• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN 3: QUẢN LÝ TRANG TRẠI

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "PHẦN 3: QUẢN LÝ TRANG TRẠI "

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHẦN 3: QUẢN LÝ TRANG TRẠI

Chương 5: Thiết lập trang trại I. Khái niệm về Quy hoạch trang trại

Quy hoạch trang trại bao gồm các công việc lựa chọn hình thức, mức độ sử dụng tài nguyên trước khi tiến hành các hoạt động sản xuất. Để đạt được mục tiêu tối ưu hoá lợi nhuận, mục tiêu của quy hoạch trang trại là phải tìm ra được hình thức tổ chức phù hợp nhất và sử dụng có hiệu quả nhất các tài nguyên sẵn có và hạn chế cũng như ước tính được lợi nhuận của quá trình sản xuất. Do vậy, trong quy hoạch trang trại, kỹ thuật thường được sử dụng đó là việc phân tích dòng tài chính. Hơn nữa công việc này tồn tại trong suốt quá trình sản xuất.

II. Các bước trong quá trình quy hoạch trang trại 1. Đánh giá các tài sản, tài nguyên

Công việc đầu tiên trong việc quy hoạch trang trại đó là việc đánh giá các tài sản, tài nguyên sẵn có trong trang trại. Chất lượng của quy hoạch trang trại phụ thuộc vào chất lượng việc đánh giá các tài sản, các phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất sau này.

Các tài nguyên, tài sản quan tâm như đất, nước, lao động, khả năng quản lý, vốn và các yếu tố sản xuất cơ bản khác. Vốn sản xuất bao gồm cả các vật liệu, dụng cụ, tiền mặt sẵn có cũng như khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng v.v.

2. Lựa chọn địa điểm

Việc lựa chọn địa điểm phải được tiến hành đầu tiên trong quy hoạch trang trại nghề cá, đặc biệt trong nuôi trồng thuỷ sản. Công việc này liên quan đến rất nhiều nhân tố:

- Địa hình

- Chế độ thuỷ văn - Đặc tính của đất

- Loại hình nuôi, kiểu ao nuôi - Vấn đề sử dụng đất v.v..

III. Các vấn đề quan tâm trong quy hoạch và quản lý trang trại 1. Nguồn số liệu

Phải có đầy đủ các thông tin, số liệu phục vụ cho công việc quy hoạch. Các thông tin, số liệu này có thể thu thập từ các cơ quan chính phủ, các cơ quan quản lý, hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, các trường đại học... Ngoài ra còn có thể tiến hành thu thập số liệu qua việc điều tra, phỏng vấn.

(2)

2. Các văn bản pháp quy, các quy định, chính sách

Ngoài các văn bản, quy định, chính sách của nhà nước và chính phủ liên quan đến phát triển NTTS cần phải có được các thông tin, các chính sách, quy định, điều lệ của địa phương liên quan đến sử dụng đất, các đối tượng nuôi, vấn đề lao động... Tất cả các văn bản hoặc quy định này phải được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi quyết định quy mô và mức độ hoạt động của trang trại.

3. Nhu cầu và khả năng tài chính

Vốn tài chính là yếu tố sản xuất được coi là bị hạn chế nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của một đơn vị sản xuất thuỷ sản. Nhu cầu về vốn của một đơn vị sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào giống loài nuôi, quy mô trang trại, mức độ thâm canh...

Vốn có thể được chia làm 2 loại: Vốn dài hạn và vốn ngắn hạn.

- Vốn dài hạn: Bao gồm chi phí cho việc sử dụng đất đai, ao hồ, tài sản sử dụng lâu dài như máy móc thiết bị...

- Vốn ngắn hạn: Là chi phí vận hành trang trại, mục đích của việc sử dụng vốn này là tạo ra sản phNm thuỷ sản để bán. Vốn ngắn hạn bao gồm chi phí cho việc mua các đầu tư như thức ăn, phân bón, cá tôm giống, điện, nhiên liệu... Hơn nữa, trong một số trường hợp vốn này còn phải kể đến các chi phí cho việc sơ chế sản phNm, tiêu thụ sản phNm.

