• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 25/02/2021 Ngày giảng: 1/3/2021

Tiết 46 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Giúp HS thự hiện các bài tập lịch sử, qua đó để ôn luyện, nắm chắc và khắc sâu kiến thức.

- Hình thức Bài tập: Trả lời các câu hỏi, Lập Bảng thống kê, Vẽ lược đồ, Hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.

2. Kĩ năng

- Bồi dưỡng và rèn kĩ năng so sánh, đối chiếu, đánh giá, phân tích,…

3. Thái độ

- Giáo dục cho HS lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên

- Biểu mẫu thống kê.

- Bản đồ Đại Việt thời Lê Sơ.

- Các tài liệu tham khảo có liên quan, máy chiếu,...

2. Học sinh

- Sách giáo khoa, vở bài tập, chuẩn bị bài trước ở nhà….

III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ...

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(5p)

- Lí do dẫn đến sự đổi tên Thăng Long đến Đông Đô - Đông Quan ? - Đông Kinh thời Lê Sơ có gì thay đổi so với trước?

3. Bài mới(35p)

Bài tập 1: Sau khi cuộc k/c của nhà Hồ bị thất bại, nhân dân ta ở nhiều nơi đã nổi dậy KN. Hãy điền vào bảng thống kê dưới đây một số cuộc KN tiêu biểu:

STT Tên cuộc KN Thời gian Địa điểm

(2)

1 Cuộc KN của Trần Ngỗi 1407- 1409 Ninh Bình - Nghệ An -

Nam Định 2 Cuộc KN của Trần Quý

Khoáng

1409 - 1414 Nghệ An - Thanh Hóa -

Hóa Châu

3 ……… ……… ………

Bài tập 2: Điền vào chỗ trống những hiểu biết về cuộc KN Lam Sơn?

- Người chỉ huy là………..tự xưng là………..

- Bộ chỉ huy có……….người?

- Nơi diễn ra Hội thề:………

- Ngày khởi nghĩa:………...

Bài tập 3: Chọn Đ, S trong các nhận định sau:

1. Thời Lê sơ không còn chế độ lập điền trang

2. Tầng lớp nông nô, nô tì, địa chủ thời Lê ngày càng nhiều 3. Lực lượng nô tì thời Lê ít hơn so với thời Trần

4. Hồng Đức quốc âm thi tập được viết bằng chữ Hán 5. Thời Lê sơ, Nho giáo và Phật giáo đều phát triển

6. Thời Lê sơ, dưới triều Lê Thánh Tông tổ chức nhiều kỳ thi nhất

Bài tập 4 : Ở thời Lê Sơ, tình hình giáo dục, thi cử phát triển hơn thời Trần và đạt nhiều thành tựu rực rỡ. em hãy cho biết nguyên nhân của sự pt đó?. Đánh dấu “ X” vào trước ý em chọn?

Nhà nước quan tâm đến việc đào tạo nhân tài

Lấy việc giáo dục, khoa cử làm điều kiện để tuyển dụng.

Nhà nước cho dịch nhiều sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy học.

Khắc tên những người đỗ tiến sĩ vào bia đá dặt ở Văn Miếu.

Chăm lo đào tạo con em quý tộc, quan lại.

Bài tập 5:

Lập bảng thống kê các tác phẩm văn học, quân sự nổi tiếng thời Lý, Trần, Lê sơ:

Tên tác phẩm Tác giả Thời Lý Thời Trần Thời Lê sơ Sông núi nước Nam Lý Thường

Kiệt

 Bình Ngô Đại Cáo

Hịch tướng sĩ Đại Việt sử ký

(3)

Quốc âm thi tập Binh thư yếu lược Hồng Đức quốc âm thi tập

Đại Việt sử kí toàn thư

Bài tập 6: Nối kết tên tác giả với tác phẩm cho đúng:

A. Ngô Sĩ Liên 1.Đại Việt sử ký

B. Lương Thế Vinh 2.Đại Việt sử ký toàn thư C. Nguyễn Trãi 3.Đại thành toán pháp D. Lê Thánh Tông 4.Lập thành toán pháp E. Vũ Hựu 5.Quốc âm thi tập

6.Hồng Đức quốc âm thi tập 7.Dư địa chí

Bài tập 3: Hãy điền những nét chính về diễn biến hai trận lớn góp phần đưa đến thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn:

Trận Tốt Động - Chúc Động Trận Chi Lăng - Xương Giang

Bài tập 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc KN Lam Sơn? (Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu mà em cho là đúng):

A: Sự ủng hộ nhiệt tình, toàn diện của nhân dân.

