• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
39
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Ngày soạn: 22/1 / 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 1 năm 2021 Buổi sáng

TIẾNG VIỆT

CHỦ ĐIỂM : CUỘC SỐNG QUANH EM

Bài 21A: NHỮNG ÂM THANH KÌ DIỆU ( Tiết 1 + 2) I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Giọng hót chim sơn ca. Hiểu nội dung câu chuyện, nói được nhân vật yêu thích và rút ra được bài học từ câu chuyện.

-Viết đúng những từ chứa vần iu/ưu hoặc ai/ay/ây. Chép đúng một đoạn văn.

- Nói một số điều về loài chim.

- Biết yêu quý thiên nhiên và biết bảo vệ loài chim II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Tranh ảnh về một số loài chim phục vụ cho HĐ1.

Thẻ từ chữ: ( HĐ3) - Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 1

1. Khởi động HĐ 1: Nghe – Nói

* Chia sẻ với bạn những điều em biết về một loài chim

Nhận xét – tuyên dương 2. Khám phá

HĐ 2: Đọc a/ Nghe đọc

- GV giới thiệu bài đọc là một câu

- Cả lớp: Xem tranh ảnh về một số loài chim.

- Cặp: Từng HS nói về một loài chim mình

biết theo gợi ý trong SHS. Một em hỏi, một em trả lời và đổi vai cho nhau.

VD:

- Bạn thích chim gì?

- Tôi thích chim sáo.

- Chim sáo lông màu gì?

- Chim sáo lông màu đen.

(2)

chuyện nói về chim sơn ca.

- GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

Đọc thầm theo GV.

b/ Đọc trơn

- Đọc thầm bài Giọng hót chim sơn ca và tìm từ khó đọc

- Ghi từ khó(suối, rực rỡ, róc rách, bắt chước, chuyền cành)

- Hướng dẫn đọc câu: đọc và ngắt hơi đúng

- Hướng dẫn đọc đoạn

+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?

+ Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Nêu yêu cầu b trong SGK

- Kể tên những vật hòa theo giọng hót của sơn ca

- GV chốt ý kiến đúng: cỏ cây, hoa lá, dòng suối.

- Vì sao sơn ca có giọng hót hay?

+ Cho HS hoạt động theo nhóm

+ GV chốt ý kiến đúng: câu trả lời 3.

( Vì bắt chước tiếng suối, tiếng cây cối) - Giáo dục học sinh yêu quý thiên nhiên và bảo vệ loài chim

TIẾT 2

3. Hoạt động luyện tập HĐ 3. Viết

a. Chép đoạn 1 trong bài Giọng hót chim sơn ca

- Lắng nghe

- Lắng nghe cô đọc và đọc thầm theo cô

- Đọc thầm và tìm từ khó đọc

- HS luyện đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh )

- 2 – 3 HS đọc và ngắt hơi đúng câu trong SHS. Cả lớp đọc đồng thanh và ngắt hơi câu trên.

- 3 đoạn

- Cá nhân/nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài.

- Cả lớp: Thi đọc nối tiếp các đoạn giữa các nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn.

- Nghe GV nhận xét các nhóm đọc.

- Nghe GV nêu yêu cầu b trong SHS.

- 1- 2 HS trả lời.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc câu hỏi, từng HS tìm câu trả lời. Cả nhóm thống nhất câu trả lời.

- Đại diện một số nhóm nêu kết quả thảo luận.

- Lắng nghe

(3)

- Nêu yêu cầu: Chép đoạn 1 trong bài Giọng hót chim sơn ca.

- GV đọc đoạn viết ( Đoạn 1 ) - Cho HS đọc cả đoạn viết + Khi viết ta cần chú ý điều gì ? + Tìm chữ viết hoa trong bài?

- Đọc đoạn văn trên bảng, hướng dẫn HS chép bài vào vở

( Gv theo dõi chỉnh sửa cho HS ) GV đọc chậm cho HS soát lại lỗi

- Nhận xét bài viết của một số bạn b. Tìm từ ngữ viết đúng ( chọn 1)

*Tổ chức trò chơi : Chim bay, cò bay - Hướng dẫn cách chơi

Chọn đúng và nhanh từ viết đúng chính tả

Đội nào chọn đúng và nhanh , đội đó thắng

- Theo dõi HS chơi - Nhận xét từng nhóm

- Gắn những thẻ từ viết đúng lên bảng

- Cho cả lớp bình chọn đội thắng cuộc – Tuyên dương

- Cho HS làm vở bài tập phần a: Chọn từ ngữ chứa vần ưu hoặc iu vào chỗ trống

* Củng cố - dặn dò

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Lắng nghe

- 1 HS đọc cả đoạn.

- Ghi đầu bài, viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng; tư thế ngồi viết….)

- Sơn ca, Khi

- Nhìn bảng, chép đoạn văn vào vở theo hướng dẫn

Sơn ca/ có giọng hót hay/ nhất khu rừng./ Khi sơn ca hót,/ cỏ cây,/ hoa lá,/

dòng suối/ rì rào hoà theo.

- HS soát lại lỗi chính tả

- Chơi trò Chim bay, cò bay để tìm từ viết đúng.

- Nghe GV hướng dẫn chọn mục (1) - Nghe GV hướng dẫn cách chơi: HS ở mỗi nhóm đứng thành vòng tròn, mỗi nhóm có 6 – 8 HS. Khi nghe GV hô từ viết đúng, HS đứng trong vòng tròn giơ thẻ từ viết đúng lên. Ai giơ thẻ từ viết sai sẽ bị cho ra ngoài vòng chơi.

- HS chơi trong nhóm: Mỗi em cầm 3 thẻ từ viết đúng và 3 thẻ từ viết sai để chơi. Nhóm này chơi xong mới đến nhóm khác chơi.

- Nghe GV nhận xét từng nhóm. Nhìn GV gắn những thẻ từ viết đúng lên bảng.

- Bình chọn đội thắng

- Từng HS viết từ trong những thẻ từ viết đúng vào VBT.( cấp cứu, bưu điện,

(4)

- Yêu cầu hs đọc lại bài - Nhận xét tiết học

cái rìu) - Hs trả lời - Hs đọc lại bài - Hs lắng nghe

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 3

1. Khởi động:

- Cho HS khởi động bài hát: Con chim vành khuyên

2. Hoạt động vận dụng HĐ 4. Nghe – nói

- Nêu chủ đề: Nói về một việc mà sơn ca đã làm để có giọng hót hay

+ Hướng dẫn tìm những việc làm của sơn ca để có giọng hót hay(VD: lắng nghe tiếng cây cối xào xạc, tiếng suối chảy róc rách...)

+ Cho HS luyện nói Nhận xét – tuyên dương

- Cho HS làm bài tập 3trong VBT

+ Viết câu nói về một điều tốt em mong muốn cho loài chim.

3. Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 21B Nước có ở đâu?

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- Lắng nghe

- Nghe GV hướng dẫn tìm những việc làm của sơn ca để có giọng hót hay - 2 – 3 HS nói việc làm của sơn ca.

- HS suy nghĩ và viết vào vở -Bình chọn bạn học tốt

Chiều

ĐẠO ĐỨC

Bài 19: TỰ GIÁC LÀM VIỆC NHÀ I. MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh sẽ:

- Nêu được những việc cần tự giác làm ở nhà - Biết được vì sao phải tự giác làm việc nhà - Tự giác làm những việc nhà vừa sức II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1

(5)

- Tranh ảnh, bài hát" Bé quét nhà"

- Máy tính, máy chiếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Khởi động: 5p

Gv tổ chức cho hs hát bài " Bé quét nhà"

- Gv hỏi:

+ Bạn nhỏ trong bài hát đã làm đã làm việc gì?

+ Em đã tự giác làm được những việc gì giúp đỡ bố mẹ?

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Mỗi chúng ta cần tự giác làm những việc nhà phù hợp với lứa tuổi

2. Khám phá: 7p

Tìm hiểu những việc em cần tự giác làm ở nhà và lợi ích của các việc đó

- Gv chiếu tranh ở mục khám phá

- Gv yêu cầu hs quan sát tranh, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đang làm gì?