Quan tâm đến việc tiếp cận đến các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của trang trại.

Việc xác định rõ các nguồn tài chính giúp ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận từ các nguồn khác nhau cũng như tính toán khả năng chi trả vốn, lãi xuất trong và sau quá trình sản xuất.

4. Nguồn nhân lực

Đối với các cơ sở sản xuất vừa và lớn đòi hỏi lực lượng công nhân lành nghề. NTTS là quá trình sinh học phức tạp đòi hỏi lực lượng nhân sự phải có trình độ quản lý thích hợp, đảm bảo phải hiều và quản lý được quá trình vận động cũng như những thay đổi trong quá trình nuôi.

5. Trang thiết bị và cách thức bố trí

Trong quá trình quy hoạch, thiết kế trang trại phải quan tâm đến việc bố trí trang trại như thế nào. Việc bố trí trang trại không chỉ ảnh hưởng đến chi phí cho các trang thiết bị trong trang trại mà còn ảnh hưởng đến chi phí vận hành trang trại.

(3)

Chương 6. Phân tích hiệu quả kinh tế I. Tính toán chi phí sản xuất

1. Chi phí cố định

Là các chi phí cho các tài sản cố định sử dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất. Đây là các chi phí mà nhà sản xuất phải trả kể cả khi hoạt động sản xuất không được diễn ra.

Đa số các tài sản được sử dụng nhiều năm và trong mỗi năm sử dụng người ta phải tính toán khấu hao.

Có 3 cách tính khấu hao khác nhau.

Cách 1: Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng (khấu hao đều cho các năm) (giá mua tài sản – giá trị thanh lý của tài sản sau khi sử dụng) Chi phí khấu hao = ---

số năm sử dụng

Ví dụ: 1 chiếc máy bơm nước có giá 5 triệu đồng, dự định được mua và sử dụng trong vòng 10 năm. Sau 10 năm, máy bơm được bán thanh lý với giá 500.000 đồng. Chi phí khấu hao hàng năm cho máy bơm đó được tính theo phương pháp đường thẳng như sau Chi phí khấu hao = (5.000.000 - 500.000)/10 = 450.000 đồng/năm

Cách 2: Tính khấu hao theo phương pháp giảm dần giá trị

Phương pháp này áp dụng với một tỷ lệ khấu hao nhất định. Theo cách tính này, giá trị khấu hao hàng năm giảm dần khi khi giá trị thực tế của tài sản giảm dần.

Ví dụ: Một chiếc xe tải nhẹ được mua với giá 140.000.000 đồng để vận chuyển vật tư và sản phNm trong nông trại. Giả sử tỷ lệ khấu hao hàng năm của xe là 30% và dự trù xe sẽ được sử dụng trong vòng 15 năm. Lượng chi phí khấu hao hàng năm được tính theo đơn vị một triệu đồng như sau:

Năm Giá trị tài sản Khấu hao hàng năm Giá trị còn lại của tài sản

(1) (2) (3) = (2) * 30% (4) = (2) – (3)

1 140.00 42.00 98.00

2 98.00 29.40 68.60

3 68.60 20.58 48.02

4 48.02 14.41 33.61

5 33.61 10.08 23.53

(4)

6 23.53 7.06 16.47

7 16.47 4.94 11.53

8 11.53 3.46 8.07

9 8.07 2.42 5.65

10 5.65 1.69 3.95

11 3.95 1.19 2.77

12 2.77 0.83 1.94

13 1.94 0.58 1.36

14 1.36 0.41 0.95

15 0.95 0.28 0.66

Cách 3: Tính toán khấu hao theo phương pháp tổng các chữ số năm sử dụng Số năm sử dụng còn lại

Giá trị khấu hao = (giá mua – giá thanh lý) * --- Tổng các chữ số năm sử dụng

Ví dụ: Một doanh nghiệp khác cũng mua chiếc xe tải nhẹ nói trên với giá 140 triệu đồng, nhưng chủ doanh nghiệp dự trù sử dụng trong 10 năm, với giả sử giá thanh lý là 5 triệu đồng. Người chủ doanh nghiệp này sử dụng tính khấu hao theo phương pháp tổng các chữ số năm sử dụng. Chi phí khấu hao hàng năm như sau:

Trước tiên, cộng tất cả các chữ số (1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10) = 55 Năm Giá trị tài sản Khấu hao hàng năm Giá trị còn lại của tài sản

(1) (2) (3) (4) = (2) – (3)

1 140.00 = (140.00 -5)*(10-1)/55

= 24.55

115.45 2 115.45 = (115.45 – 5)*(10-2)/55

= 18.07

97.38

3 97.38 13.44 83.94

4 83.94 10.05 73.90

5 73.90 7.52 66.38

6 66.38 5.58 60.80

7 60.80 4.06 56.74

8 56.74 2.82 53.92

9 53.92 1.78 52.14

10 52.14 0.86 51.28

(5)

2. Chi phí biến đổi

Là các chi phí sử dụng cho các hoạt động diễn ra trong 1 vụ sản xuất.

Ví dụ: Chi phí cho nuôi cá chẽm

Đầu tư Loại đầu tư Số lượng Đơn giá ($) Chi phí ($)

Con giống Cá hương (con) 150,000 4/1000 600

Cá giống (con) 10,000 10/1000 100

Thức ăn Cám (kg) 15,000 0.4 6,000

Cá tạp (kg) 500 1 500

Lao động GĐ ngày 500 5 2,500

Điện KWh 1,000 0,5 500

Lãi suất vốn vay ngắn hạn

500

Thuế thu nhập 500

Tổng 11,200

II. Tổng thu nhập

Tổng thu nhập được xác định bằng tổng giá trị sản phNm của đơn vị sản xuất trong một giai đoạn sản xuất nhất định, bao gồm:

Doanh thu = sản lượng bán * đơn giá

Tiền quy đổi từ lượng sản phNm tiêu thụ gia đình Tiền quy đổi từ lượng sản phNm cho đi

Khấu hao hàng năm ($)

Năm Sử Dụng Tổng số năm

Đường thẳng Giá trị giảm dần

(6)

Tổng thu nhập của trại sản xuất cá chẽm

Số lượng (kg) Đơn giá Giỏ trị

Sản phNm bán 10.000 $5 $50.000

Sản phNm tiêu thụ gia đình

100 $500

Sản phNm cho đi 50 $250

Tổng số 10.150 $50.750

III. Phân tích kinh tế

Dựa vào các số liệu về chi phí và thu nhập, ta tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế Năng suất (hay sản lượng) của một đơn vị đầu tư.

- Năng suất (kg/ha) = sản lượng (kg)/tổng diện tích (ha)

- Năng suất của lao động (kg/ngày công) = sản lượng (kg)/tổng số ngày công - Năng suất của vốn đầu tư (kg/chi phí sản xuất)

= sản lượng (kg)/tổng chi phí sản xuất ($) - Năng suất của thức ăn, phân bón (kg/đơn vị thức ăn, phân bún)

= sản lượng (kg)/tổng thức ăn hay phân bón Ngoài ra, năng suất trên một đơn vị đầu tư cũng được tính theo đơn vị tiền tệ. Đó chính là tổng giá trị sản phNm chia cho tổng số đơn vị đầu tư.

Các chỉ số năng suất này được sử dụng để đánh giá mức độ hoạt động của một đơn vị sản xuất. Hơn nữa, các chỉ số này cũng được sử dụng để đánh giá mối quan hệ của các loại đầu tư với sản phNm.

Lượng và chi phí mỗi loại đầu tư cho một đơn vị sản lượng

- Lao động cần thiết cho một đơn vị sản lượng (giờ, ngày công)

= tổng lao động (giờ, ngày)/tổng số đơn vị sản phNm - Thức ăn, phân bón cần thiết cho một đơn vị sản lượng

= Tổng số đơn vị thức ăn, phân bón/tổng số đơn vị sản lượng - Số vốn cần thiết cho một đơn vị sản lượng

= Tổng chi phí sản xuất/tổng sản lượng

Các chỉ số này được sử dụng để đánh giá mức độ đầu tư cần thiết cho một đơn vị sản lượng. Mặt khác chúng thể hiện mức độ hoạt động của đơn vị sản xuất.