B. xây dựng được khối đoàn kết, nhất trí, quy tụ được sức mạnh của cả nước.

C. Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có bộ tham mưu tài giỏi.

D. Cả 3 ý trên.

……….

……….

………

4. Hướng dẫn về nhà(1p)

- Học bài. Ôn lại các nội dung đã học.

- Đọc, nghiên cứu Bài 22

(4)

Ngày soạn: 25/02/2021 Ngày giảng: 5/3/21

CHƯƠNG V

ĐẠI VIỆT Ở CÁC THẾ KỈ XVI - XVIII

Tiết 47 SỰ SUY YẾU CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN TẬP QUYỀN

( THẾ KỈ XVI- XVIII)

I . TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Sự sa đoạ của triều đình phong kiến Lê sơ dẫn đến những xung đột về chính trị, tranh giành quyền lực trong suốt 20 năm

- Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỉ XVI.

2. Kĩ năng

- Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình phong kiến nhà Lê (kể từ thế kỉ XVI).

3. Thái độ

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của nhân dân ta.

- Hiểu được rằng : Nước nhà thịnh hay suy là ở lòng dân 4.Định hướng phát triển năng lực phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Năng lực tự chủ, tự học.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật; xác định mối liên hệ, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng; so sánh, phân tích, khái quát hóa; nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử; vận dụng kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra...

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên

- Lược đồ phong trào nông dân khởi nghĩa TK XVI.

- Sgk, giáo án, tài liệu tham khảo, máy chiếu,…

2. Học sinh

- Sgk, vở ghi, vở bài tập, chuẩn bị bài trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, ...

IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định tổ chức(1p)

2. Kiểm tra bài cũ(5p)

(5)

- Kể tên các tác phẩm văn học và sử học thời Lý - Trần - Lê sơ theo bảng thống kê.

3. Bài mới

* Hoạt động: KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những nét chính về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

? Chính quyền thời Lê Sơ hoàn chỉnh và cực thịnh thời vua nào - Dự kiến sản phẩm:

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới:Vì sao nhà nước phong kiến thời Lê sơ (ở TK XV) rất thịnh trị mà sang TK XVI lại suy thoái nhanh chóng như vậy. Vậy đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy thoái đó.

Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về những nội dung này.

* Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hoạt động 1: 1. Triều đình nhà Lê

- Mục tiêu: Biết được sự sa đoạ của triều đình phong kiến, những phe phái dẫn đến mâu thuẫn xung đột, tranh giành quyền lợi ngày càng gay gắt trong nội bộ giai cấp thống trị.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm - Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1

- Thời gian: 20p

- Mục tiêu: Nêu được sự suy thoái của triều đình nhà Lê giai đoạn cuối.

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

Nguyên nhân nào dẫn đến tình hình suy thoái của triều đình Lê sơ.

Em có nhận xét gì về các vua Lê ở thế kỷ XVI so với Lê Thánh Tông.

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ

I. Tình hình chính trị, xã hội 1. Triều đình nhà Lê

(6)

? Em hãy cho biết tình hình nước ta thời Lê Thái Tổ, Lê Tháng Tông?

- Lê Thái Tổ: Triều đình phong kiến vững vàng, kinh tế ổn định.

- Lê Thánh Tông: chế độ phong kiến đạt đến cực thịnh.

? Để đạt được thành quả như vậy em thấy vua Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông có những biện pháp gì để trị nước?

- Yêu dân, luôn lấy dân làm gốc: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điều phát trước lo trừ bạo”.

- Luôn đoàn kết trên dưới một lòng đồng tâm, hiệp lực để bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước.

“Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cở phấp phới.

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hóa nước sông chén rượu ngọt ngào.”

Đặc biệt thời Lê Thánh Tông dưới chế độ thi cử quy củ chặt chẽ ông đã đào tạo cho đất nước bao nhiêu nhân tài.

- Bộ luật Hồng Đức với nội dung tiến bộ: bảo về quyền lợi phụ nữ, bảo vệ sản xuất khiến cho xã hội thời Lê rất thịnh vượng điều đó đã được nhân dân hết lòng cac ngợi: đời vua Thái Tổ, Thái Tông, thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn. Và thời đại nhà Lê TK XV được coi là thời kì thịnh vượng nhất ĐNA.

GV: Đến đời Lê Uy Mục, Lê Tương Dực thì tình hình nhà Lê thay đổi thế nào?