+ Bạn trong tranh đã tự giác làm được những việc nào ở nhà?

+ Từ thực tế ở nhà em và quan sát tranh, em hãy kể tên những việc mình đã làm được. Em có cảm xúc gì khi làm xong việc đó?

+ Theo em vì sao phải tự giác làm việc nhà?

- Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Ở nhà dù hoàn cảnh gia đình mỗi em mỗi khác, các em đều phải tự giác lau dọn nhà cửa, chăm sóccây, hoa, thu dọn rác, yự gấp, cất quần áo, chăm sóc các con vật nuôi....Khi tự giác làm được như vậy, các em sẽ hãnh diện vì cảm thấy mình là một thành viên có ích trong gia đình, được học

- Cả lớp đứng dậy hát - Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát tranh - Hs suy nghĩ để trả lời

- Hs đứng tại chỗ trả lời - Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs quan sát

- Hs thảo luận theo nhóm 4

(6)

cách để trở thành người tự lập và thể hiện trách nhiệm của bản thân.

3. Luyện tập: 10p

Hoạt động 1: Xác định bạn tự giác, bạn chưa tự giác làm việc nhà

- Gv chiếu 5 tranh ở mục luyện tập

- Cho hs thảo luận theo nhóm 4 để trả lời câu hỏi: Bạn nào tự giác, bạn nào chưa tự giác làm việc nhà? Vì sao?

- Cho hs thảo luận trong 1 phút - Gọi hs lên trình bày

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Để giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ, gọn gàng...các em cần tự giác giúp bố mẹ một số việc phù hợp với khả năng của bản thân như: Nhặt rau, gấp quần áo, cho vật nuôi ăn, vứt rác đúng nơi quy định...Nếu làm tốt các em vừa thể hiện được tình yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ, vừa thể hiện được trách nhiệm bổn phận của mình với gia đình

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Gv cho hs chia sẻ trong nhóm bàn thời gian là 1 phút

- Gv nêu yêu cầu: Em hãy chia sẻ cùng các bạn những việc nhà em đã tự giác làm?

Cảm xúc của em khi đó như thế nào?

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi những bạn đã biết tự giác tham gia các hoạt động ở trường

4. Vận dụng: 10p

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn - Gv chiếu tranh mục vận dụng

- Gv nêu tình huống: Trước khi đi làm mẹ

- Hs trình bày

+ Các bạn trong tranh 1,2,4,5 đã tự giác làm việc nhà

+ Các bạn trong 3 chưa tự giác làm việc nhà

- Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận theo nhóm đôi

- Hs lên chia sẻ trước lớp - Nhận xét, bổ sung

- Hs quan sát

- Hs thảo luận trong nhóm

- Hs chia sẻ trước lớp( Hs có thể đưa ra các lời khuyên như

+ Bạn hãy cất quần áo luôn nhé!

+ Bạn hãy xin lỗi mẹ và lần sau cần tự giác làm việc nhà nhé!....)

- Nhận xét

(7)

nhắc bạn nhỏ ở nhà cất quần áo. Tuy nhiên, khi mẹ đi làm về, bạn nhỏ chưa cất, mẹ hỏi:

Con vẫn chưa cất quần áo à? Em hãy đưa ra lời khuyên cho bạn

- Cho hs thảo luận theo nhóm đôi để đưa ra các lời khuyên cho bạn

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, bổ sung, khen ngợi nhóm đã đưa ra lời khuyên hay

KL: Bạn nhỏ nên tự giác làm những việc nhà vừa sức, dù bố mẹ có dặn hay không Hoạt động 2: Em rèn luyện thói quen tự giác làm việc nhà

- Gv hỏi: Em đã tự giác làm được những việc nhà gì?

- Gọi hs trả lời

- Tuyên dương những hs đã biết tự giác làm việc nhà

- Các em cùng tự giác thực hiện làm các việc nhà như giặt, phơi, gấp, cất quần áo vào tủ mỗi ngày. Các em không cần vội phải biết làm ngay mọi việc mà có thể tập gấp, cất quần áo vào tủ trước rồi dần dần tập thêm việc giặt, phơi...và duy trì rèn luyện thường xuyên, các em sẽ tạo được thói quen tốt tự giặt quần áo

KL: Tự giác giặt, phơi, gấp, cất quần áo là thói quen tốt các em càn thực hiện mỗi ngày

Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng - Gv đọc thông điệp

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs nhắc lại thông điệp theo cô

- Hs lắng nghe

(8)

Tự giác giúp mẹ cha

Chăm chỉ không quản ngại Cả nhà vui chan hòa

* Củng cố, dặn dò: 3p - Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu

- Dặn hs cần có thói quen tự giác làm việc nhà

LUYỆN TIẾNG VIỆT

LUYỆN TUẦN 21: HOẠT ĐỘNG 1+2 I. MỤC TIÊU:

- Nói được tên một số con vật mà em yêu thích, và lợi ích của chúng.

- Đọc trơn, đọc đúng các từ, câu trong đoạn bài : Ngày hội dưới đáy biển.

- Góp phần hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực ngôn ngữ .

- Phẩm chất: Chăm chỉ trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Máy chiếu, máy tính.

- HS: Vở thực hành Tiếng Việt.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động khởi động

-Cho hs hát

HĐ1: Nghe – nói Bài 1. Hỏi - đáp

- Yêu cầu học sinh quan sát tranh và làm việc nhóm đôi, trao đổi với bạn trong nhóm theo câu hỏi:

+ Bạn thích nhất loài vật nào? Vì sao?

+ HS viết vào vở.

- Gọi các nhóm lên chia sẻ.

- Nhận xét.

2. Hoạt động khám phá HĐ2: Đọc

- Cả lớp hát

- Học sinh làm việc nhóm đôi.

- HS viết vào vở

- Các nhóm chia sẻ trước lớp.

(9)

Bài 2. Đọc và trả lời câu hỏi ( bài Ngày hội dưới đáy biển)

- Chiếu tranh học sinh quan sát tranh minh họa và đoán nội dung bài học - Giới thiệu bài học.

- Đọc mẫu cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu sau mỗi đoạn

Hướng dẫn học sinh đọc nối tiếp câu.

- Nhận xét, chỉnh sửa cách đọc cho hs.

- Cho học sinh đọc một số từ dễ phát âm sai

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm bàn

- Nhận xét, sửa sai cho học sinh (nếu có).

- Gv chia bài thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến nhiều màu nhất.

+ Đoạn 2: Đoạn còn lại.

- Hướng dẫn đọc nối tiếp đoạn.

- Giáo viên giải nghĩa một số từ: đệm đàn, trái cây.

- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn1

* Củng cố, dặn dò:

- Gọi học sinh đọc lại bài.

-Về nhà đọc lại bài.

- Quan sát tranh và đưa ra ý kiến của mình

- Lắng nghe

- Theo dõi và lắng nghe giáo viên đọc

- Đọc nối tiếp câu.

- Cả lớp đọc đồng thanh các từ khó:

trong vắt, mặn chát, ca ót, lực lưỡng, ...

- Học sinh luyện đọc theo nhóm - 2-3 cặp thi đọc trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- Hs đánh dấu đoạn.

- Hs luyện đọc nối tiếp đoạn.

- Học sinh đọc đồng thanh.

- HS đọc lại bài.

Ngày soạn: 23/1/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 1 năm 2021 TIẾNG VIỆT

Bài 21B : NƯỚC CÓ Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Nước ngọt và sự sống. Biết thông tin chính của bài. Gọi tên được sự vật trong tranh ảnh thể hiện nội dung bài.

- Viết đúng những từ mở đầu bằng ng/ngh. Nghe – viết đúng một đoạn văn.

- Nghe kể câu chuyện Những giọt nước tí xíu và kể lại được một đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý và tranh.