Lượng và chi phí một số đầu tư chính trên 1 đơn vị diện tích

- Chi phí sản xuất ($/ha) = tổng chi phí sản xuất($)/tổng diện tích (ha) - Lao động cần thiết/ha = tổng đơn vị lao động/tổng diện tích (ha)

- Thức ăn, phân bón/ha = tổng đơn vị thức ăn, phân bón/tổng diện tích (ha)

Các chỉ số này thể hiện cường độ hoạt động của đơn vị sản xuất cũng như các khả năng ảnh hưởng của sản xuất đến thức ăn, phân bón, tín dụng, nghề nghiệp...

(7)

Thu nhập ròng (lợi nhuận) = tổng thu nhập - tổng chi phí sản xuất

Thu nhập do lao động và quản lý (không tính đến chi phí lao động, quản lý)

= tổng thu nhập - tổng chi phí sản xuất + chi phí lao động Thu nhập do vốn và quản lý (không tính đến khấu hao tài sản, lãi suất tiền vốn)

= tổng thu nhập - tổng chi phí + khấu hao + lãi suất Tỷ lệ thu nhập trên vốn đầu tư

= thu nhập do vốn và quản lý/tổng vốn đầu tư ban đầu Tỷ lệ lợi nhuận

= lợi nhuận thu được/chi phí sản xuất

Thời gian thu hồi vốn (số năm cần thiết để thu lại số vốn đầu tư ban đầu)

= tổng vốn đầu tư ban đầu/(lợi nhuận + khấu hao) Mức giá hoà vốn (mức giá tại đó thu nhập mang lại vừa đủ trang trải cho tất cả các chi phí)

= tổng chi phí sản xuất/tổng sản phNm

Sản lượng hoà vốn (mức sản lượng tại đó thu nhập mang lại vừa đủ cho việc mua sắm cỏc loại đầu tư)

= tổng chi phí sản xuất/giá sản phNm

Ví dụ: Bảng tổng hợp chi phí, thu nhập của một trang trại nuôi tôm càng xanh ($/0.4ha) (Nguồn: Shang, 1990)

A. Đầu tư ban đầu

Chi phí cho 0.4 ha

thời gian sử dụng

Giá thanh lý khấu hao hàng năm

Xây dựng

Đào ao 4,293 - - -

Ống nhựa PVC 1,587 10 0 159

Làm đường 800 20 0 40

Nhà kho 100 15 0 7

Tổng xây dựng $6,780 Trang thiết bị

Lưới chài 87 3 0 29

Bể chứa 50 10 0 5

Bơm nhỏ 30 10 0 3

Xe đNy 350 7 0 50

Bơm lớn 150 10 0 15

Oxymeter 35 10 0 4

Máy đo pH 8 10 1

Máy làm đá 150 10 0 15

Phương tiện VC 500 10 0 50

Thiết bị khác 75 5 0 15

Tổng thiết bị $1,435

Tổng $8,215 $393

(8)

B. Chi phí sản xuất

Số lượng Chi phí

Chi phí khả biến

Giống 65,000 PL 520

Thức ăn 3,175 kg 889

Lao động thuê 312 công 1,095

Điện 165

Nhiên liệu 81

Chi phí khác 373

Chi phí bất biến

Lương quản lý 146 công 1,000

Thuê đất 708

Bảo trì, bảo dưỡng 286

Lãi suất 525

Khấu hao 393

Thuế 40

Bảo hiểm 232

Tổng chi phí sản xuất $6,307

C. Tổng thu nhập của 0.4ha tôm càng xanh Sản lượng = 907 kg

Giá bán = $8.82/kg

Tổng thu = 907 x 8.82 = $8,000 D. Tính toán các chỉ số kinh tế D.1. Năng suất trên các đơn vị đầu tư

- Đất = 907kg/0.4 = 2,268kg/ha - Lao động = 907kg/146 = 6.21kg/công - Vốn = 907kg/6,307 = 0.14kg/$