-Nhà Lê suy yếu dần.

GV: Vì sao nhà nước thời Lê ở TK XV rất thịnh trị mà sang TK XVI lại bị suy thoái nhanh chóng như vậy?

HS: Tầng lớp phong kiến thống trị đã thoái hóa.Vua quan không lo việc nước,chỉ hưởng lạc xa xỉ,xây dựng cung điện tốn kém.

- Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.

- Triều đình suy thoái.

-Vua quan không lo việc nước, chỉ hưởng lạc xa xỉ, xây dựng cung điện tốn kém.

- Triều đình rối loạn nội bộ chia bè kéo cánh tranh giành quyền lực.

(7)

- Quan lại địa phương cậy quyền thế ức hiếp dân lành, dùng của như bùn đất, coi dân như cỏ rác.

->Nhà Lê ngày càng suy yếu đứng trước nguy cơ sụy đổ.

GV Nhà Lê suy yếu là do hai vua. Em hiểu gì về vua Lê Uy Mục và Lê Tương Dực.

* Cuối TK XV và Lê Túc Tông con của vua Hiến Tông còn là ong vua trị nước sáng suốt nhân từ, nhưng Túc Tông lại sớm mắc trọng bệnh trước khi qua đời vì nhà vua không có con trai nên muốn nhường ngôi cho Tuấn(tức vua Lê Uy Mục) người anh thứ hai của mình. Khi Túc Tông mất, nhiều phe phái muôn tranh giành ngôi báu bà Thái hoàng thái hậu (bà nội của vua Túc Tông) không muốn lập Uy Mục lên làm vua vì cho rằng Uy Mục là con của kẻ tì thiếp không xứng đáng được nối ngôi. Trong khi đó thì mẹ nuôi của Uy Mục là Kính Phi và một số quan đại thần tìm mọi cách đưa Uy Mục lên ngôi. Sau khi lên ngôi Uy Mục quay lại tàn sát tất cả những người không ủng hộ mình trong đó có cả Thái hoàng thái hậu. Đêm nào vua cũng cùng cung phi uống rượu ai say thì giết. Sự tàn ác của nhà vua khiến cho người đời lúc đó gọi là ông vua quỷ. Vua Uy Mục để cho họ ngoại nắm hết quyền binh vì cho rằng họ có công đưa mình lên ngôi vì thế ngoại thích nắm hết quyền binh, giết hại tôn thất nhà Lê.

* Còn vua Lê Tương Dực cháu nội của Lê Thánh Tông. Khi Uy Mục giết hại công thần và Tôn Thất, ông bị bắt giam nhưng may ông trốn thoát chạy vào Thanh Hóa, sau đó Tương Dực khởi binh giết chết Uy Mục rồi tự lập làm vua.

Như vậy vua Uy Mục làm vua được 5 năm thọ 22 tuổi. Lê Tương Dực sau bị tướng Trịnh Duy Sản lộng quyền sai người giết chết Tương Dực ở ngôi được 7 năm thọ 24 tuổi.

? Em cã Nhận xét gì về các vua Lê thế kỷ XVI so với vua Lê Thánh Tông?

- Kém về năng lực và nhân cách, vua quan thoả

(8)

mãn,chuyển sang ăn chơi sa đoạ, chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau, nồi da xáo thịt huynh đệ tương tàn đưa đất nước vào thế tự suy vong.

? Sự suy yếu của triều đình nhà Lê dẫn đến hậu quả gì?

- Đời sống nhân dân cực khổ. Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt của cải của nhân dân. Đói kém mất mùa xảy ra liên miên-> Sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ vua quan tới các địa phương).

- Mâu thuẫn giai cấp sâu sắc.

? Từ mẫu thuẫn giai cấp như vậy em có thể hình dung xem nguy cơ nào xảy ra đối với đất nước lúc bấy giờ?

HS: Nội chiến sẽ xảy ra, giặc ngoài nhòm ngó (Trường hợp này chúng ta thấy: thời Ngô Quyền loạn 12 sứ quân. Sự thất bại của nhà Hồ để nhà Minh xâm lược. Việc gì đến sẽ đến. Vì bất bình với xã hội nhân dân đã nổi dậy đấu tranh)

Cuộc đấu tranh diễn ra như thế nào chúng ta chuyển sang phần 2

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành ...

...

Hoạt động 2 - Thời gian: 20p

- Mục tiêu: Tìm hiểu được nguyên nhân và diễn biến các phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI

- Phương pháp dạy học: thuyết trình, đàm thoại, dạy học gợi mở-vấn đáp, ...