(10)

- Biết sử dung và tiết kiệm nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng nhóm để HS học ở HĐ1.4 – 5 bộ thẻ hình có chữ để trống để học HĐ3b. 3 tranh kể chuyện trong SHS cho hoạt động nghe kể chuyện.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động HĐ 1: Nghe – Nói

* Nói tên việc làm của các bạn trong tranh

- Cho HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn thực hiện yêu cầu - Phát bảng nhóm

- Tổng kết những việc mà con người cần dùng nước

+ Nước để uống, đánh răng, tưới cây, giặt quần áo…

Nhận xét – tuyên dương 2. Hoạt động khám phá HĐ 2: Đọc

a/ Nghe đọc

- GV giới thiệu bài đọc Nước ngọt và sự sống

- GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

Đọc thầm theo GV.

b/ Đọc trơn

- Đọc thầm bài Nước ngọt và sự sống và tìm từ khó đọc

- Ghi từ khó(sông, suối, rửa ráy)

- Giải nghĩa một số từ: nước mặn (nước có ở biển), nước ngọt (nước có ở sông, suối, hồ, ao, giếng), tiết kiệm (lấy nước

- HS đọc yêu cầu - Lắng nghe

- HS ở mỗi nhóm viết những việc con người cần dùng nước vào bảng nhóm.

Mỗi HS nêu tên một việc mà người dùng nước cần làm vào bảng nhóm rồi treo lên bảng lớp.

- Nghe GV tổng kết những việc mà con người cần dùng nước từ kết quả của các nhóm.

- Lắng nghe

- Lắng nghe cô đọc và đọc thầm theo cô

- Đọc thầm và tìm từ khó đọc

- HS luyện đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh )

- Lắng nghe

(11)

đủ dùng, không lấy thừa).

- Hướng dẫn đọc câu: đọc và ngắt hơi đúng

- Hướng dẫn đọc đoạn

+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?

+ Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Nêu yêu cầu b trong SGK - Nước ngọt có ở đâu?

- GV chốt ý kiến đúng: Nước ngọt có ở sông, suối, hồ, ao, giếng.

- Nói tên việc làm để tiết kiệm nước trong mỗi hình sau:

+ Cho HS hoạt động theo nhóm + GV chốt ý kiến đúng

+ Cho HS viết tên việc làm tiết kiệm nước vào VBT.

+ Nhận xét bài của HS

- Giáo dục học sinh biết tiết kiệm nước TIẾT 2

3. Hoạt động luyện tập HĐ 3. Viết

a. Nghe- viết một đoạn trong bài Nước ngọt và sự sống (từ Chỉ lấy đủ…đến ống nước vỡ).

- Nêu yêu cầu: Chép đoạn 1 trong bài Giọng hót chim sơn ca.

- GV đọc đoạn viết ( Đoạn 1 )

- 2 – 3 HS đọc và ngắt hơi đúng câu trong SHS. Cả lớp đọc đồng thanh và ngắt hơi câu trên.

- 2 đoạn

- Cá nhân/nhóm: Mỗi HS đọc một đoạn, đọc nối tiếp các đoạn đến hết bài.

- Cả lớp: Thi đọc nối tiếp các đoạn giữa các nhóm. Mỗi nhóm cử 1 HS đọc một đoạn.

- Nghe GV nhận xét các nhóm đọc.

- Nghe GV nêu yêu cầu b trong SHS.

- 1- 2 HS trả lời.

- Thực hiện yêu cầu c.

Mỗi HS chỉ vào một tranh, nói xem trong tranh có người nào, người ấy đang làm gì, việc làm đó có tiết kiệm nước không. VD: HS chỉ tranh 1 và nói:

”Bạn đã khoá vòi nước vì thùng nước đã đầy”. Từng HS viết tên việc làm tiết kiệm nước vào VBT.

- Đọc bài viết cá nhân

- Lắng nghe

(12)

- Cho HS đọc cả đoạn viết + Khi viết ta cần chú ý điều gì ? + Tìm chữ viết hoa trong bài?

- Đọc đoạn văn trên bảng, hướng dẫn HS chép bài vào vở

(Gv theo dõi chỉnh sửa cho HS ) GV đọc chậm cho HS soát lại lỗi - Nhận xét bài viết của một số bạn b. Tìm từ ngữ viết đúng ( chọn 1)

*Tổ chức trò chơi : Bỏ thẻ để viết đúng từ ngữ

- Hướng dẫn cách chơi

+ Mục đích trò chơi là luyện viết đúng các từ ngữ có tiếng mở đầu là ng/ngh.

Cách chơi: theo nhóm. Mỗi nhóm gồm 6 em ngồi thành vòng tròn. Nhóm cử một bạn cầm 4 thẻ từ đi bỏ sau lưng 4 bạn. Các bạn đưa tay ra sau lấy thẻ từ, viết vào chỗ trống chữ ng hoặc ngh trên thẻ của mình rồi đặt trước mặt.

Chọn đúng và nhanh từ viết đúng chính tả

Đội nào chọn đúng và nhanh , đội đó thắng

- Theo dõi HS chơi - Nhận xét từng nhóm

- Gắn những thẻ từ viết đúng lên bảng - Cho cả lớp bình chọn đội thắng cuộc – Tuyên dương

- Cho HS làm vở bài tập phần a: Chọn từ ngữ chứa âm ng ngh vào chỗ trống

- Nghe GV đọc đoạn văn viết chính tả.

- 1 HS đọc lại

- Ghi đầu bài, viết hoa chữ cái đầu câu, tên riêng; tư thế ngồi viết….)

- Viết các từ có chữ cái mở đầu viết hoa ra nháp: Chỉ, Khoá.

- Viết đoạn văn vào vở theo lời GV đọc: nghe từng cụm từ và ghi nhớ, chép lại cụm từ đã ghi nhớ.

- Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

- Nghe GV nhận xét bài viết chính tả của một số bạn.

- Nghe

- Cả nhóm xác nhận thẻ viết đúng; thẻ nào viết sai thì yêu cầu bạn sửa lại cho đúng.

- Bình chọn đội thắng

- Từng HS viết từ trong những thẻ từ viết đúng vào VBT.( rau ngót, bé ngủ, củ nghệ, con ngao, con nghé)

(13)

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 17:CON VẬT QUANH EM ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu được tên, mô tả hình dạng, màu sắc, độ lớn của một số con vật thường gặp xung quanh và đặc điểm nổi bật của chúng; đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu các con vật; nhận biết được sự đa dạng của động vật.

Nêu được các bộ phận chính của con vật gồm: đầu, mình và cơ quan di chuyển;

vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chú thích tên các bộ phận bên ngoài của một con vật.

- Nêu được các lợi ích của con vật. Phân biệt được một số con vật theo lợi ích hoặc tác hại của chúng đối với con người.

- Nhận biết được tầm quan trọng của các con vật có ích, từ đó có thái độ yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con vật, đồng thời nhận biết được một số tác hại do một số con vât gây ra, từ đó có ý thức và hành động phù hợp để phòng tránh.

II. ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

+ Hình trong SGK phóng to (nếu ), phiếu quan sát con vật.

+ Hình về lợi ích của các con vật; giấy khổ lớn cho các nhóm chơi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Mở đầu:

- GV cho HS chơi trò chơi ghép chữ vào sơ đồ để chỉ các bộ phận của con vật.

2. Hoạt động khám phá

-GV tổ chức cho HS quan sát theo nhóm hoặc cả lớp hình các con vật trong SGK và cho biết các con vật có những lợi ích gì.

-Sau đó, GV chốt: các con vật nuôi có lợi ích: làm thức ăn, làm cảnh, lấy sức kéo,

-GV hỏi thêm:

+Ngoài những lợi ích của các con vật như đã thể hiện trong hình, em còn thấy con vật có những lợi ích nào khác? (lấy lông, làm xiếc,…)

3. Hoạt động thực hành

-Chơi trò chơi: HS làm việc nhóm để dán

- HS chơi trò chơi ghép chữ

- HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm về lợi ích của cây

- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung.

- HS nêu

- HS trả lời

- HS chơi trò chơi

(14)

hình các con vật mà nhóm đã sưu tầm được thành các nhóm theo lợi ích khác nhau. Ngoài 2 nhóm đã gợi ý trong SGK, HS tùy vào hình con vật của mình mà xác định thêm nhóm mới, ví dụ: lấy lông, làm cảnh,…

- Nếu nhóm nào quá ít hình thì GV điều chỉnh giữa các nhóm hoặc bổ sung thêm để các nhóm đều có hình về các con vật với nhiều lợi ích khác nhau.