- Thức ăn = 907kg/3,175 = 0.29kg/kgtă D.2. Lượng đầu tư, chi phí trên đơn vị sản phm

- Chi phí sản xuất/đơn vị sản phNm = 6,307/907 = $6.95 - Chi phí lao động/đơn vị sản phNm = (1095 + 1000)/907 = $2.31

- Chi phí thức ăn/đơn vị sản phNm = 889/907 = $0.98

- Lao động cần thiết cho 1 đơn vị sản phNm = (219 + 146)/907 = 0.40 công - Lượng thức ăn cần cho 1 đơn vị sản phNm= 3,175/907 = 3.5kg D.3. Thu nhập ròng (lợi nhuận) = $8,000 - $6,307 = $1,693 D.4. Thu nhập do lao động quản lý = $1,693 + $1,000 = $2,693 D.5. Thu nhập do vốn = $1,693 + $1,285 + $393 = $3,367 D.6. Tỷ lệ thu nhập/vốn đầu tư = 3,367/8,215 = 41%

D.7. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phớ sản xuất = 1,693/6,307 = 0.27 (27%)

(9)

D.8. Thời gian hoàn vốn = 8,215/(1,693+393) = 3.94 năm

D.9. Giá hoà vốn = $6,307/907 = $6.95

D.10. Sản lượng hoà vốn = $6.307/8.82 = 715kg Bài tập:

1. Theo kết quả điều tra thực tế trong luận văn tốt nghiệp khóa 2003-2007, một tác giả tổng kết hiệu quả kinh tế của việc nuôi cá rô đồng trên một đơn vị diện tích (ha) như sau:

Hạng mục Giá trị (1000 đồng) Tổng chi phí 513.000

Vôi 629

Phân hữu cơ 815

Phân vô cơ 158

Thuốc 1860

Công lao động 8328

Con giống 66.000

Thức ăn 436.884

Tổng thu nhập 595.000

Lợi nhuận 80.720

Hiệu quả đồng vốn 1,16 Năng suất (kg) 29.000

Giá thành 20.5

Hãy chỉ ra những thiếu sót trong bảng tính toán hiệu quả kinh tế trên. Bảng tính trên cần phải bổ sung những ‘hạng mục’ nào để chính xác hơn. Định nghĩa và giải thích ý nghĩa của những bổ sung đó.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chất lượng nước hồ An Dương trong mùa mưa tốt hơn so với mùa khô, thể hiện thông qua chỉ số WQI mùa mưa tốt hơn so với mùa khô ở tất cả các vị trí lấy mẫu. Trong khi đó,

Tác giả đã thiết kế một hệ thống theo dõi bảng năng lượng mặt trời dựa trên vi điều khiển và quan sát thấy rằng bộ solar tracking trục đơn tăng hiệu suất lên

Qua đây ta thấy, nhóm chỉ số KPI nguồn nhân lực hay KPI trong hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực là những chỉ số được xây dựng nhằm đánh giá được hiệu quả, sự phát

Trong thời gian qua, Công ty Cổ phần đầu tư địa ốc Thắng Lợi Miền Trung đã được khách hàng đánh giá là một trong những doanh nghiệp cung cấp cho thị trường bất

Với Chùm nho phẫn nộ, Steinbeck đã tiếp biến các huyền thoại Kitô giáo để tạo sinh một ngụ ngôn hiện đại; tích hợp thể loại phi hư cấu và hư cấu để đa bội hóa

đến 16,1% bệnh nhân tham gia nghiên cứu ở mức độ bệnh không hoạt động theo thang điểm DAS28CRP nhưng vẫn có tình trạng tăng sinh mạch máu màng hoạt dịch phát hiện

thẻ điểm cân bằng còn cung cấp các nguồn thông tin phản hồi ngược từ dưới lên ban lãnh đạo tạo điều kiện cập nhật thông tin liên tục trong công việc thực thi chiến lược

Hiện nay, các thiết bị điều khiển vận hành xa, các thiết bị cảnh báo sự cố ngày càng được áp dụng rộng rãi trong hệ thống phân phối điện nhằm nâng cao độ tin cậy