- Kĩ thuật dạy học: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút,

2. Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỷ XVI

a. Nguyên nhân

(9)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu hs đọc mục I SGK

Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

? Thái độ của nhân dân đối với tầng lớp quan lại thống trị như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến những cuộc đấu tranh?

HS: Đời sống cực khổ, họ vùng lên đấu tranh.?

? Vì sao đời sống của nhân dân ở TK XVI lại rất cực khổ?

- Triều đình rối loạn, vua quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ, không chú ý đến sản xuất->hạn hán, mất mùa đói kém xảy ra liên miên.

- Quan lại cậy thế ức hiếp nhân dân, dùng của như bùn đất, coi dân như cỏ rác...

- Mâu thuần giữa nông dân và địa chủ, nhân dân với nhà nước phong kiến ngày cảng gay gắt...

Đó chính là nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa nông dân TK XVI.

? EM hãy thống kê các cuộc khởi nghĩa nông dân TK XVI.

HS: Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) - Hưng Hóa và Sơn Tây.

- Lê Hy,Trịnh Hưng (1512) - Nghệ An và Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở Tam Đảo.

- Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) - Đông Triều (Quảng Ninh).

? Em hiểu gì về cuộc khởi nghĩa Trần Tuân?

- Địa bàn hoạt động tương đối rộng, lực lượng có lúc lên tới hàng vạn người, từng uy hiếp cả kinh thành Thăng Long

? Trong các cuộc khởi nghĩa trên, khởi nghĩa nào là tiêu biểu? Vì sao?

HS: Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) - Đông Triều (Quảng Ninh) là khởi nghĩa têu biểu nhất vì:

Tham gia cuộc khởi nghĩa, nghĩa quân đều cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là “ quân ba

- Đời sống nhân dân cực khổ.

- Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt.

-> Bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

b. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu.

- Khởi nghĩa Trần Tuân (1511) - Hưng Hóa và Sơn Tây.

- Lê Hy,Trịnh Hưng (1512) - Nghệ An và Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phùng Chương (1515) ở Tam Đảo.

- Khởi nghĩa Trần Cảo (1516) - Đông Triều (Quảng Ninh).

(10)

chỏm”. Nghĩa quân 3 lần đánh Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, buộc vua tôi nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

? Em có nhận xét gì về quy mô phong trào đấu tranh của nông dân ở đầu TKXVI?

- Quy mô rộng lớn nhưng nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt.

? Kết quả và ý nghĩa của phong trào nông dân đầu thế kỉ XVI?

HS: Kết quả: Thất bại.

- Ý nghĩa: Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

GV: Vì sao các cuộc khởi nghĩa đều bị thất bại?

- Nổ ra lẻ tẻ, chưa đồng loạt, chưa biết liên kết, chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

GV: một em lên trình bày lại cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs trình bày kết quả.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của hs.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành

………..

………..

c. Kết quả - ý nghĩa - Kết quả: Thất bại.

- Ý nghĩa: Góp phần làm cho triều đình nhà Lê mau chóng sụp đổ.

* Hoạt động:LUYỆN TẬP

- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình chính trị - xã hội thời Lê ở TK XVI

- Thời gian: 8 phút

- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1: Tình hình nhà Lê sơ đầu TK XVI có điểm gì nổi bật?

A. Khủng hoảng suy vong. B. Phát triển ổn định.

(11)

C. Phát triển đến đỉnh cao. D. Phát triển không ổn định.

Câu 2: Thời Lê sơ đầu TK XVI mâu thuẩn nào diễn ra gay gắt nhất?

A. Mâu thuẩn giữa nông dân với địa chủ.

B. Mâu thuẩn giữa các phe phái phong kiến.

C. Mâu thuẩn giữa bọn quan lại với nhân dân địa phương.

D. Mâu thuẩn giữa nhân dân với nhà nước phong kiến.

Câu 3: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm"

A. Khởi nghĩa Trần Tuân. B. Khởi nghĩa Trần Cảo.

C. KHởi nghĩa Phùng Chương. D. Khởi nghĩa Trịnh Hưng.

Câu 4: Kết quả của các cuộc khởi nghĩa đầu TK XVI.

A. Góp phần làm nhà Lê nhanh chóng sụp đổ.

B. Nhiều lần uy hiếp chiếm kinh thành.

C. Có lần khiến vua Lê hoảng sợ chạy khỏi kinh thành.

D. Trước sau đều bị dập tắt.

Câu 5: Đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý em cho là đúng.