Yêu cầu cần đạt: HS quan sát hình, xác định được lợi ích của chúng và phân loại được các con vật theo lợi ích.

4. Hoạt động vận dụng Hoạt động 1

- HS quan sát hình các con vật truyền bệnh. GV hỏi:

+Các con vật đó có lợi hay gây hại cho con người? Vì sao?

Yêu cầu cần đạt: HS giải thích được tác hại của một số con vật và có ý thức phòng tránh.

Hoạt động 2

GV cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi:

+ Em nhìn thấy gì trong hình?

+ Vì sao chúng ta phải ngủ màn?

Yêu cầu cần đạt: HS mạnh dạn, tự tin nêu ra lí do cần phải ngủ màn.

1. Đánh giá

-HS yêu quý các con vật và có ý thức phòng tránh bệnh tật từ các con vật truyền bệnh.

-Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV tổ chức cho HS thảo luận về hình tổng kết cuối bài để thấy được thái độ yêu quý vật nuôi.

2. Hướng dẫn về nhà

-Tìm hiểu về các biện pháp chăm sóc và

- HS xác định nhóm và tham gia - HS sẽ đi tham quan và nghe phần thuyết minh

- HS làm việc theo nhóm, liên hệ thực tế

- HS trả lời - HS lắng nghe - HS hảo luận cả lớp - HS trả lời

- HS lắng nghe và thực hiện - HS nêu

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại - HS lắng nghe

(15)

bảo vệ vật nuôi.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

TOÁN

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TỪ 21 ĐẾN 40) I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc các số từ 21 đến 40.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển NL toán học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh khởi động

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

* Gv cho hs quan sát tình huống trong SGK (Trang 96)

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về những điều em quan sát được từ bức tranh

- Em đếm như thế nào?

- Nhận xét.

-Giới thiệu bài:Các số có hai chữ số(Từ 21-40)

B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

1. Hình thành các số từ 21 đến 40 a) GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:

- GV lấy 23 khối lập phương rời.

- Yêu cầu HS đếm

- Có bao nhiêu khối lập phương ?

- HS quan sát tranh, chia sẻ trong nhóm đôi, nói rõ cách đếm

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp VD: Có 23 búp bê”, ...

- VD đếm từ 1 đến 23 và đếm như sau: mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Có hai mươi ba búp bê

- HS cũng lấy 23 khối lập phương - HS đếm.

- HS nói: “Có 23 khối lập phương”

(16)

- GV thao tác : cứ 10 khối lập phương xếp thành một “thanh mười”. Đếm các thanh mười và khối lập phương rời:

mười, hai mươi, hai mươi mốt, hai mươi hai, hai mươi ba. Vậy có tất cả hai mươi ba khối lập phương.

- Giới thiệu số 23:

Cách đọc: hai mươi ba

Cách viết :Viết chữ số 2 trước, cách nửa li viết chữ số 3 đều cao 2 dòng li…

- GV viết mẫu

- Yêu cầu HS viết số 23

- Tương tự thực hiện với số 21,32,37 b) HS thao tác, đếm đọc viết các số từ 21-> 40.

- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 4:

Xếp các khối lập phương đếm số khối lập phương ,đọc số, viết số thích hợp .

c) Gọi HS báo cáo kết quả theo nhóm.

- Gv ghi các số từ 21 đến 40

- Gọi cả lớp đọc các số từ 21 đến 40.

Lưu ý: GV chú ý rèn và sửa cho HS đọc các số: hai mươi mốt. ba mươi mốt, hai mươi lăm, ba mươi lăm, mười bốn, hai mươi tư, ba mươi tư.

2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- GV nêu số - yêu cầu HS lấy số ra đủ số khối lập phương (que tính) rồi lấy thẻ số đặt cạnh

- G kiểm tra, nhận xét - Cho HS thực hiện vài lần

- HS quan sát

- HS thao tác lại và đếm - HS đọc số theo dãy

- HS quan sát, viết bảng con 23 - Đọc lại số

- HS thực hiện trong nhóm 4 : Xếp các khối lập phương đếm số khối lập phương ,đọc số, viết số thích hợp vào bảng con

- Dãy 1: các số từ 21-25 - Dãy 2: các số từ 25-30 - Dãy 3: các số từ 31-35 - Dãy 4: các số từ 36-40

- HS báo cáo kết quả theo nhóm - Đọc các số vừa tìm được

HS lấy ra đủ số khối lập phương (que tính), ... theo yêu cầu của GV , đồng thời lấy thẻ số đặt cạnh những khối lập phương (que tính) vừa lấy

(17)

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1. Số?

Yêu cầu HS thực hiện các thao tác: - Đếm số lượng các khối lập phương, đặt các thẻ số tương ứng vào ô ?. - Đọc cho bạn nghe các số vừa đặt.

=>Chốtcách đọc, viết số Bài 2. Viết các số?

- Yêu cầu HS

- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết. - Đổi vở để kiểm tra

=>Chốt: Thứ tự, vị trí các số từ 20- 40 Bài 3

- Yêu cầu HS đếm, tìm số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- Gọi HS đọc các số từ 1 đến 40. GV đánh dấu một số bất kì trong các số từ 1 đến 40, yêu cầu HS đếm đến số đó - GV che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã bị che

VD che các số 10, 20, 30, 40 hoặc 11, 21, 31 hoặc 5,10,15,20, 25, 30, 35, 40 hay 4,14,24 34.

=> Chốt : Cách đếm. Chú ý cách đọc

“mười” hay “mươi”; “một hay mốt. ” hay “lăm hay năm ”; “bốn” hay “tư”.

D. Hoạt động vận dụng Bài 4

- Yêu cầu HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe trên sân có bao nhiêu cầu thủ, mỗi đội bóng có bao nhiêu cầu thủ..

- GV khuyến khích HS quan sát tranh,

- HS nêu yêu cầu

-Thực hiện trong nhóm đôi - Trao đổi trước lớp

- HS nêu yêu cầu -HS làm bài vào VBT.

- Đọc các số vừa viết

- Đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có

- HS nêu yêu cầu

-Thực hiện trong nhóm đôi - Trao đổi trước lớp

- HS thực hiện đếm

- HS đếm cách số

- HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe trên sân có bao nhiêu cầu thủ, mỗi đội bóng có bao nhiêu cầu thủ

- Chia sẻ trước lớp cách đếm

- HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn

(18)

kể chuyện theo tình huống bức tranh.

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào.

- HS nêu.

___________________________________________

Chiều

TIẾNG VIỆT

Bài 21B : NƯỚC CÓ Ở ĐÂU?

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Nước ngọt và sự sống. Biết thông tin chính của bài. Gọi tên được sự vật trong tranh ảnh thể hiện nội dung bài.

- Viết đúng những từ mở đầu bằng ng/ngh. Nghe – viết đúng một đoạn văn.

- Nghe kể câu chuyện Những giọt nước tí xíu và kể lại được một đoạn câu chuyện theo câu hỏi gợi ý và tranh.

- Biết sử dung và tiết kiệm nước II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: Bảng nhóm để HS học ở HĐ1.4 – 5 bộ thẻ hình có chữ để trống để học HĐ3b. 3 tranh kể chuyện trong SHS cho hoạt động nghe kể chuyện.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 3

4. Hoạt động vận dụng HĐ 4. Nghe – nói

a) Nghe kể câu chuyện Những giọt nước tí xíu.

- GV kể từng đoạn câu chuyện cho đến hết câu chuyện.

- GV kể lại câu chuyện theo từng tranh.1 – 2

- Nêu câu hỏi dưới mỗi tranh cho HS trả lời

- Nhận xét

b) Kể một đoạn câu chuyện.

- Mỗi nhóm chỉ kể 1 đoạn. GV cho 3

- Nhìn tranh, nghe GV kể từng đoạn câu chuyện cho đến hết câu chuyện.

