139 VBT Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật.

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật:

(2)

- Bảo vệ rừng, trồng rừng phi lao, trồng rừng bạch đàn, ….

- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý

- Xây dựng khu bảo tồn, vườn quốc gia như vườn quốc gia Cúc Phương, rừng Cát Tiên,…

- Không săn bắt động vật hoang dã

Bài tập 3 trang 139 VBT Sinh học 9: Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của các biện pháp đó vào cột bên phải của bảng 59.

Trả lời:

Bảng 59. Các biện pháp cải tạo các hệ sinh thái bị thoái hóa

Các biện pháp Hiệu quả

Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất

Chống xói mòn đất, giảm thiệt hại do lũ quét, lũ lụt, tạo môi trường cho nhiều loài sinh vật, tăng độ đa dạng

Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí

Bảo vệ nguồn tài nguyên nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, mở rộng diện tích trồng trọt,…

Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh Bảo vệ nguồn tài nguyên đất, tăng độ màu mỡ cho đẩt, phủ xanh đất hoang Thay đổi các loại cây trồng hợp lí Bảo vệ tài nguyên đất, làm cho đất

không bị cạn kiết dinh dưỡng, tăng năng suất cây trồng,..

Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nuôi trồng.

Bài tập 4 trang 139-140 VBT Sinh học 9:

a) Thảo luận nhóm về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên.

b) Em có thể làm gì để tuyên truyền cho mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên.

(3)

Trả lời:

a) Mỗi học sinh đều có trách nhiệm: bảo vệ, giữ gìn và cải tạo thiên nhiên theo hướng tích cực, hành động bảo vệ thiên nhiên theo luật.

b) Tuyên truyền để mọi người hiểu được vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và môi trường Trái Đất, giúp mọi người thấy được các hậu quả có thể xảy ra nếu tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt.

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 140 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là ………

quan trọng nhằm ………. và khôi phục môi trường đang bị suy thoái.

Thảm thực vật có tác dụng chống ……….. đất, giữ ……….. cho đất.

Thực vật còn là …………. và ………. của các loài sinh vật khác.

Trồng cây gây rừng kết hợp với việc bảo vệ các loài sinh vật sẽ góp phần bảo vệ các

……….

Trả lời:

Bảo vệ các khu rừng hiện có, kết hợp với trồng cây gây rừng là biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ và khôi phục môi trường đang bị suy thoái.

Thảm thực vật có tác dụng chống xói mòn đất, giữ ẩm cho đất. Thực vật còn là thức ăn và nơi ở của các loài sinh vật khác.

Trồng cây gây rừng kết hợp với việc bảo vệ các loài sinh vật sẽ góp phần bảo vệ các nguồn gen quý.

Bài tập 2 trang 140 VBT Sinh học 9: Mục đích của ứng dụng công nghệ sinh học trong việc bảo vệ thiên nhiên?

Trả lời:

Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ thiên nhiên giúp lưu trữ và bảo vệ các nguồn gen quý hiếm của tài nguyên sinh vật.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

(4)

Bài tập 1 trang 140 VBT Sinh học 9: Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

Trả lời:

Biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn

- Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật - Tăng cường công tác thủy lợi và tưới tiêu hợp lí

- Luân canh hợp lí

- Bảo vệ nguồn gen sinh vật

- Cải tạo các hệ sinh thái đang hoặc đã bị thoái hóa.

Bài tập 2 trang 140 VBT Sinh học 9: Mỗi học sinh cần làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên?

Trả lời:

Để góp phần bảo vệ thiên nhiên, mỗi học sinh cần biết tôn trọng tự nhiên, bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật xung quah mình và có ý thức tuyên truyền đến người thân, bạn bè cùng bảo vệ thiên nhiên.

Bài tập 3 trang 141 VBT Sinh học 9: Tác dụng của thảm thực vật đối với đất và sinh vật khác là gì? (chọn phương án trả lời đúng nhất)

A. Chống xói mòn đất B. Giữ ẩm cho đất

C. Là thức ăn và nơi ở cho các loài sinh vật khác D. Cả A, B và C.

Trả lời:

Đáp án D. Cả A, B và C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi1. - Vì

MĐCĐ: HS hiểu và giải thích được vì sao cần khôi phục môi trường, giữ gìn thiên nhiên hoang dã GV yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi1. - Vì

Hoạt động 3: Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã MĐCĐ: HS hiểu được ý nghĩa của các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã.. Hoạt động của

Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và gin giữ thiên nhiên hoang dã.. BÀI 59: KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG VÀ GÌN GIỮ THIÊN NHIÊN

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng → Đây là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm và cạn kiệt nguồn

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

+ Các hóa chất độc trong không khí theo nước mưa phân tán đi khắp nơi trên mặt đất.. Bài tập 4 trang 127 VBT Sinh học 9: Điền nội dung thích hợp vào bảng 54.2 những chất

Dòng 3: Là môi trường sống của nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm; nếu bị tàn phá sẽ làm khí hậu bị thay đổi, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên.. Dòng 4: Của cải