Trả lời:

+) Nguyên nhân bùng bổ các cuộc khởi nghĩa nông dân đầu thế kỉ XVI là gì?

x Triều đình nhà Lê suy yếu, rối loại. Vua quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

Các phe trong triều tranh giành quyền lực với nhau, nên nông dân nổi dậy để diệt trừ các phe phái.

x Đời sống nhân dân lầm than, khổ cực bị quan lại ức hiếp và bóc lột nặng nề.

Câu 6: Nối tên mỗi cuộc khởi nghĩa với thời gian và địa bàn hoạt động cho đúng.

A B

Khơi nghĩa Trần Tuân 1516, Đông Triều - Quảng Ninh

Khởi nghĩa Lê Hy, Trịnh Hưng

1515, vùng Tam Đảo

Khởi nghĩa Phùng Chương 1512, vùng Nghệ an, Thanh Hóa

Khởi nghĩa Trần Cảo 1511 ở Sơn Tây

* HOẠT ĐỘNG: VẬN DỤNG

(12)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 5p

? Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?

Gợi ý:

- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.

- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:

+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.

+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.

=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.

* HOẠT ĐÔNG 5: TÌM TÒI, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: Giúp HS tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Thời gian (7 phút)

Sử chép Trần Cảo là người trang Dưỡng Chân, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng).

Cuối thời Lê sơ, Trần Cảo làm đến chức Thuần Mỹ điện giám. Bấy giờ, vua Lê Uy Mục thì tàn ác, vua Lê Tương Dực thì hoang phí sa đọa, triều chính rối ren, khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra. Trần Cảo nghe lời sấm truyền trong dân gian rằng

"đông phương hữu thiên tử khí", bèn quyết định khởi binh lập nghiệp lớn.

Ông tụ tập những người tha hương trốn tránh làm vây cánh, tự xưng là cháu năm đời của vua Trần Thái Tông và là ngoại thích của Quang Thục hoàng hậu, mẹ vua Lê Thánh Tông. Tháng 3 năm 1516, ông cùng con là Cung và các thủ hạ Phan Ất người Chiêm Thành, Đình Ngạn, Đình Nghệ, Công Uẩn, Đình Bảo, Đoàn Bố dấy binh khởi nghĩa ở chùa Quỳnh Lâm, chiếm cứ hai huyện Thủy Đường và Đông Triều.

Trần Cảo khi ra trận mình mặc áo đen, quân lính đều cạo trọc đầu, để ba chỏm tóc nên còn gọi là lính tam đóa ( nghĩa là ba chỏm tóc). Ông tự xưng là Đế Thích giáng sinh, xưng làm vua, đặt niên hiệu là Thiên Ứng. Cả một vùng Hải Dương phía đông, quân nhà Lê không chống đỡ nổi, quân tam đóa làm chủ. "Đại Việt thông sử" ghi nhận: "vùng Hải Dương đều rạp xuống như cỏ gặp gió, không ai chống cự nổi". Quân của Trần Cảo đông tới vài vạn người.

(13)

--> Khởi nghĩa Trần Cảo là khởi nghĩa lớn nhất thời Lê sơ, tuy cuối cùng thất bại nhưng đã khiến triều đình nhà Lê nghiêng ngả. Các lực lượng quân phiệt khi đó lợi dụng việc chống Trần Cảo để phát triển lực lượng cho mình và hình thành các thế lực chia rẽ, chống đối nhà Lê. Dù không trực tiếp nhưng cuối cùng khởi nghĩa do ông đề xướng là một nguyên nhân khiến cho nhà Lê sụp đổ.

4. Hướng dẫn về nhà.

c bài. Hoàn thành bài tập. Trả lời câu hỏi 1,2 SGK/106

- Chuẩn bị: Bài 22: Phần II: CÁC CUỘC CHIẾN TRANH NAM - BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN

V. RÚT KINH NGHIỆM

Thủy Nguyên Hải Phòng) Lê UyMục Lê Tương Dực Trần Thái Tông Quang Thục hoàng hậu, LêThánh Tông. Cung Chiêm Thành, ĐôngTriều. Hải Dương Đại Việt thông sử

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nắm được những

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG.. a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là tìm hiểu được nét nổi bật của tình hình chính trị, kinh tế Trung Quốc thời

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của MLT qua clip, đưa học sinh vào tìm hiểu

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào

a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh

+ Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác,tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?. + Quyền khiếu nại và tố cáo