- Nhìn tranh, nghe GV kể lại câu chuyện theo từng tranh.1 – 2

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- 3 nhóm kể 3 đoạn khác nhau - Theo dõi bạn kể

(19)

nhóm kể 3 đoạn khác nhau. Ở mỗi nhóm, từng HS chỉ vào tranh, nghe bạn đọc câu hỏi dưới tranh để kể chuyện theo tranh đó.

- Mỗi nhóm cử một bạn kể một đoạn mà nhóm đã kể.

- Bình chọn nhóm kể hay nhất (kể đúng và đủ chi tiết).

- Cho HS làm bài tập 3 VBT

+ Em sẽ làm gì để tiết kiệm nước? Viết hoặc vẽ tranh về việc làm đó?

+ Nhận xét bài làm của HS 5.Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 21C Trẻ thơ và trăng -Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- Thi kể một đoạn câu chuyện:

- Bình chọn bạn kể tốt

- HS hoàn thiện bài trong VBT

- Lắng nghe

___________________________________________

LUYỆN TOÁN

LUYỆN ĐỌC, VIẾT CÁC SỐ CÓ HAO CHỮ SỐ ( TỪ 21 ĐẾN 40) I. MỤC TIÊU:

- HS biết đọc,viết đúng các số 21 đến 40.

- Rèn cho hs kỹ năng đọc , viết số.

- HS yêu thích môn toán

II.ĐỒ DÙNG, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC - GV: Phiếu bài tập, bảng phụ.

- Hs: Bảng con, phấn .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của gv Hoạt động của hs I. Kiểm tra bài cũ: (5’).

- Yêu cầu Hs viết bảng con các số 20, 80, 60, 50.

- Gọi Hs đọc số.

- Gv nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: ( 1') Trực tiếp 2. Ôn tập (15’)

*Bài 1( 5’): Điền vào chỗ châm cho

+ Hs viết bảng con

+ 4 Hs đọc.

(20)

thícthích hợp.

a) ba mươi sáu :…..

hai mươi tám:...

ba mươi lăm:...

bốn mươi mốt:...

b) 30:... 25:...

39:... 22:...

39:...23:...

- Yêu cầu hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu lớp làm trong phiếu, 1 hs làm t trong bảng phụ.

* Gv chốt kết quả

- BT củng cố cách viết số từ 21 đến 40 Bài 2: Điền số thích hợp vào ô trống:

- Gv Y/C Hs viết số

=>- YC hs làm bài cá nhân 3 phút.

- Gọi hs nêu bài làm.

+ Dãy số được viết theo thứ tự nào?

+ Cho HS thực hiện - Gv nhận xét .

*Bài 3: Nối các số và cách đọc cho đúng

- HS nêu câu yêu cầu.

- HS thực hiện nối - Gv nhận xét

III. Củng cố, dặn dò: ( 5') - Nhận xét giờ học.

-Về viết số từ 21 đến 40 vào vở li và

- 2 Hs nêu Y/C.

+ Hs làm bài, 1Hs làm bảng phụ.

+ Hs nhận xét bài của bạn.

+Hs làm bài cá nhân:

+Dãy số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn.

- 2 Hs nêu Y/C:

+ Hs làm bài + 1 Hs đọc kết quả + Hs nhận xét,bổ sung.

- Hs lắng nghe.

Ngày soạn: 24/1/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 1 năm 2021 Buổi sáng

TIẾNG VIỆT

Bài 21C: TRẺ THƠ VÀ TRĂNG I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng từ, câu thơ, đoạn thơ trong bài Trăng của bé. Hiểu ý chính của bài thơ là bé yêu trăng, thấy trăng như bạn của bé.

- Tô chữ hoa D, Đ viết từ có chữ hoa D, Đ. Viết câu nói về trăng.

(21)

- Nói lời giới thiệu tranh tự vẽ về trăng.

- Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên: - tranh ảnh về mặt trăng và hoạt động của trẻ em dưới trăng để học ở HĐ1.

Mẫu chữ hoa D, Đ phóng to để tập viết ở HĐ3.

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai Tập viết 1, tập hai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động HĐ 1: Nghe – Nói

* Nói những điều em thích về mặt trăng - Cho HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn thực hiện yêu cầu + Cho HS quan sát tranh SGK

+ Trăng có hình gì? Ánh sáng của trăng có màu gì? Trên mặt trăng có hình gì?

Mỗi nhóm cử một bạn nói 1 hoặc 2 – 3 điều em thích về trăng.

+ Cho HS nói điều mình thích về trăng - Chốt nội dung: Mặt trăng có hình dạng hình tròn vào đêm rằm, hình lưỡi liềm…mặt trăng mọc vào ban đêm, tỏa ánh sáng xuống trái đất…

Nhận xét – tuyên dương 2. Hoạt động khám phá HĐ 2: Đọc

a/ Nghe đọc

- GV giới thiệu bài đọc Trăng của bé - GV đọc cả bài rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn.

Đọc thầm theo GV.

b/ Đọc trơn

- Đọc thầm bài Trăng của bé và tìm từ khó đọc

- Ghi từ khó(khuya, trốn, chạy)

- Giải nghĩa một số từ: ngó, khuya, bao

- HS đọc yêu cầu

- HS quan sát rồi trả lời

- Một vài HS nói.

- HS bình chọn bạn nói hay nhất.

- Lắng nghe

- Lắng nghe

- Lắng nghe cô đọc và đọc thầm theo cô

- Đọc thầm và tìm từ khó đọc

- HS luyện đọc từ khó( cá nhân, đồng thanh )

(22)

la

- Hướng dẫn đọc câu: đọc và ngắt hơi đúng

- Hướng dẫn đọc đoạn

+ Bài văn được chia làm mấy đoạn?

+ Cho HS đọc nối tiếp theo đoạn

Nhận xét – tuyên dương c. Đọc hiểu

- Nêu yêu cầu b trong SGK

- Khổ thơ số mấy nói về bé và trăng vào đêm khuya?

+ Tìm khổ thơ có từ khuya? Đọc số của khổ thơ đó?

- GV chốt ý kiến đúng

- Đọc những câu thơ em thích trong bài + Cho HS hoạt động cá nhân

+ GV tuyên dương

- Cho HS làm bài tập 1,2 – VBT

- Giáo dục học sinh yêu vẻ đẹp thiên nhiên

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập HĐ 3. Viết

a. Tô và viết.

* Tô chữ hoa D, Đ.

* Viết: Dương Đông

- Hướng dẫn tô chữ hoa D, Đ - Cho HS mở vở tập viết để tô - Viết từ.

- Hướng dẫn viết từ có chữ mở đầu là chữ hoa D, Đ. Chữ viết thường sau chữ hoa cần viết gần sát chữ hoa.

- Cho HS viết từ Dương Đông vào bảng

- Lắng nghe

- HS đọc cá nhân, đồng thanh từng dòng thơ, có nghỉ hơi ở sau mỗi dòng thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn thơ - 3 đoạn

- Mỗi HS đọc một đoạn thơ, đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.

- HS thi đọc nối tiếp các đoạn thơ giữa các nhóm.

b) Trả lời câu hỏi.

- 2 – 3 HS trả lời. GV chốt ý kiến đúng (khổ 2).

- Mỗi HS chọn những câu thơ mình thích. 2 – 3 HS đọc những câu thơ đã chọn.

- HS làm bài: Chép lại 1 câu thơ em thích trong bài trăng của bé - Lắng nghe

- Tô chữ hoa D, Đ trong Tập viết 1, tập hai.

- Lắng nghe

- Viết bảng, viết vở tập viết

(23)

con, viết vở

- Nhận xét, uốn sửa

b) Viết một câu nói về trăng.

- Hướng dẫn xem tranh

- Cho HS nói con thấy gì trong tranh (Trên trời trăng có ánh sáng màu gì?

Dưới đất cây cối, mặt nước có ánh trăng thì thế nào?)

- Cho HS viết 1 – 2 câu nói về trăng vào vở. M: Ánh trăng sáng quá.

- Nhận xét bài viết của một số bạn Buổi chiều

TIẾT 3 4. Hoạt động vận dụng HĐ 4. Nghe – nói

a) Giới thiệu một bức tranh em vẽ về trăng

- Chọn tranh em vẽ về trăng (hoặc một bức vẽ khác).

- Nói 1 câu về trăng trong tranh.

- Cho HS làm bài tập 3 trong VBT + Nhận xét bài làm của HS

5.Tổng kết

- Hôm nay chúng ta học bài gì?

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 21D Những người bạn bé nhỏ?

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- Nghe - HS trả lời

- HS viết vào vở sau đó đọc lại cho cả lớp nghe

- Viết vào VBT

- HS chọn

- Nhìn tranh nói 1 câu về trăng - HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS hoàn thiện bài trong VBT:

Chú cuội ngồi gốc cây dâ Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời

- Lắng nghe

LUYỆN TIẾNG VIỆT

LUYỆN TUẦN 21: HOẠT ĐỘNG 3+4 I. MỤC TIÊU

- Đọc đúng và đọc trơn từ, câu, đoạn trong bài Họ hàng nhà chim. Chép lại chính xác đoạn thơ. Điền đúng k hoặc c vào chỗ chấm.

(24)

- Học sinh biết hợp tác nhóm, quan sát tranh trình bày và hoàn thành nhiệm vụ học tập

- Giúp học sinh phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, đoàn kết, yêu thương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC Tranh minh họa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: 5p

- Cho HS nghe và hát bài hát - Nhận xét

2. Hoạt động thực hành: 25p Bài 3: Chép lại bài : Họ hàng nhà chim

- Gọi HS đọc mẫu.

Gọi HS đọc nối tiếp dòng thơ.

- YC HS chép lại bài thơ.

- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết và cách cầm bút. Uốn nắn cách viết cho HS.

Bài 4: Viết vào chỗ trống ng hoặc ngh.

- Cho HS quan sát tranh và nêu ND tranh.

- YC HS điền - Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:5p - Gọi HS đọc lại bài đọc.

- Nhận xét giờ học.

- Học sinh thực hiện

- HS đọc - HS chép

- HS thực hiện

Ngày soạn: 25/1/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 1 năm 2021 TIẾNG VIỆT

BÀI 21 D: NHỮNG NGƯỜI BẠN BÉ NHỎ ( Tiết 1+ 2) I. MỤC TIÊU:

- Đọc mở rộng một câu chuyện hoặc bài thơ về thiên nhiên.

- Nghe – viết một đoạn văn. Viết đúng những từ có tiếng chứa vần ai/ay/ây hoặc iu/ưu. Viết 1 – 2 câu về loài chim.

- Nói một vài câu về loài chim.

- Biết bảo vệ loài chim

(25)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:

Tranh ảnh về một số loài chim có ích, 3 – 4 bộ thẻ từ để học ở HĐ2 - Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai Tập viết 1, tập hai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 1

1. Hoạt động khởi động HĐ 1: Nghe – Nói

* Nói những điều em biết về chim chóc - Cho HS nêu yêu cầu

- Hướng dẫn thực hiện yêu cầu + Cho HS quan sát tranh SGK + Cho HS nói

- Chốt nội dung: Chim sâu bắt sâu cho cây, chim gõ kiến bắt kiến phá cây, chim hải âu báo bão cho người đi biển tránh, chim hoạ mi hót hay

Nhận xét – tuyên dương 2. Hoạt động khám phá HĐ 1: Viết

a) Viết 1 – 2 câu về loài chim.

- Hỏi – đáp từng câu hỏi trong SHS VD: Bạn biết chim gì? – Tớ biết chim sẻ/ Bạn nhớ nhất điều gì về chim sẻ? – Chim sẻ bé nhỏ và đáng yêu.

– Cho HS Ghi lại câu trả lời của mình vào vở.

- Nhận xét

TIẾT 2 3. Hoạt động luyện tập HĐ 2. Viết

b) Nghe – viết khổ 3 trong bài thơ Trăng của bé

- GV đọc cả khổ thơ.

- Hướng dẫn viết các chữ hoa + Tìm chữ viết hoa trong bài?

+ Cho HS viết bảng con

- HS đọc yêu cầu

– HS xem tranh ảnh.

– HS nói tên một số loài chim có trong tranh ảnh và nói xem mỗi loài chim đó làm gì có ích cho con người.

- Nêu yêu cầu

- HS hỏi đáp theo cặp - Lắng nghe, nhận xét - Ghi lại vào vở

- Đổi bài cho bạn để phát hiện lỗi và sửa lỗi.

- Nghe - Thức, Vôi.

(26)

+ Đọc cho HS viết

+ Đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

+ Nhận xét bài viết của một số bạn.

c) Tìm đúng từ có vần ưu/in hoặc ai/ay.

- Trò chơi: Chọn đúng từ chứa tiếng có vần đã học.

- GV hướng dẫn chọn mục (1) và cách chơi: Mỗi nhóm có một bộ thẻ từ, đọc từng thẻ từ, tìm thẻ từ viết đúng và đối chiếu xem thẻ đó nói về tranh nào thì dán thẻ dưới tranh đó.

- Cho HS viết các từ ngữ viết đúng trong thẻ từ vào vở.

5.Tổng kết

- Chúng ta đang học bài gì?

- Nhận xét tiết học

- HS luyện bảng

Viết khổ thơ vào vở theo lời GV đọc: nghe từng cụm từ và ghi nhớ, chép lại cụm từ đã ghi nhớ.

Nghe GV đọc lại đoạn văn để soát lỗi và sửa lỗi.

Nghe GV nhận xét bài viết của một số bạn.

- Nêu yêu cầu

- Lắng nghe

- HS thực hiện chơi và bình chọn nhóm thắng cuộc là nhóm dán đúng nhiều tranh và nhanh nhất.

- HS làm vở BT: quả lựu, con cừu, bưu ảnh

- Nêu

- Lắng nghe TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 18: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ VẬT NUÔI ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu và thực hiện được một số việc làm phù hợp để chăm sóc và bảo vệ con vật, thực hiện đối xử tốt nhất với vật nuôi trong nhà.

- Nêu và thực hiện được các việc cần làm để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với động vật.

- Yêu quý, có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật, có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số động vật.

II. CHUẨN BỊ - Hình SGK phóng to

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

(27)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 1

1. Mở đầu: Khởi động

- GV cho HS chơi trò chơi ‘’Truyền tin’’:

- GV chuẩn bị cho một số câu hỏi về động vật và cho vào một túi/ hộp. HS vừa trao tay nhau túi/ hộp đựng câu hỏi.

- Khi GV hô: Dừng! túi/ hộp ở trong tay HS nào thì HS đó chọn một câu hỏi và trả lời.

2. Hoạt động khám phá Hoạt động 1

- GV cho HS quan sát hình trong SGK, thảo luận nhóm để nêu nội dung hình - Gv yêu cầu HS kể được các việc làm chăm sóc và bảo vệ vật nuôi

- GV kết luận: cho ăn, uống; giữ ấm cho động vật vào mùa đông,… và tác dụng của các việc làm đó.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu được các việc làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

Hoạt động 2

-GV cho HS quan sát các hình nhỏ và liên hệ thực tế

- GV yêu cầu HS kể thêm những việc làm để chăm sóc và bảo vệ con vật.

Yêu cầu cần đạt: HS nêu thêm được những việc làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

3. Hoạt động thực hành

- GV cho HS kể tên các việc nên, không nên làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

-GV cho HS chơi trò chơi: chia thành các đội, đội nào kể được nhiều và đúng hơn sẽ thắng.

- GV chuẩn bị các món quà để thưởng cho các đội thắng.

Yêu cầu cần đạt: HS chơi vui vẻ, tự tin

- HS lắng nghe và tham gia trò chơi

- HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài:

Gà trống, mèo con và cún con - 2,3 hs trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- HS quan sát các hình nhỏ và liên hệ thực tế

- HS kể thêm những việc làm để chăm sóc và bảo vệ con vật.

- HS kể tên

- HS chơi trò chơi

- HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS lắng nghe

(28)

kể được các việc nên, không nên làm để chăm sóc và bảo vệ vật nuôi.

4. Đánh giá

- HS yêu quý, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật cũng như thực hiện được các công việc đơn giản để chăm sóc con vật,

5. Hướng dẫn về nhà

-Yêu cầu HS cùng tham gia chăm sóc và bảo vệ con vật ở gia đình và cộng đồng.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

TOÁN

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TỪ 41 ĐẾN 70) I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc các số từ 41 đến 70.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.

- Các thẻ số từ 41 đến 70 và các thẻ chữ: bốn mươi mốt, bốn mươi hai, …, bảy mươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4 – 6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”,

“Nhóm viết số”.

- GV hoặc chủ trò đọc các số từ 1 đến 40.

- Chia nhóm.

- HS tham gia chơi.

(29)

+ Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. + Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc.

+ Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số đã đọc.

- Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.

Lưu ý: GV khai thác những sản phẩm của hs, khai thác thể hiện số bằng những cách khác nhau. VD: Với số

“hai mươi lăm”, có thể có nhiều cách giơ tay nhưng đơn giản nhất là hai HS giơ cả hai bàn tay và hs thứ ba giơ năm ngón tay. Hoạt động cùng nhau giơ tay biểu thị số 25 tạo ra cơ hội gắn kết hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương.

2. HS quan sát tranh

- Em đếm như thế nào?

- Nhận xét.

- Nhận xét. Giới thiệu bài.

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hình thành các số từ 41 đến 70 a. GV hướng dẫn HS thao tác mẫu:

- GV lấy 4 thanh và 6 KLP rời.

- Tương tự với các số 51, 54, 65.

b. HS thao tác đếm, đọc, viết các số từ 41 đến 70.

GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số.

Cả lớp thực hiện đủ các số từ 41 đến 70.

c. HS báo cáo kết quả theo nhóm

- HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói:

“Có 46 khối lập phương”,…Chia sẻ trước lớp và nói cách đếm.

- HS đếm và nói: “Có 46 KLP, bốn mươi sáu viết là 46”.

-HS thực hiện nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số.

- HS báo cáo kết quả theo nhóm. Cả

(30)

GV nhắc HS cách đọc các số chú ý biến âm “mốt”, “tư”, “lăm”. Chẳng hạn:

+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61.

+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64.

+ GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65.

Lưu ý: Với những HS khó khăn khi đếm các số 49, 50 và 59, 60 hay 69, 70, GV có thể hỗ trợ và hướng dẫn HS.

2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- Hướng dẫn cách chơi: HS lấy ra đủ số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu của GV hoặc của bạn.

Chẳng hạn: Lấy ra đủ 23 khối lập phương, lấy thẻ 23 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy.

- Tổ chức chơi.

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- GV nêu yêu cầu.

- HS tự thực hiện.

Bài 2

- GV nêu yêu cầu.

- HS tự thực hiện.

GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 41 đến 70, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ số bất kì đến số đó.

- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã che, chẳng hạn: che các số 50, 60, 70, hoặc 41, 51,

lớp đọc các số từ 41 đến 70.

+ HS đọc + HS đọc + HS đọc

- HS lắng nghe.

- HS lấy ra đủ số khối lập phương theo hướng dẫn.

- Lắng nghe yêu cầu.

HS thực hiện các thao tác:

- Viết các số vào vở. Đọc các số vừa viết.

- Đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có.

- Lắng nghe, yêu cầu.

HS thực hiện các thao tác:

- Đếm, tìm các số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- Đọc các số từ 41 đến 70.

(31)

61 hoặc 45, 50, 60, 65, hoặc 44, 54, 64. Từ đó, nhắc HS chú ý cách đọc

“mười” hay “mươi”, “một” hay “mốt”,

“năm” hay “lăm”, “bốn” hay “tư”. Che các số 39, 40, 49, 50, 59, 60, 69, 70 yêu cầu HS đọc.

D. Hoạt động vận dụng Bài 3

- GV nêu yêu cầu.

- HS tự thực hiện.

- GV nhận xét.

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào?

- HS lắng nghe.

a. Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe: Có bao nhiêu quả dâu tây?

b. Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe các công chúa có bao nhiêu viên ngọc trai?

- Chia sẻ trước lớp. HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

- HS nêu.

- Nhận việc.

Ngày soạn: 26/1/ 2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 29 tháng 1 năm 2021 TOÁN

CÁC SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TỪ 71 ĐẾN 99) I. MỤC TIÊU:

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

- Đếm, đọc các số từ 71 đến 99.

- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.

- Phát triển NL toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.

- Các thẻ số từ 71 đến 99.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Hoạt động khởi động

1. HS chơi trò chơi “Ai nhanh ai

(32)

đúng” như sau:

- Chia lớp thành nhiều nhóm 4 – 6 HS, chỉ rõ: “Nhóm dùng các khối lập phương”, “Nhóm dùng các ngón tay”,

“Nhóm viết số”.

- GV hoặc chủ trò đọc các số từ 41 đến 70. Nhóm dùng các khối lập phương giơ số khối lập phương tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm dùng các ngón tay phải giơ đủ số ngón tay tương ứng với số GV đã đọc. Nhóm viết số dùng các chữ số để viết số đã đọc.

- Sau mỗi lần chơi các nhiệm vụ lại đổi luân phiên giữa các nhóm.

Lưu ý: GV khai thác những sản phẩm của hs, khai thác thể hiện số bằng những cách khác nhau.

2. HS quan sát tranh

- HS quan sát tranh, đếm số lượng khối lập phương có trong tranh và nói:

B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Hình thành các số từ 71 đến 99 a. GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm sao cho mỗi nhóm thực hiện với 5 số. Cả lớp thực hiện đủ các số từ 71 đến 99.

b. Báo cáo kết quả

GV nhắc HS cách đọc các số chú ý biến âm “mốt”, “tư”, “lăm”. Chẳng hạn:

+ GV gắn các thẻ số 11, 21, 31, 41, 51, 61, 71, 81, 91.

+ GV gắn các thẻ số 14, 24, 34, 44, 54, 64, 74, 84, 94.

+ GV gắn các thẻ số 15, 25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95.

2. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”

- Hướng dẫn cách chơi: HS lấy ra đủ

- Chia nhóm.

- HS tham gia chơi.

“Có 46 khối lập phương”,…Chia sẻ trước lớp và nói cách đếm.

- HS thực hiện nhóm 4 hoặc theo nhóm bàn. Tương tự như trên, HS đếm số khối lập phương, đọc số, viết số.

- HS báo cáo kết quả theo nhóm.

- Cả lớp đọc các số từ 71 đến 99.

+ HS đọc + HS đọc + HS đọc

- HS lắng nghe cách chơi.

- HS lấy ra đủ số khối lập phương.

(33)

số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu của GV hoặc của bạn.

Chẳng hạn: Lấy ra đủ 23 khối lập phương, lấy thẻ 23 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy.

- Tổ chức chơi.

- Nhận xét, tuyên dương.

C. Hoạt động thực hành, luyện tập Bài 1

- GV nêu yêu cầu.

- HS tự thực hiện.

Bài 2

- GV nêu yêu cầu.

- HS tự thực hiện.

GV có thể đánh dấu một số bất kì trong các số từ 71 đến 99, yêu cầu HS đếm từ 1 đến số đó hoặc từ số bất kì đến số đó, đếm tiếp, đếm lùi, đếm thêm từ số đó.

- GV có thể che đi một vài số rồi yêu cầu HS chỉ đọc các số đã che, chẳng hạn: che các số 71, 81, 91, hoặc 74, 84, 94 hoặc 69, 70, 79, 80, 89, 90,… yêu cầu HS đọc.

D. Hoạt động vận dụng Bài 3

- GV nêu yêu cầu.

- HS tự thực hiện.

- GV đặt câu hỏi để HS nhận ra khi đếm số lượng có thể đếm bằng nhiều cách khác nhau nhưng trong mỗi tình huống nên lựa chọn cách đếm nào

- Tham gia chơi.

- HS lắng nghe yêu cầu.

- HS thực hiện các thao tác:

- Viết các số vào vở.

- Đổi vở để kiểm tra, tìm lỗi sai và cùng nhau sửa lại nếu có.

- HS lắng nghe yêu cầu.

- HS thực hiện các thao tác:

- Đếm, tìm các số còn thiếu trong tổ ong rồi nói cho bạn nghe kết quả.

- Đọc các số từ 71 đến 99.

- HS lắng nghe yêu cầu.

- Cá nhân HS quan sát tranh, đếm và nói cho bạn nghe số quả chanh, số chiếc ấm.

- Chia sẻ trước lớp.

- HS lắng nghe và nhận xét cách đếm của bạn.

(34)

nhanh, ít sai sót dễ dàng kiểm tra lại.

E. Củng cố, dặn dò

- Bài học hôm nay em biết thêm được điều gì?

- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số đã học được sử dụng trong các tình huống nào?

- HS nêu.

TIẾNG VIỆT

BÀI 21D: NHỮNG NGƯỜI BẠN BÉ NHỎ( Tiết 3) I. MỤC TIÊU:

- Đọc mở rộng một câu chuyện hoặc bài thơ về thiên nhiên.

- Nghe – viết một đoạn văn. Viết đúng những từ có tiếng chứa vần ai/ay/ây hoặc iu/ưu. Viết 1 – 2 câu về loài chim.

- Nói một vài câu về loài chim.

- Biết bảo vệ loài chim II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giáo viên:

Tranh ảnh về một số loài chim có ích (chim bắt sâu, chim gõ kiến, chim hải âu báo bão trên biển, chim cảnh hót hay,…).3 – 4 bộ thẻ từ để học ở HĐ2 (mỗi bộ một màu riêng).

- Học sinh: VBT Tiếng Việt, tập hai Tập viết 1, tập hai.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

HĐ của giáo viên HĐ của học sinh TIẾT 3

1. Khởi động:

- Cho lớp hát bài

2. Tổ chức hoạt động vận dụng.

HĐ 3. Đọc mở rộng

- Hướng dẫn tìm đọc truyện hoặc bài thơ về thiên nhiên (sách do GV giới thiệu ở tủ sách của lớp, thư viện, hoặc do GV chuẩn bị): tên một số truyện, bài thơ trong từng cuốn sách.

- Cho HS đọc

- Nói với bạn hoặc người thân nhân vật hoặc những câu thơ em thích trong bài đọc.

- Nghe

- HS đọc cá nhân - HS nói

(35)

VD: Bài Chú chim sâu cho em biết chim sâu có ích vì nó bắt sâu cho cây).

- Cho HS hoàn thiện bài tập trong VBT - Theo dõi, nhận xét

3 .Tổng kết

- Nhận xét tiết học

- Chuẩn bị bài: 22A Những người bạn bé nhỏ?

-Về nhà đọc lại bài cho mọi người cùng nghe

- HS hoàn thiện bài trong VBT:

- Lắng nghe

___________________________________________

HĐTN

CHỦ ĐỀ 6: TẬP LÀM VIỆC NHÀ, VIỆC TRƯỜNG I. MỤC TIÊU

- HS biết lựa chọn công cụ lao động đơn giản.

- HS biết cách sử dụng một số dụng cụ gia đình một cách an toàn.

- GD HS yêu thích làm công việc nhà, tự hào về bản thân - Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:

+ Năng lực giải quyết vấn đề:

+ Phẩm chất: Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người. Chăm chỉ:

tích cực tham gia vào những hoạt động khác nhau ở nhà, ở trường. Trách nhiệm:

Tham gia các công việc của gia đình vừa sức mình II. CHUẨN BỊ

-GV: tranh ảnh của nhiệm vụ trong SGk trang 56 – 57 + Chậu thau, khăn mặt, quần áo, khăn, chăn mỏng

- HS: SGK, Khăn lau bàn, chổi quét, hình ảnh, video ghi lại công việc mình đã giúp bố mẹ

III. CÁC HOẠT ĐỘN DẠY HỌC:

Hoạt động của Gv Hoạt động của HS

1.Khởi động Gv cho HS hát

2. Rèn luyện kỹ năng và vận dụng mở rộng

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách lau bàn ghế

*Mục tiêu: HS biết cách lựa chọn và thực hiện các thao tác một cách an toàn với công cụ lao động đơn giản. HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề, cảm

- HS hát:

- HS quan sát tranh và TLCH + Chậu, khăn lau, nước

(36)

thấy tự hào về bản thân.

*Cách tiến hành:

- GV: HS quan sát tranh và TLCH:

+ Khi lau bàn ghế em cần chuẩn bị những gì?

+ Nêu các bước lâu bàn ghế?

- Gv nhận xét và tuyên dương HS Hoạt động 2: Thực hành

- Gv hướng dẫn và làm mẫu theo 4 bước lau bàn ghế.

-GV gọi HS lên bảng thực hành từng bước lau bàn ghế

+ Gv quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS.

+GV nhắc nhở HS khi lau bàn ghế chú ý giữ vệ sinh và an toàn khi thực hành -GV hướng dẫn HS trao đổi theo cặp đánh giá mức độ gọn gàng, sạch sẽ theo tiêu chí:

+ Sạch sẽ ( bàn ghế khô ráo, sạch sẽ và mặt sàn bên dưới không bị ngấm nước) + Gọn gàng ( bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn, các dụng cụ được cất đúng vị trí?

- Gv nhận xét, trao đổi:

+ Bạn nào tự nhận thấy bàn ghế của mình gọn gàng, sạch sẽ?

+ Bạn nào nhận thấy bàn ghế của mình sạch sẽ nhưng chưa gọn gàng?

+ Bạn nào nhận thấy bàn ghế của mình gọn gàng nhưng chưa sạch sẽ?

-Gv tổng kết, tuyên dương HS

+ Hoạt động 3: Sắp xếp lại tủ quần áo ngăn nắp.

- Cho HS quan sát tranh, nêu thế nào là tủ quàn áo ngăn lắp.

- YC HS về thực hành tại nhà

+ 4 bước:

bước 1:Chuẩn bị giẻ lau, chậu nước bước 2: Giặt giẻ lau và vắt khô bước 3: Lau bàn trước, lau ghế sau bước 4: Giặt lại giẻ lau cho sạch, vắt khô và tiếp tục lau đến khi bàn, ghế sạch

HS quan sát

- HS thực hành lau bàn ghế theo sự hướng dẫn của Gv.

- HS thực hiện theo cặp đánh giá mức độ gọn gàng.

(37)

3. Tổng kết

-GV dặn HS về nhà thực hành tại nhà phụ giúp bố mẹ một số công việc vừa sức.

- HS về nhà thực hành

SINH HOẠT

HOẠT ĐÔNG TRẢI NGHIỆM SINH HOẠT LỚP TUẦN 21

CHỦ Đ

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem một số hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật và động vật như thế nào.. Chúng

- Kể tên được một số đồ dùng và thức ăn, đồ uống có thể gây ngộ độc nếu không được cất giữ, bảo quản cẩn thận.Nêu được những việc làm để phòng tránh ngộ độc khi

- Làm được một số việc phù hợp để giữ sạch nhà ở (bao gồm cả nhà bếp và nhà vệ

-Nêu được tên, ý nghĩa và các hoạt động của một đến hai sự kiện thường được tổ chức ở trường.. -Xác định được các hoạt động của HS khi

+ Đánh dấu x vào cột Tốt nếu em thực hiện tốt giữ vệ sinh khi tham gia các hoạt động ở trường.. + Đánh dấu x vào cột Chưa tốt nếu em chưa thực hiện tốt giữ vệ

- HS trả lời: Sự tham gia của các bạn học sinh trong Ngày hội Đọc sách qua các hình: tham gia các hoạt động văn nghệ, quyên góp sách, chăm chú đọc sách và

GV: Việc giải quyết các vấn đề trên là trách nhiệm của cả loài người chứ không riêng một quốc gia nào dân tộc nào để hoàn thành sứ mệnh lịch sử này cần có sự hợp tác

Kết luận: Ngoài giờ học, các em cần làm những công việc phù.. hợp để nhà cửa gọn gàng, sạch